thành sản phẩm
Giá cà phê xuất khẩu phụ thuộc lớn vào chi phí sản xuất ra chúng. Chí phí sản xuất bao gồm chi phí về nhân công, chi phí cho dây chuyền sản xuất, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công tác tưới tiêu. Để hạ thấp giá thành sản xuất, doanh nghiệp và các hộ sản xuất cần phải tiết kiệm ở tất cả các khẩu của quá trình sản xuất và chế biến.
Trước hết đó là phải giảm chi phí nhân công bằng cách đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, hệ thống tưới tiêu tự động, dây chuyền sản xuất với những thiết bị máy móc mới, tiên tiến, có năng suất cao, cần ít người điều khiển dây chuyền sản xuất. Một khi dây chuyền sản xuất hiện đại rồi thì ta có được chất lượng cà phê xuất khẩu tốt, đồng đều. Do vậy mà cũng giảm được chi phí về phân loại cà phê, kiểm tra đánh giá chất lượng cà phê.
Năng suất cũng ảnh hưởng lớn tới giá cả. Năng suất cao thì giá trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi và ngược lại. Do đó, chúng ta không chỉ chú ý đầu tư công nghệ vào khâu chăm sóc, chế biến cà phê mà còn phải chú ý tới việc đầu tư cho công tác nghiên cứu giống cây cà phê. Làm sao tạo được giống cà phê có năng suất, chất lượng ngày càng cao, có khả năng chống choi tốt với điều kiện môi trường: sâu bệnh, khí hậu, nước…Để làm được điều này phải có sự phối hợp của 3 nhà: nhà nông (người dân trồng cà phê), Nhà nước, nhà khoa học. Phải có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê với các trung tâm, viện để thực hiện việc nghiên cứu này, Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Các chuyên gia của Vicofa cho rằng, chất lượng cà phê phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn trồng và thu hoạch. Ở công đoạn trồng, có đến 80% diện tích được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn. Do đó, cà phê cho năng suất thấp, hạt nhỏ, không đồng đều và nhanh bị thoái hóa giống. Để cải thiện chất lượng, cần thay những cây cho năng suất thấp bằng những cách cưa cây nuôi chồi gốc gốc và ghép các dòng vô tính chọn lọc bằng phương pháp đọt nối ngọn. Hiện các nhà khoa học của Vicofa đã tạo được giống vô tính cho cỡ hạt to, kháng bệnh gỉ sắt rất tốt. Những dòng vô tính này được nhân rộng ở Gia Lai, Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng. Hàng năm có thể cung cấp trên 1 triệu chồi đủ để ghép cho 300.000 cây. Sau khi cải tạo cây 2 năm, cây ghép cho thu hoạch 2-5 kg quả tươi/cây, đến thời kỳ kinh doanh, cây cho năng suất ổn định 20-30kg/cây.
Trong canh tác, hầu hết các vùng trồng cà phê hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên bộc lộ nhiều nhược điểm. Tỷ lệ cây không hiệu quả cho kích cỡ hạt nhỏ chiếm 15% . Kỹ thuật chăm sóc, canh tác của các hộ dân cũng không đúng kỹ thuật, thường đầu tư phân bón cao hơn từ 10-23%, chỉ có khoảng 50% hộ nông dân bón phân NPK phù hợp với quy trình sản xuất. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, cần hình thành những trung tâm giống và dịch vụ kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu người trồng.
Bên cạnh đó, cần tăng cường cây che bóng trong vườn cà phê. Hiện nay, các vườn thường được thâm canh cao độ, lượng phân bón và nước tưới rất cao và hầu như không có cây che bóng làm cho cà phê bị kiệt sức sau vài vụ. Cây che bóng giúp điều hòa khí hậu, giảm lượng nước tưới, tái lập sự cân bằng tự nhiên. Mô hình trồng tiêu xen vào vườn cà phê có thể cho thêm thu nhập 15- 20%, mô hình trồng xen sầu riêng tăng thêm thu nhập 24-30%. Quan trọng hơn, trồng cây che bóng có tác dụng nâng cao chất lượng cà phê vì cà phê thích hợp với ánh nắng tán xạ.
Ở khâu thu hoạch, tuyệt đối không thu hoạch quả còn xanh vì vừa giảm chất lượng vừa thất thu sản lượng. Các hộ nông dân cần thực hiện đúng quy
trình thu hái theo tiêu chuẩn TCN 100-88, theo đó, chỉ hái khi quả cà phê đã chín 80-90% và bó thói quen thu hái kiểu “tuốt cành”.