Chi phí của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà công ty đạt được. Nếu chi phí quá cao vượt qua mức tính toán của công ty sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, Qua phân tích giá vốn hàng bán và các chi phí ta thây các khoản chi phí đều tăng qua các năm. Vì vậy việc giảm chi phí là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh.
3. 2. 4. 1. Giảm chi phí nguyên vật liệu
Giá vốn hàng bán của công ty tăng chậm hơn so với doanh thu nhưng mức tăng về chi phí này vẫn ở mức cao. Việc tăng chi phí nguyên vật liệu do các nguyên nhân sau:
Do khâu quản lý: Trong quá trình sản xuất kinh doanh mỗi nguyên liệu đều được tính toán với tỷ lệ hợp lý để phù hợp với kết cấu công trình. Nhưng các nhà quản lý, kỹ sư của công ty nếu không thường xuyên kiểm tra và giám sát sẽ có hiện tượng các tỷ lệ nguyên vật liệu không đúng như tính toán ban đầu. Nếu có hiện tượng nhần lẫn ừ nguyên liệu rẻ sang một nguyên liệu đắt thì công ty rất dễ bị tổn thất lớn.
Do khâu mua nguyên vật liệu: Mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất là một công việc khó khăn vì không phải thành phần nào cũng có sãn ở Việt Nam và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các khâu vận chuyển, thuế nhập khẩu làm cho giá thành của nguyên vật liệu tăng lên đáng kể. Ngoài ra khi kiểm tra hàng hóa nếu không kỹ sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nguyên vật liệu bị hao hụt hoặc chất lượng không cao. Vì vậy dể giảm chi phí nguyên vật liệu khóa luận xin đề xuất một số giải pháp như sau:
- Các nhà quản lý luôn luôn phải kiểm tra, nhắc nhở công nhân áp dụng đúng quy trình sản xuất, tỷ lệ chuẩn của nguyên vật liệu đồng thời đưa ra các quy chế thưởng phạt rõ ràng khi có những hành vi gian lận sai trái trong công việc.
- Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các nguồn cung cấp nguyên vật liệu để chọn lựa được một nhà cung cấp uy tín cả về giá cả và sản lượng ký kết trong hợp đồng. Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong ngành xây dựng để giúp cung cấp đủ chỉ tiêu và kịp tiến độ các công trình xây dựng.
- Doanh nghiệp cần có những kiến nghị với nhà nước trong việc giảm thuế nhập khẩu các loại nguyên vật liệu xây dựng để khuyến khích, vực lại ngành xây dựng sau một thời gian dài bị đóng băng, trì trệ đồng thời giúp công ty có động lực phát triển và giảm được một phần chi phí đáng kể từ thuế nhập khẩu.
3. 2. 4. 2. Giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Trong 3 năm qua ta thấy tốc độ tăng của chi phí là tương đối lớn. Tuy nhiên đẻ đưa ra một định mức hợp lý cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là điều rất khó khăn. Cho nên để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, doanh nghiệp phải thực hiện tiết kiệm chi phí điện nước, xăng dầu, thiết bị đồ dùng… đưa ra mức tiêu dùng hợp lý tránh sử dụng lãng phí.
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện nước, điện thoại... Tuy không phải là chi phí trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng cũng cần đưa ra một định mức hợp lý để tránh gây lãng phí.
Doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức của người lao động trong việc sử dụng các thiết bị phương tiện: hạn chế sử dụng các thiết bị điện nước không cần thiết, tắt khi hết giờ làm việc, đối với vật liệu, dụng cụ đồ dùng văn phòng: đưa ra định mức sử dụng, khai thác tìm nguồn để mua với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó công ty nên thay đổi cách thức chi trả tiền điện thoại cho các phòng ban, thay vì dùng hết bao nhiêu doanh nghiệp trả bấy nhiêu thì công ty sẽ quy định hàng tháng mỗi phòng ban được sử dụng
tối đa bao nhiêu tiền, nếu vượt quá mức quy định mỗi phòng sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Ngoài ra các nhân viên liên quan tới hoạt động mua bán bên ngoài sẽ được công ty hỗ trợ hàng tháng, các khoản chi bằng tiền như: tiếp khách, hội họp, liên hoan… cần được công khai minh bạch, có hóa đơn giáy tờ hợp lý tránh tình trạng chi thừa gây lãng phí.