Cái tôi tự thân "không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác"

Một phần của tài liệu KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH (Trang 31)

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1. Cái tôi tự thân "không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác"

Vi Thùy Linh đã lấy thơ để thể hiện chính mình. Cô đã viết rất nhiều bài thơ về mình: Tôi, Những người sinh tháng Tư, Một mình tháng Tư, Chân dung,

Sinh ngày 4 tháng 4, Hai miền hoa Thùy Linh, Linh… Có thể thấy rằng trong

những bài thơ đó cái tôi tự hiện rất mạnh mẽ, quyết liệt và cũng hiếm thấy trên thi đàn. Rất nhiều lần cô trực tiếp xưng tên mình ra: Linh (Linh), Thùy Linh

(Thánh giá), nàng Vi (Lá thư và ổ khóa), họ Vi, Linh thị (Song mã)… Đôi lúc Vi Thùy Linh cũng trăn trở, nhưng hầu như những câu thơ cô viết về mình đều là những lời khẳng định, khẳng định một cái tôi bản thể:

“Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tôi sinh nở Là cơn gió của đại ngàn Cha…

Khi bị gọi nhầm tên, Tôi không nói gì (...)

Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi “Hãy để con tự đi”

Độc mã

Quyết làm những gì mình muốn ………

Tôi là tôi

Một bản thể đầy mâu thuẫn!

Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười Bất cứ khi nào, trên sân khấu cuộc đời

Tôi vẫn là diễn viên tồi

Bởi tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác”

(Tôi)

Cái tôi của Vi Thùy Linh khi đọc lên khiến người ta dễ nhầm tưởng cô tự ti, khép kín. Cô như một con ngựa bất kham phản ứng một cách yên lặng nhưng quyết liệt trước sự nhầm lẫn của người đời: “không nói gì”, “bỏ đi”, “âm thầm khóc”… Thực chất chị là một cô gái đầy cá tính, bản lĩnh và độc lập. Cô sinh ra đã có khuôn mặt riêng, tiếng nói riêng. Cô sống đúng như những gì mình có. Nghĩ theo cách của riêng mình, rồi cất lên tiếng nói cũng của chính mình. Tất cả đều hồn nhiên và giản dị “không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác”.

Cá tính và tài năng trong thơ của Vi Thùy Linh rất khó tách bạch ranh giới. Nói Vi Thùy Linh ngông thì cũng chưa đến mức, bởi cái tôi của cô mạnh mẽ, quyết liệt thật đấy nhưng không hề thách thức. Quyết sống theo ý mình

nhưng đó không phải là cái tôi trụy lạc, tiêu cực mà là cái tôi cá tính, cái tôi bản lĩnh vững vàng. Cô khác người chỉ vì cô muốn khẳng định mình, muốn mình là mình mà thôi. Với Linh đã sống là phải ra sống, không làng nhàng, không nhợt nhạt, không nửa vời, không uể oải, không chán chường, không cầm chừng:

“Đập nát sự đơn điệu, khuôn khổ cũ kĩ, nhàm chán và cam chịu

Em tự làm mất đối xứng bằng em”

Tự ý thức về mình, cô đã tạo cho mình một lối sống riêng. Trong không gian ấy chỉ có cô với sự tồn tại của một cái tôi rất độc lập. Cái tôi Vi Thùy Linh dám bày tỏ một cách trực tiếp, thẳng thắn những tâm tư, tình cảm của mình:

“Em

Sống hết mình từ tế bào nhỏ nhất Yêu dữ dội bằng sức mạnh phái yếu Lại khóc vì sắp khô nước mắt”

(Những câu thơ mang vị mặn)

Điều đó thật quan trọng, nó xóa sổ những thương vay khóc mướn, những vui buồn giả tạo, dễ dãi trong thơ trước đây. Chị đã bộc lộ một cái tôi thường nhật và giản dị của chính mình, do mình.

Có lẽ, chỉ có Thuỳ Linh mới lớn tiếng phê phán những phát minh khoa học nhân bản vô tính, công nghệ tin học, bởi cô luôn hướng về các giá trị nhân văn, con người:

“Tôi căm ghét ngày 15 tháng 7 năm 1996, cả loài người kinh ngạc khi cừu Dolly ra đời

Gã Wilmut người Scotland chẳng có gì phải tự hào vì công trình của mình đến thế

Không ai ngăn cản ý đồ nhân rộng kiểu sinh sản phản nhân văn? Thật nực cười những kẻ ngộ nhận sinh sản vô tính là thành tựu của tiến hóa(!)”

