Giới thiệu tổng hợp các sao với bản chất tác động tới việc của thế nhân khi các sao này chiếu rọi trong ngày

Một phần của tài liệu Xem ngày lành tháng tốt (Trang 79)

khi các sao này chiếu rọi trong ngày

A. Các sao tốt

TT Có sao tốt Việc nên làm Việc không nên làm

1 Thiên Phúc - Đi nhận công tác, nhận chức, đi làm ăn xa nhà, về nhà mới, cơ quan mới, cúng cầu, làm lễ cầu xin.

2 Thiên Phú - Làm kho chứa (hàng hóa, thóc gạo, đồ dùng v.v...) 3 Thiên Hỷ - Xuất hành, ăn hỏi, cưới gả, dạm ngõ.

4 Thiên Y - Mua thuốc, gặp bác sỹ khám chữa bệnh, tìm hái thuốc, chế biến thuốc sẽ tăng hiệu lực.

5 Sinh khí - Tu sửa nhà cửa v.v... động thổ, nhận lời dạm hỏi, cưới xin

6 Sao Thiền Xá - Tha người phạm tội, ân, đại xá, từ bỏ khiếu kiện, lễ cầu thần - Không săn bắt, đánh cá, mở kho phát hàng, chôn cất người chết

7 Đa tài - Nhập hàng, nhập kho thu nợ, lĩnh tiền, gặp lời, phát tài.

8 Lộc khố - Nhập kho, nhập hàng, nhận hàng hóa, vật dụng, vật liệu vào kho. 9 Sao Phả hộ - Nên làm việc phúc, gia ơn bố thí cho người nghèo, người tàn tật, giúp đỡ các trại nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi v.v... cưới xin, xuất hành, xuất ngoại.

10 Sao

Mẫu Xương - Nên làm kho tàng để chứa đựng; mua giống chăn nuôi gia súc, gieo trồng nông sản, cây cối

12 Sao Tụ Thế - Tổ chức lễ cưới, ăn hỏi, lập con thừa tự, chủ lễ giỗ tết. 13 Sao

Nguyệt Tài - Mở, khai trương cửa hàng, điểm dịch vụ, vui chơi, lễ hội. Chuyển chỗ ở, xuất hành, làm nhà kho, làm nhà bếp, đặt bếp

14 Sao

Nguyệt Không - Nên đệ trình công văn, đơn từ, dự án, phương án, chương trình lên cấp trên hay đối tác làm ăn. Đóng giường nằm, may rèm, màn v.v... khởi công xây dựng nhà ở, công sở v.v...

15 Sao

Minh Tinh - Gặp cấp trên về công việc; làm các công việc liên quan đến chính quyền. Khiếu tố, kiện cáo, xây mồ mả.

16 Sao Giải Thần - Tổ chức các lễ cầu (cầu mưa, cầu siêu v.v... đến các Thần, Thánh). Giải oan cho các phạm nhân bị oan sai, tha phạm nhân đã cải tạo tốt.

17 Sao

Dịch Nhật - Động thổ, khai móng, đào đắp, sửa chữa nhỏ trong gia cư hay các công trình v.v...

18 Sao

Quan Nhật - Bổ nhiệm, trao nhiệm vụ trọng trách, công việc mới. Trao tặng các danh hiệu, khen thưởng, biểu dương, phong tặng.

19 Sao Dịch Mã - Tìm bác sỹ, lương y chữa bệnh, xuất hành đi xa. Mời người giúp đỡ, mướn người giúp việc

20 Sao

Diệu Xương - Thu nợ, đòi nợ, phong tỏa tài khoản, mua gia súc, gia cầm về nuôi, thả cá giống, các thủy sản giống khác.

- Ngoài ra còn có các sao tốt (Cát tinh) khác có ý nghĩa được đề cập ở các lịch Âm Dương lịch nêu rõ hữu ích của nó. Thường trong từng ngày cụ thể các việc nên và không nên làm do có các sao tốt, xấu.

