- Vốn chủ sở hữu thực có
CÁC KHOẢN CHI PHÍ DỰ PHÒNG
3.2.1 Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trên
hành những văn bản quy phạm pháp luật trên
Mặc dù những văn bản pháp luật trên liên quan đến chế độ kế toán đã được Bộ Tài Chính sửa đổi , bổ sung liên tục. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu xót vẫn tiếp tục cần điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Một số kiến nghị hoàn thiện dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thứ nhất, vấn đề xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
Để khắc phục nhược điểm đó thông tư cần có sự giải thích, qui định rõ ràng cụ thể hơn về vấn đề này .
Riêng em nghĩ, chúng ta nên trích lập thêm hay hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa khoản dự phòng cần trích lập ở cuối kỳ kế toán năm nay với số dư khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết . Khi đó việc xử lý tổn thất thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 159
Có TK : 151,152,…,156
Với cách xử lý như trên thì giá trị tổn thất thực tế phát sinh do hàng tồn kho bị giảm giá đã được tính đến và các khảon tổn thất thực tế này cũng được bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho . Vì thế nó tạo điều kiện thuân lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc theo dõi, sử dụng nguồn dự phòng .
Thứ hai, điều kiện lập dự phòng đối với nguyên vật liệu, cộng cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất sản phẩm nên thống nhất theo chuẩn mực kế toán nghĩa là khi sản phẩm bị bàn thấp hơn giá thành sản xuất thì thực hiện trích lập dự phòng cho số nguyên vật liệu tồn kho bị giảm giá có tham gia cấu thành sản phẩm ấy .
Thứ ba, đối với mức lập dự phòng phải thu khó đòi
Em nghĩ, có lẽ không nên khống chế mức dự phòng ở mức tối đa bằng 20 % tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Đứng trên phương diện lí luận, nếu đã cho rằng dự phòng là việc xác nhận trước về một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, thế thì khoản tônr thất này phải phụ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra chứ không thể phụ thuộc vào mức khồng chế 20 % . Hơn nữa, trên thực tế qui định này có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phân loại công nợ, lựa chon, quyết định mức lập dự phòng .
Thứ tư,về chi phí dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho . Theo em nên xác định chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho vào nội dung của chi phí hoạt động khác, không nên tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán như một khoản chi phí thường xuyên .
Thứ năm, Bộ Tài chính nên có qui định cụ thể hơn về nội dung của tài khoản dự phòng 139, 159 cho phù hợp với những qui định mới của chế độ hiện nay, đồng thời có thêm một tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo
dõi riêng nguồn vốn dự phòng tổn thất tài sản, thuận tiện cho việc theo dõi quản lý nguồn dự phòng .