(Thế giới hiện hữu)

Đối với toàn thế giới sự kiện ngày 15 tháng 7 năm 1966 được coi là cột mốc phát triển thần thánh khi điều tưởng chừng không thể “nhân bản vô tính” đã thành sự thực. Giới khoa học biểu dương, tán tụng coi đó là thành quả vĩ đại nhất trong việc nghiên cứu, thử nghiệm tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trước hết là động vật, sau đó có thể nhân rộng ra cả loài người. Việc một sinh linh bé nhỏ chào đời với họ dường như không còn thiêng liêng nữa mà họ nuôi mộng sinh ra những cỗ máy “người”. Và Vi Thuỳ Linh cực lực phản đối hành động mà cô cho

là “kiểu sinh sản phản nhân văn” đó. Cô không chạy theo số đông mà tách mình ra, giữ cho mình suy nghĩ, nhận thức về những cái đậm chất “người”. Với cô:

“Không gì đẹp bằng con người

Khi tình yêu giúp họ vượt qua mọi ngăn trở

Tôi mãi run rẩy tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp của thân thể khi thoát khỏi sự áp đặt của mẫu mốt, xuất hiện nguyên khôi như tạo hóa sinh ra, trong không gian tình yêu

Không có gì kỳ diệu bằng việc tạo thành CON NGƯỜI Cuộc sống bắt đầu bằng việc phôi thai những đứa trẻ”

(Thế giới hiện hữu)

Cô dám chịu trách nhiệm, công khai thừa nhận những mất mát đau khổ, kể cả những điều trước đây kiêng kị không dám nói:

“Đi tìm Anh, tìm đi tìm lại quen cả hơi tàu

Làm sao một đêm em không có được, không thể nào có được Một giấc bình yên cơn mơ sinh sôi?

………..

Âm du dương bọc lấy vết bi ai

Buổi tối trầm thinh chúng ta gặp nhau, vẻ đẹp chưa ai thấy Anh bế em vừa tắm sông Hằng trở về ngôi báu

Đôi bàn tay quấy lòng hồ trinh tĩnh Neo em vào Anh”

(Teressa)

Cái tôi ở đây là sự hóa thân chứ không phải bản thể thực tế, nó mạnh mẽ vì chị dám sống và thể hiện thái độ sống. Nếu Phan Thị Thanh Nhàn chỉ: “Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm”, thì Thuỳ Linh thay vì nấp ngoài cửa sẽ đến thẳng bên người con trai và nói: “Em yêu Anh và em sẽ chờ Anh về”. Khi đã đứng vững trên cái tôi cá nhân thì tất cả những gì là của con người, những tình cảm sâu sắc nhất, kín đáo nhất, huyền bí nhất và kể cả những lo lắng thường nhật, những uẩn khúc rắc rối đều không xa lạ với sự sáng tạo.

2.2.2. Cái tôi khao khát bộc lộ nhu cầu sống tự nhiên

Tình yêu là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tập thơ của Vi Thùy Linh. Thơ của cô đa số là những cảm xúc yêu đương cháy bỏng, khi thì da diết mong chờ, khi thì đón nhận vồ vập… Cả hai tập thơ “Khát - Linh” là sự kế tiếp một hành trình bền bỉ và tự tin: Hành trình yêu. Như thể không yêu dù chỉ một giây, một phút với Linh sẽ là ngày tận thế.

Cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh là cái tôi dồi dào cảm hứng lãng mạn. Một cái tôi lúc nào cũng đòi yêu và đòi được yêu. Phía nào cũng phải hết mình. Bên nào cũng phải tận lực. Đó chính là thời điểm bản ngã được giải phóng tối đa:

“Khỏa thân trong chăn

Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần anh gối lên đùi

Mình ôm lấy Anh ôm mình Biết sự bình yên của mặt đất”

(Chân dung)

Tình yêu là phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại bởi đó là nguyên nhân sinh ra thế giới. Nơi ấy cho ta hạnh phúc đến sôi trào, mãnh liệt: “Em uống Anh - ly rượu mạnh”. Nơi ấy cũng là nơi ta tìm thấy sự bình yên tuyệt đối: “Trên ngực Anh em an lành”. Tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh mang nhiều màu sắc và cung bậc khác nhau. Nó không chỉ nằm im trên từng trang giấy. Nó cựa quậy, bung toả, tràn căng nhựa sống.