- Các sao tốt như: Thiên Đức - Nguyệt Đức - Thiên Đức Hợp - Nguyệt Đức Hợp - Thiên Quý - Thiên Hậu - Ngũ Hợp - Thiên Mã - Ngũ Phúc - Bảo Quang - Ô Phệ - Thiên Quan - Nguyệt Ân - Dịch Mã - Tam Hợp - Lục Hợp - Thanh Tâm - Cát Thành - Mẫu Thương - Tứ Tướng - Hội Hộ - Hoạt Diệu - Thánh Tâm - Cát Thành - Tứ Vương - Ngọc Đường - Minh Đường - Tuế Hợp - Kính Tâm - U Vi Tính - Vương Nhật - Thiên Thương - Tục Thế - Minh Đức - Thời Đức - Phổ Hộ - Vương Nhật -

Dương Đức - Ích Hậu - Tư Mệnh - Bất Tương - Dương Đức - Cát Kỳ - Tướng Nhật - Thủ Nhật - Thiên Hậu - Thiên Ân - Thời Dương - Sinh Khí - Phúc Sinh - Quan Nhật - Nguyệt Không - Thiên Vũ - Phúc Đức - Trừ Thần - Thanh Long - Dân Nhật - Kính An - Lâm Nhật - Thời Âm - Thiên Hỷ - Giải Thần - Lục Nghè - Kim Quý - Tục Thế - Phúc Sinh - Âm Đức - Thích Xá - Ngọc Vũ - Ô Phệ Đối - Thủ Nhật - Kim Đường - Ngũ Phúc - Dân Nhật - Thủ Nhật - Ngũ Hợp - Thiên Y - Lục Hợp. Các sao này luôn đi cùng các sao xấu trong ngày để chế hóa nhau.

B. Những sao xấu và tính tác hại kiêng kị cần lưu ý Số Tên sao xấu

(hung tinh) Những việc cần kiêng kị

1. Thiên Cương Kiêng mọi việc không chủ quan 2. Tam Thi Kiêng mọi việc không chủ quan 3. Thụ Tử Kiêng mọi việc không chủ quan 4. Sát Chủ Kiêng mọi việc không chủ quan 5. Đại Hao Kiêng mọi việc không chủ quan 6. Cẩu Giảo Kiêng mọi việc không chủ quan 7. Tiểu Hồng Xa Kiêng mọi việc không chủ quan 8. Hoang vu Kiêng mọi việc không chủ quan 9. Chính tứ thế Kiêng mọi việc không chủ quan

10. Bàng Tiếu - Ngõa Giải Kiêng mọi việc không chủ quan 11. Tam Cương Kiêng mọi việc không chủ quan

12. Địa Tặc Kiêng động thổ; làm nhà; xuất hành 13. Du Họa Kiêng động thổ; làm nhà; xuất hành 14. Tam Chuyển Kiêng động thổ; làm nhà; xuất hành 15. Phủ Đầu Sát Kiêng động thổ; làm nhà; xuất hành 16. Nguyệt Hỏa Kiêng động thổ; làm nhà; xuất hành 17. Độc Hỏa Kiêng động thổ; làm nhà; xuất hành 18. Tử Khí Kiêng động thổ; mở lối đi

19. Quan Phù Kiêng động thổ; mở lối đi 20. Thổ Kị Kiêng động thổ; mở lối đi

21. Thổ ổn Kiêng động thổ; mở lối đi

22. Thổ Phù Kiêng đào móng; đào ao; trồng cây 23. Thổ Cấm Kiêng đào móng; đào ao; trồng cây 24. Lỗ Ban Sát Kiêng dựng nhà, làm mộc, đặt nóc 25. Lục Bất Thành Kiêng dựng nhà, làm mộc, đặt nóc 26. Hà Khôi Kiêng dựng nhà, làm mộc, đặt nóc

27. Thi Ma Sát Kiêng nhập trạch; đính hôn 28. Dương Thái Kiêng nhập trạch; xuất hành 29. Chu Tước Kiêng nhập trạch; không sửa chữa 30. Hắc Đạo Kiêng nhập trạch; mở cửa mới

31. Thiên Ôn Kiêng nhập trạch; chữa bệnh, làm chuồng trại

32. Nhân Cách Kiêng cưới hỏi, không thuê người giúp việc ở lại nhà mình 33. Tràng Phục Kiêng cưới hỏi, xuất hành, xây mồ mả

34. Trung Tàng Kiêng cưới hỏi, xuất hành, xây mồ mả 35. Ngũ Quỷ Kiêng xuất hành, đi xa

36. Lâm Nhật Kiêng xuất hành, đi làm các việc chính quyền 37. Vãng Vong Kiêng xuất hành, cưới hỏi

38. Âm Thác Kiêng xuất hành, đi nhận công tác, việc. 39. Cửu Không Kiêng xuất hành, cầu tài, mở kho, trồng cây 40. Bạch Hổ Kiêng xuất hành, không cải táng, để mả

