Trong xu thế hiện nay, khi nhà nước không còn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì vai trò của các hiệp hội trong việc định hướng sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết. Hiệp hội là cầu nối giữa giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Qua hiệp hội, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phản ánh nhanh chóng và chính xác tới các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời hiệp hội cũng có thể tham mưu cho Nhà nước trong việc hoạch định và ban hành các chính sách phù hợp, kịp thời. Hiệp hội hoạt động tốt sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, cần củng cố, nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê – ca cao. Hiệp hội phải phối hợp với các các chi hội, đánh giá khả năng thị trường, sản lượng, có tính đến các yếu tố về thời điểm để định hướng cho các hội viên.
Bên cạnh đó, nước ta cũng tích cực tổ chức lại sản xuất, xây dựng ngành hàng cà phê và quản lý ngành hàng có hiệu quả cao, ngăn ngừa rủi ro tác động xấu đến sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
- Tổ chức nông dân ngành cà phê tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, thực hiện các thực hành nông nghiệp tốt và thực hành chế biến tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Lâu nay có tới trên 90% diện tích và sản lượng cà phê là thuộc về các chủ trang trại, chủ vườn, các hộ nông dân làm ăn riêng lẻ. Với trên 500 ngàn hộ nông dân trồng cà phê, việc chuyển giao kỹ thuật, giới thiệu thông tin… đều rất khó khăn. Và cả việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo quyết định 80 cũng gặp nhiều trở ngại. ở các mô hình trinh diễn về sản xuất cà phê bền vững, người ta đã tổ chức các nhóm nông hộ và đã mang lại hiệu quả tốt. Từ các nhóm nông hộ, các câu lạc bộ, các tổ hợp tác rồi hợp tác xã dịch vụ… chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc đầu tư cho nông dân.
Là thành viên của WTO chúng ta cần có tổ chức đầu tư cho nông dân đúng với quy định của tổ chức này.
Những người trồng cà phê cần được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất như giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu... Họ cũng cần hoạt động của các tổ chức khuyến nông, cung cấp thông tin về giá cả thị trường... Những điều này nhà nước hoàn toàn có thể làm được với chính sách hỗ trợ theo “hộp xanh” hoặc hỗ trợ theo “chương trình phát triển” của Việt Nam.
- Ngành cà phê cũng cần được tổ chức để có thể tự hỗ trợ cho mình bằng quỹ bảo hiểm cà phê giống như các quỹ cà phê Coffee Fund của Colombia hay thông qua các quỹ hỗ trợ như BCC ( Bourse du cafe et cacao ) của Cot Divoa.
- Tăng cường hoạt động của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam để Hiệp hội thực sự là tổ chức đại diện cho lợi ích của ngành cà phê, phục vụ sự nghiệp xây dựng một ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững.
Nghiên cứu kinh nghiệm ngành cà phê nhiều nước trên thế giới có thể thấy các nước khác có tổ chức ngành cà phê từ hàng trăm năm nay và có nhiều vai trò hết sức quan trọng trong quản lý sản xuất kinh doanh như Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia thành lập từ năm 1927 hay Hiệp hội những người xuất khẩu cà phê Indonesia thành lập năm 1979. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam ra đời ngày 04/1/1990 đến nay đã được 18 năm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và có những tiến bộ nhưng Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam còn chưa làm được nhiều trong việc cung cấp thông tin cho hội viên, đào tạo hội viên nâng cao trình độ nghiệp vụ sản xuất kinh doanh….
Nhưng có một vấn đề cũng cần phải nói rõ là muốn Hiệp hội làm được tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình cần có sự quan tâm hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan nhà nước, và tổ chức Hiệp hội phải được thể chế hóa bằng một văn bản luật chính thức của nhà nước.
Những vấn đề nêu trên có thể nói là chưa đủ để ngành cà phê Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng dù sao qua bản tham luận này chúng tôi cũng muốn đề cập đến một số vấn đề cần được quan tâm của ngành cà phê trong bối cảnh hiện nay.
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua cây cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng sau gạo. Xuất khẩu cà phê hàng năm đem lại cho đất nước khoản ngoại tệ lớn. Trong vòng mấy năm nữa kim ngạch xuất khẩu vấn còn tăng. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới sau Brazil. Thương hiệu cà phê đang dần được thế giới biết đến như : cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nescafe... Mặc dù vậy, chất lượng của chúng ta cũng cần phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Bằng những kiến thức đã học em đã dùng mô hình kinh tế lượng để phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến sản lượng cà phê nước ta và đưa ra những dự báo cho những năm gần đây.
Mô hình kinh tế lượng em đưa ra trong khoá luận này có thể còn nhiều khuyết điểm, em rất mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn thiện hơn nữa.
Trong quá trình thực tập, em đã được các cán bộ trong Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn tận tình giúp đỡ, em xin chân thành cảm ơn.
Em xin gửi tới thầy giáo Ngô Văn Mỹ và thầy Nguyễn Hải Dương người đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều lòng biết ơn sâu