Ai cũng biết rằng trong tình yêu vừa có sự cao khiết về tinh thần, vừa mang màu sắc trần thế. Nhưng ít ai thừa nhận cái phần trần thế kia, có khi ngược lại còn cho nó là dung tục. Một triết gia Đức có nói: “Chạm tới cơ thể là chạm tới bầu trời”. Bởi thế biểu hiện tình yêu trong thơ cô là tính dục và coi tính dục là một đối tượng thẩm mỹ như cô cũng đâu có gì sai. Chỉ có cái tôi với khát vọng mãnh liệt, tột cùng trong tình yêu mới có thể bộc lộ phần bản ngã đầy nhục cảm đến như vậy:

“Trên lưng Anh

Bơi mải miết ngón tay em dài trắng Môi em trườn đêm căng

Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt…

Cho em nắng óng cất từ màu da Anh

Cho em tiếng cười từ khóe môi rộng lượng của Anh Cho em ngủ ngon trong vòng ôm định phận của Anh”

(Cất giấu)

hay như:

“Đẹp biết bao phút giây Anh ôm em nghẹn ngào, cả hai cùng yên lặng Im lặng mọc mầm trên da niềm niềm trinh bạch

Im lặng cho tình yêu sâu thẳm dồn dập xuyên mùa Chiếc giường là dải thiên hà trắng, bao nhiêu ánh sáng bao nhiêu mùi hương bao nhiêu luồng bay

Em yên trong tay Anh, gối đầu lên ngực

Âm nhạc nâng đôi ta bay, trái tim Anh nâng em lên truyền vào em muôn mạch nguồn rạo rực

những mạch máu hòa vào nhau ham hở

Nằm nghe căn phòng vũ trụ nóng theo nhịp thở Tâm hồn giao linh thanh xuân vô độ”

(Trên ngực Anh)

Dễ nhận thấy đây là những câu thơ màu sắc sex khá đậm. Nhưng đó cũng là những câu thơ đẹp thanh thoát và giàu sức gợi cảm vì ngôn ngữ thân xác gắn chặt với nhịp thơ của tình yêu. Cảm xúc thăng hoa về tình yêu rất thật và rất hay. Nó chân thật và không thô tục. Mạch thơ khoáng đạt, tràn đầy cảm xúc yêu đương đến tận cùng. Phải dám yêu, dám sống mãnh liệt như Vi Thùy Linh mới có thể làm được như thế.

Nếu nghĩ đến sự nổi loạn trong thơ, Vi Thùy Linh đã phần nào nối tiếp được nguồn nhựa sống phong phú, mãnh liệt từ những trang thơ của Hồ Xuân Hương và văn hóa phương Tây. "Bà chúa thơ Nôm" họ Hồ với cảm hứng giải phóng đời sống tình cảm, thể hiện cái đẹp và sức sống tự nhiên của đời sống con người đã “dám” đi ngược lại những điều được xem như là thuần phong mỹ tục, là sự giáo hóa đạo đức. Bà coi thân thể con người giống như là tự nhiên. Và “quyền” miêu tả nó trong văn chương cũng là một quyền năng tự nhiên:

“Trời đất sinh ra đá một chòm Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn” (Hang Cắc Cớ)

Hay như sự miêu tả hóm hỉnh, sâu xa gợi nhiều liên tưởng thú vị về vẻ đẹp phồn thực của người thiếu nữ tươi trẻ:

“Lược trúc chải cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm Một lạch Đào nguyên suối chửa thông”

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Hoặc chỉ là một trò chơi dân gian thôi nhưng lại chứa đựng cái trách móc ngầm của người phụ nữ:

“Trai du gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng (...)

Chơi xuân có biết xuân chăng tá? Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”

(Chơi đu)

Trải qua nhiều thời kì phát triển, văn học lấy con người và cuộc đời làm trung tâm, cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận hưởng mọi lạc thú của cuộc sống. Có điều, nếu như ở các thời kỳ trước là cái tôi gián tiếp, hay nói cách khác các tác giả chủ yếu đứng từ bên ngoài để miêu tả, ẩn giấu kín đáo mong muốn, khát vọng, thì trong thời đại số hóa và hội nhập toàn cầu, Vi Thuỳ Linh cũng như những người cầm bút thời hậu hiện đại được hưởng một không gian sáng tạo cởi mở hơn nhiều. Họ được phép nói lên những suy nghĩ cá nhân, được tự do bày tỏ nhưng khao khát thầm kín nhất của chính mình. Thời đại và bản lĩnh, tận lực vì nghệ thuật đã giúp chị tạo được phong cách mang dấu ấn độc đáo. Chị dám đề cập đến vấn đề tính dục và coi nó như một đối tượng thẩm mỹ, một nguồn cảm hứng không vơi cạn:

“Liên tục từ em

Những ký hiệu, màu sắc âm thanh

Khuếch tán mọi con đường thơm của thế gian Dành cho Anh một hành tinh non tơ

Tình yêu - như uyên ương khỏa thân mưa Thân cuốn thân tranh lụa trắng”