41. Thiên Cẩu Kiêng xuất hành, không cải táng, để mả 42. Thần Cách Kiêng cầu cúng, lễ cầu thần Phật

43. Thiên Phương Kiêng kiện tụng, xuất hành 44. Thiên Hỏa Kiêng lợp nhà, mở đường 45. Thiên Tặc Kiêng dựng nhà, mở kho, để mả 46. Khô Tiêu Kiêng trồng cây cối

47. Địa Hỏa Kiêng trồng cây cối

49. Câu Trần Kiêng ra quân (xuất ngũ); làm chuồng trại 50. Nguyệt Sát Kị làm nhà, cửa; mở lối đi, mở cửa hàng 51. Nguyệt Hư Kị làm nhà, cửa; mở lối đi, mở cửa hàng 52. Phi Niệm Không mua giống gia súc; nhập kho 53. Đại Sát Không mua giống gia súc; nhập kho 54. Bằng Tứ Thế Không khai mương, đào rãnh 55. Tiểu Hao Kiêng buôn bán; cho vay mượn 56. Bát Tọa - Địa Phá Kị châm cứu; may vá 57. Mộc Ma Sát Kiêng châm cứu, bốc thuốc

Ngoài ra còn một số sao xấu khác như: Cô Thần - Quả Tú - Lôi Công - Đại Họa - Nguyệt Yến - Không Vong - Thiên Lai - Chi Tử - Huyết Kị - Tứ Kích - Tai Sát - Kiếp Sát - Hà Khôi - Trùng Nhật - Phản Chủ - Phản Sư - Thiên Ngục - Thiên Lại - Diệt Môn - Ngũ Ly - Tiểu Thời - Thiên Lao - Đại Bại - Đại Thời - Long Hổ - Tôi Chí - Hoàng Sa - Thiên Ma - Ngũ Hư - Chu Tước - Ôn Nhật - Lôi Đình Sát Chủ - Nguyệt Kiến Chuyển Sát - Ngũ Mộ - Hàm Trì - Cửu Khảm - Cửu Tiêu - Thiên địa chính chuyển - Nguyệt hình - Yến Đối - Chiêu Dao - Tài Ly - Nguyệt Xá - Bát Phong - Quy Kị - Bát Chuyên - Huyền Vũ - Tứ Hao - Phục Nhật - Tức Bạc v.v...

C. Lưu ý

1. Những sao kể thêm ở trên đầu xấu, song không quan trọng. Mỗi ngày đều có các sao tốt đi cùng các sao xấu. Tốt nhiều thì át xấu. Xấu nhiều thì át tốt. Tùy sức mạnh của chúng và ta kiêng việc này, làm việc kia. Trừ những sao rất xấu đã nêu riêng ở phần B phải lưu ý. Khi trong ngày đó có chúng xuất hiện. Những sao tốt, xấu đều “mỗi tinh chiếu một việc” không xâm lấn nhau. Ngày nào có nhiều sao tốt phù hợp với ý định và kế hoạch việc làm của mình mà số sao xấu không quá hại lắm thì ta vẫn có thể làm.

2. Ảnh hưởng của Sao chỉ có tác dụng trong ngày đó.

3. Những ngày và sự có mặt của các sao tốt (Cát tinh) va các sao xấu (Hung tinh) đều được các lịch Âm Dương, vạn sự v.v... liệt kê và nói rõ việc nên làm và nên tránh để tham khảo.

4. Các sao nêu trên chỉ có tính riêng lẻ. Muốn biết ngày tốt xấu và chọn ngày tốt xấu, sách đã cung cấp cho ta chọn ngày ở phần ngày và tháng. Phần đó mới cần lưu ý trong việc tìm ngày lành, tháng tốt, năm hay để hành sự, khởi việc. Vì sao vậy? Vì các ngày tốt, xấu đã tổng hợp nhiều khía cạnh, nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tốt vào để phân ra ngày tốt và ngày không hay. Ví như: Các sao tốt, xấu có trong ngày tốt

và ngày không hay. Ví dụ: các sao tốt, xấu có trong ngày, tiết khí có trong tháng, năm, ngày, các “Thiên thần” giám trách, thị sát, trực hay Thiên khí. Địa khí tác động mạnh, yếu trong năm đó, tháng đó, ngày đó và giờ đó.

