Tuyên ngôn về nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh

Một phần của tài liệu KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH (Trang 27)

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tuyên ngôn về nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh

Khi nhận diện thơ Vi Thùy Linh, chúng ta nhận thấy rõ nổi lên là ý thức phái tính, lời tuyên ngôn về nữ quyền được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, xuất hiện khá nhiều trong những tập thơ của chị. Đúng như nhà thơ, dịch giả Dương Tường từng nhận xét: "Vi Thuỳ Linh là một cơn lốc - lốc ý tưởng, lốc

chữ (chứa chất nổ), lốc tình (đôi khi là khoái cảm)". Tác giả cho rằng: "Vi Thuỳ Linh là biểu tượng giải phóng phụ nữ trong thơ ca". Và đây là tuyên ngôn trực tiếp, thể hiện sự bạo liệt của Vi Thuỳ Linh về quyền, về giá trị bản thân đúng như một "cơn lốc":

“Miêu tả mình kỹ càng trong những bài thơ không có chữ Hết

Thơ cho những người phụ nữ thoát ảo ảnh cam chịu buông xuôi Cự tuyệt vai trò thứ yếu

Chẳng chịu lượng sức mình Vì trái tim đa tình bẩm sinh Chối bỏ kiểu yêu vụng trộm Không thoả hiệp sống tẻ nhạt

Khăng khăng cực đoan sống cho hết sống Tình yêu - Phát minh vĩ đại nhất mọi thời

Cứ ôm hôn nhau giữa đường phố, quảng trường Ta sinh ra thế giới”

(Hồng hồng tuyết tuyết)

Vi Thuỳ Linh trân trọng, nâng niu và tự tin với những giá trị của chính bản thân mình. Cô thấy mình như “bài thơ không có chữ Hết”. Cô biết rằng trong cuộc sống vẫn còn hiện tượng người phụ nữ sống cam chịu, chấp nhận mình là “vai trò thứ yếu”, mang trái tim dạt dào đa sầu đa cảm bẩm sinh. Những người phụ nữ không dám yêu, không dám sống cho chính mình mà mãi quẩn quanh, bó mình trong hai chữ “tam tòng”. Bởi vậy, Vi Thuỳ Linh đã mạnh bạo lên tiếng cho chính phái mình cần phải “sống cho hết sống”, yêu cho hết yêu.

Vi Thuỳ Linh đã gửi mình vào những câu thơ dữ dội, cái dữ dội khác xa với hình ảnh quen thuộc của người con gái Việt Nam vốn dịu dàng, e ấp. Cô là người bao giờ cũng muốn khẳng định, trực tiếp bày tỏ tình yêu, trực tiếp nhìn nhận, trực tiếp đối diện với cuộc sống. Có lúc chị mãnh liệt kêu gọi giải phóng phụ nữ:

“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động

Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa

Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược

Nào cùng đi”

(Bản đồ tình yêu)

Và Vi Thuỳ Linh cũng kêu gọi tự giải phóng cá tính: “Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn

Hỡi những người phụ nữ hãy yêu và sống hết mình

Đừng mặc cảm giấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố”

(Yêu cùng George Sand)

ViLi (bút danh mà Vi Thuỳ Linh tự đặt cho mình) là đại diện cho người con gái hiện đại, mang suy nghĩ của thời hiện đại. Hơn nữa là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, chị không chịu chấp nhận, không chịu ngồi yên thụ động đợi chờ. Chị cố sức giành giật với cuộc đời, sẵn sàng yêu và đón nhận tình yêu. Thi sĩ mạnh mẽ trong cách yêu lẫn cách thể hiện tình yêu của mình. Chị khẳng định:

“Yêu là liều, bất chấp ngặt nghèo ngăn cấm

Chẳng có gì trói buộc, hoãn, sợ run”

(Tình tự ca)

Nữ sĩ viết nhiều về tình yêu, tình dục với những cách nói táo bạo, mãnh liệt. Đọc thơ chị, ta bắt gặp ở đó bản năng phụ nữ của người làm thơ bùng nổ qua những câu chữ ào ạt, say sưa giãi bày, không tiết chế cảm xúc, muốn nói thật lớn, thật to những đam mê, khao khát của mình, yêu hết mình và sẵn sằng chết khi không được yêu:

“Em sẵn sàng chết vì Anh, nhưng không phải là cái chết đau đớn

Nếu Anh không của em

Em sẽ vắt mình đến giọt sống cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi ổn định

Thế giới không bao giờ yên ổn”

Trước sự thể hiện mạnh mẽ của cái tôi cá nhân, những khao khát bản năng, những yếu tố tính dục được đưa vào trong thơ cô như một thủ pháp nghệ thuật để chiếm lĩnh đời sống. Nhìn từ một góc độ nào đó, những yếu tố tính dục trong thơ Vi Thuỳ Linh như một sự khẳng định nhu cầu bản năng của con người. Theo quan niệm của cô thì đó là nhu cầu tự nhiên mà con người cần phải có. Thơ cô không ít lần xuất hiện những câu như:

“Anh ơi! Hãy ghì chặt em Hôn đi! Môi Anh ủ lửa (...)

Chỉ Anh Hừng lên

Từng mạch máu

Hoang vào loang vào em”

(Ở lại)

Và:

“Ngón mềm trườn trên thân thể Tất cả tan vào thao thiết nguồn yêu”

(Một mình tháng Tư)

Đây chính là những tuyên ngôn gián tiếp của ViLi về “nữ quyền” của giới nữ. Không cần phải thể hiện rõ ràng qua những lời khẳng định hùng hồn: tôi phải thế này, tôi phải thế kia,... chị dùng hình ảnh chân thực đầy chất nghệ thuật để bật ra quyền thể hiện, quyền đòi hỏi của phụ nữ.

Vi Thùy Linh là một cá tính vô cùng táo bạo và thành thật. Linh không ngần ngại phô bày bản ngã, thể hiện khao khát mãnh liệt – tự do được sống và được yêu. Thơ chị cũng như con người chị, là một cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng rất đỗi chín chắn với những chiêm nghiệm suy tư về thời gian, về lẽ sống, về cuộc đời. Cho nên, như một tất yếu, coi thơ chị là lời tuyên ngôn về nữ quyền, khẳng định giá trị của phái nữ thật là chính xác!

Một phần của tài liệu KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w