Nhà thơ coi niềm khát yêu như một phương diện biểu đạt sức sống: “Muốn thêm một đêm Anh trồng em

Muốn thêm nhiều đêm Anh trồng em Hối hả sống hình dung ngây ngất Em thèm được sinh sôi như đất Em thèm thở bằng hơi thở Anh…”

Yêu chính là nhịp mạnh, là năng lượng cơ bản trong thơ Thuỳ Linh. Nó chuyển động với nhịp điệu hối hả, nó hiện hữu như hơi thở hàng ngày: “Trên ngực Anh em thở - Trên ngực nhau ta thở” (Trên ngực Anh). Nó đạt tới đỉnh cao hàm chứa sự sinh sôi:

“Khu vườn lắng lại chỉ còn Anh và em Khởi đầu phận sự thiêng liêng

Những cặp chân khóa chặt nhau khước từ chân lí!”

(Sư tử buồn)

“Chân lí” bị khước từ ở đây là những con mắt đạo đức giả, những rao giảng tín điều nhàm chán, cũ rích, những sự bất lực, những chân lí lỗi thời. Hơn tất cả, họ Vi đã có Anh, có tình yêu của Anh: “Tình yêu Anh khởi động lại thế giới”. Thế là đủ để cho cô hát ca và hoan lạc. Đâu có riêng gì cô mới tự coi mình

là tín đồ của tình yêu, đàn chị của cô - nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng hết sức mãnh liệt:

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng)

Hai chữ “ngàn năm” trong con sóng của Xuân Quỳnh đã đẩy khát vọng hòa nhập thành bất tử. Tuy nhiên, thuộc thế hệ 8X, những dòng cảm hứng trong thơ Thuỳ Linh tuôn trào với cường độ mạnh hơn nhiều. Thơ chị khỏe khoắn và mang âm hưởng nữ quyền. Vi Thùy Linh muốn truyền đến độc giả ý tưởng nghệ thuật đẹp: tình yêu luôn có khả năng sinh tạo những chân lí mới.

Trong cảm quan của nhà thơ, người có thể “đẩy bạt bóng tối”, có thể “ru em” và “sưởi ấm tâm hồn em” chỉ là Anh. Có tình yêu của Anh, thế giới của cô trở thành thế giới của hát ca, vĩnh cửu và hoan lạc: “Tình yêu Anh khởi động lại

thế giới” (Nơi ánh sáng). Bởi thế, người tình “Anh” trong thơ cô bao giờ cũng

xuất hiện dưới dạng viết hoa. Đây là một thái độ biệt nhỡn, một hình thức thờ phụng tình yêu. Và lời khẩn thiết của người tình nữ muốn và đòi được nhận:

“Tất cả em ngày về, Anh hãy nhận

Thể xác và linh hồn em, của Anh

Hãy ghì lấy hòa em vào cuộc phục sinh dịu dàng và khốc liệt Lây mùa cho Linh dốc tình ân ái

Cỏ hoa mê mệt mọc dưới thân người Khép mắt lại nào đêm say vô tận

Mây võng đất lún suối dòng tóc thác đổ thân trăng nhún” Có người nói: “Cái đẹp cứu thế giới” nhưng với Vi Thùy Linh thì chỉ có tình yêu mới cứu được thế giới này: “Khi yêu nhau, chúng mình đã thoát khỏi thế giới hỗn mang này, kiến tạo một thế giới khác, chỉ có Anh và em, chỉ có Anh và em”. Với Linh, tình yêu như một thứ tôn giáo và người yêu là một tín niệm:

“ ...

Khoảng trống nhốt tôi vào nỗi nhớ Anh miền viễn

Tôi hôn Anh rưng rưng và biết mình đang trở thành nô lệ của tình yêu, một nô lệ không cần được giải phóng

…Tôi yêu Anh như tuân theo sự sắp đặt của Đấng Sáng thế Tôi yêu Anh bằng niềm tin đầy mong mỏi của linh giác

Tình yêu ấy là thánh giá tôi mang suốt đời, cây thánh giá cho tôi hân hoan và cô độc, cho ước mơ thành hình và cả hi vọng không thành; cây thánh giá cho tôi tỏa sáng

Khi những quả chuông mùa thu cùng khua vang, tạo một miền linh thánh Tôi định bỏ mặc tiếng chuông vì lo hơi ấm của tôi không giữ được Anh mãi mãi

Nhưng tôi không thể cưỡng lại nhịp thôi thúc của mình Anh ơi !Em yêu Anh…”

(Thánh giá)

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Trái tim có những lí lẽ riêng của nó mà lí trí không thể biết được”. Đúng vậy, trái tim luôn có tiếng nói riêng của nó. Khát

Một phần của tài liệu KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w