Ta nhớ câu:

“Năm không mạnh bằng tháng, tháng không mạnh bằng ngày, ngày không mạnh bằng giờ”

Tuy vậy, năm là gốc rễ, tháng là cành, ngày là lá, giờ là hoa. Gốc rễ bền thì cây vững, cành nhiều sẽ lắm lá hoa. Song về mặt logic cây không có lá thì cây sống sao được. Bởi vậy, ngày là quan trọng nhất. Giờ bổ sung thêm. Đó là hai thứ “Thời” được lưu ý nhất khi chọn năm, tháng, ngày, giờ, tốt, xấu.

Năm là, kế hoach dài, tháng là kế hoạch ngắn. Ngày và giờ là hai thứ thời gian ta cần tính đến tốt, xấu luôn luôn và thiết thực nhất, thường xuyên nhất. Vậy ta cần lưu tâm.

5. Tóm lại, trong chọn ngày lành tháng tốt, ta cần để ý đến các điều nên và không nên của một ngày mà dùng. Các sao tốt xấu hiện hữu trong ngày, ta tham khảo thêm cho mỹ mãn và vững tin hơn mà thôi.

Ta đừng sợ mất thời gian tham khảo. Bởi ta bỏ một giờ tìm ngày tốt, xấu sẽ giúp ta gặp điều hay tránh điều xấu; lợi tiền của, tránh tai họa. Đó là kinh nghiệm đã tích rút được từ ngàn đời nay “... có kiêng có lành...”.

Các ngày Hoàng đạo và Hắc đạo hay giờ Hoàng đạo và Hắc đạo (lịch Âm Dương vạn sự nào cũng đề cập) chỉ là những ngày giờ tốt, xấu có tính chung nhất và khái quát. Nó không cho ta biết các việc kiêng kị cụ thể với các ngày có tính chất khác biệt mà ta cần biết. Vì vậy ta cần xem kỹ ở các phần trên để có ngày lành tháng tốt chính xác và cụ thể hơn.

Phần hai: Các phụ chú hữu ích

Phần này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số phụ chú hữu ích nhất để có thêm các phương pháp tìm ngày lành, tháng tốt cho các việc ví dụ như: cưới hỏi, làm nhà, ma chay, cách tính tuổi làm nhà, lấy vợ... cách tính giờ khởi ở Can trong một ngày...

Bạn đọc có thể mở rộng thêm kiến thức bổ ích cho bản thân để áp dụng khi cần trong cuộc sống hàng ngày.

Chương một: Cách tính ngày giờ Hoàng Đạo và Hắc Đạo, tính Can giờ I. Ngày và quy đổi giờ

1. Cách tính ngày Hoàng Đạo (ngày tốt) và ngày Hắc Đạo (ngày có ám) theo tháng

Các tháng Ngày Hoàng Đạo (Tốt) Ngày Hắc Đạo (Xấu) Giêng - Bảy Tý - Sửu - Tị - Mùi Ngọ - Mão - Hợi - Dậu Hai - Tám Dần - Mão - Mùi - Dậu Thân - Tị - Hợi - Sửu Ba - Chín Thìn - Tị - Dậu - Hợi Tuất - Mùi - Mão - Sửu Tư - Mười Ngọ - Mùi - Hợi - Sửu Tý - Dậu - Mão - Tị Năm - Một Thân - Dậu - Sửu - Mão Dần - Hợi - Mùi - Tị Sáu - Chạp Tuất - Hợi - Mão - Tị Thìn - Sửu - Mùi - Dậu 2. Quy đổi giờ dương lịch sang giờ Can chi

Giờ Can chi Giờ dương lịch Giờ Can chi Giờ dương lịch Tý Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng Ngọ Từ 11 giờ đến 13 giờ Sửu Từ 1 giờ đến 3 giờ Mùi Từ 13 giờ đến 15 giờ Dần Từ 3 giờ đến 5 giờ Thân Từ 15 giờ đến 17 giờ Mão Từ 5 giờ đến 7 giờ Dậu Từ 17 giờ đến 19 giờ Thìn Từ 7 giờ đến 9 giờ Tuấn Từ 19 giờ đến 21 giờ Tị Từ 9 giờ đến 11 giờ Hợi Từ 21 giờ đến 23 giờ Lưu ý:

Một giờ Can chi (giờ âm lịch) bằng 2 giờ dương lịch. Giờ Can chi chia ra: đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Muốn lấy chính xác giờ Can chi nên lấy giữa giờ tức đúng vào một giờ nào đó dương lịch. Cụ thể chính giờ Tý là 0 giờ (24 giờ). Giờ chính Ngọ là 12 giờ...

Một phần của tài liệu Xem ngày lành tháng tốt (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w