Bảng 2.18: Phân tích nợ quá hạn tín dụng XNK

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 - 30)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ TD XNK 657 834 1.215 2.089

Nợ quá hạn TD XNK 0 0 9,83 10,46

Nợ quá hạn TD XNK/ Tổng dư nợ TD XNK

0% 0% 0,81% 0,5%

Bảng số liệu trên phản ánh tình hình nợ quá hạn của các khoản cho vay XNK của CN so với tổng dư nợ tín dụng XNK. Đây là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng tín dụng, dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay XNK của NHTM. Qua bảng số liệu có thể thấy, tỷ lệ của nợ quá hạn tín dụng XNK so với tổng dư nợ tín dụng XNK là rất thấp. Trong đó, năm 2006 và năm 2007, hoạt động tín dụng XNK không phát sinh nợ quá hạn, và tỷ lệ này là 0%. Có thể nói chất lượng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của CN là rất tốt.

Năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động XNK của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến một số doanh nghiệp đã không trả được nợ đúng hạn. Do vây, nợ quá hạn tín dụng XNK phát sinh năm 2008 là 9,83 tỷ đồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ. Cuối năm 2009, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp XNK kinh doanh có hiệu quả hơn, những doanh nghiệp có nợ quá hạn cũng đã thanh toán các khoản nợ này, nên tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,5% tổng dư nợ tín dụng XNK. Tuy những khoản nợ quá hạn trên chủ yếu là những khoản nợ xin gia hạn chứ không phải là nợ xấu khó đòi nhưng CN cũng cần có sự giám sát chặt chẽ và có biện pháp thu hồi để tránh rủi ro có thể xảy ra.

Qua phân tích chỉ tiêu về nợ quá hạn của tín dụng XNK có thể nhận thấy, chất lượng tín dụng tài trợ XNK tại CN là tốt. Điều đó chứng tỏ quy trình tín dụng của CN là hợp lý, việc quản lý tín dụng của CN là tốt.

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh TP Hà Nội 2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua những phân tích ở trên về tình hình hoạt động tín dụng tài trợ XNK có thể thấy những kết quả mà CN đạt được:

- Quy mô của hoạt động tín dụng tài trợ XNK ngày càng được mở rộng.

Hoạt động tín dụng XNK có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay XNK, dư nợ cho vay XNK. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ cho vay XNK cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng nói chung. Tỷ trọng dư nợ tín dụng tài trợ XNK trong tổng dư nợ tín dụng tăng dần.

Hoạt động tín dụng XNK của CN chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp NK, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay NK tăng dần qua các năm, tuy nhiên hoạt động cho vay XK đã có sự tăng trưởng khá cao trong năm 2009.

Bên cạnh sự tăng trưởng về hoạt động cho vay XNK thì hoạt động bảo lãnh XNK của CN cũng đang ngày càng được mở rộng, doanh số bảo lãnh tăng cả về số tuyệt đối và tương đối.

Chứng tỏ, CN đã chú trọng tới đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK, nâng dần tỷ trọng của hoạt động tín dụng XNK trong hoạt động tín dụng chung của CN.

- Cùng với nỗ lực tăng dư nợ tín dụng tài trợ XNK, mở rộng quy mô hoạt động thì việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng là vấn đề được CN hết sức quan tâm. Các khoản tín dụng tài trợ XNK của CN hầu hết có chất lượng tốt, dư nợ quá hạn của tín dụng XNK rất thấp, không có nợ xấu.

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK cao, thu nhập lớn hơn chi phí đã bỏ ra nên hoạt động tín dụng tài trợ XNK luôn mang lại lợi nhuận khá cho CN.

- CN luôn đi tiên phong trong việc triển khai thực hiện các sản phẩm, chương trình tài trợ XNK của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đặc biệt, trong khoảng thời gian xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp XNK gặp rất nhiều khó khăn, CN đã kịp thời triển khai những gói giải pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp XNK, đáp ứng nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp XNK.

- CN đã có những chiến lược phát triển đúng đắn hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ XNK nói riêng, không chỉ tập trung cho vay XNK với doanh nghiệp quốc doanh như trước, mà mở rộng cho vay XNK với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. CN chú trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng, và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng XNK bằng các biện pháp như: tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cho vay có TSĐB.

Có thể nói, mặc dù những năm qua nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh gay gắt nhưng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của CN vẫn được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng, đem lại hiệu quả khá cao. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK đã đóng góp không nhỏ vào hoạt động tín dụng chung của CN.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại CN vẫn còn những hạn chế:

Thứ nhất, quy mô của hoạt động tín dụng tài trợ XNK còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong hoạt động tín dụng nói chung.

Dù quy mô của hoạt động tín dụng tài trợ XNK đang ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay XNK và dư nợ cho vay XNK tăng nhanh qua các năm nhưng so với quy mô của hoạt động tín dụng nói chung vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm lực của CN.

Thứ hai, nguồn thu ngoại tệ của CN còn khá hạn chế.

Do CN chủ yếu tài trợ cho hoạt động NK, hoạt động tài trợ XK vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi tài trợ XK đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng. Đó là vì các

doanh nghiệp XK khi thực hiện hoạt động XK hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài, sẽ thu về ngoại tệ và bán cho ngoại tệ cho ngân hàng.

Thứ ba, nguồn vốn huy động của CN vẫn còn thiếu ổn định. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng dễ tạo ra áp lực cho CN trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ XNK nói riêng.

Thứ tư, các hình thức tín dụng tài trợ XNK được thực hiện tại CN vẫn chưa phong phú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động tín dụng tài trợ XNK mới chỉ thực hiện theo hình thức cho vay theo phương thức thanh toán L/C và nhờ thu, trong đó chủ yếu là cho vay theo phương thức thanh toán L/C.

Các hình thức thực hiện trong bảo lãnh XNK vẫn còn đơn điệu, chưa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng. Bảo lãnh XNK chủ yếu được thực hiện đối với các doanh nghiệp XK.

Những hình thức tín dụng tài trợ XNK khác như bao thanh toán Factoring, chiết khấu nợ dài hạn Forfaiting vẫn chưa được triển khai thực hiện tại CN.

Thứ năm, rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK

Dù tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng tài trợ XNK là thấp nhưng vẫn cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng chung của CN. Trong năm 2006 và năm 2007, CN đã thực hiện quản lý tín dụng tài trợ XNK rất tốt, không để xảy ra nợ quá hạn. Tuy nhiên, đến năm 2008 và năm 2009, với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng XNK rất nhanh thì CN đã phát sinh nợ quá hạn, tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động tín dụng tài trợ XNK.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế của hoạt động tín dụng tài trợ XNK của CN xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 - 30)