Chu kì trầm tích

Một phần của tài liệu Đặc điểm thạch học, tướng đá trầm tích và quá trình biến đổi thứ sinh các đá trầm tích trên đảo Phú Quốc và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 86)

4.2.2.1. Định nghĩa

Chu kì trầm tích là sự lặp lại các đơn vị trầm tích có quy luật theo mặt cắt

địa tầng trầm tích [40].

Ranh giới các chu kì trầm tích thường được lấy bề mặt bào mòn mạnh nhất của sông tương ứng với giai đoạn biển thoái cực đại. Như vậy sự lặp lại của chu kì trầm tích được biểu thị qua các tiêu chí sau đây:

Lặp lại cấu trúc hình học của thành phần độ hạt, trong đó các kiểu trầm tích được lặp lại một cách tương đối. Trong mỗi chu kì trầm tích độ hạt giảm dần từ dưới lên trên.

-

- -

-

Lặp lại các tướng trầm tích: bắt đầu các chu kì thường phát triển tướng lục địa, sau đó chuyển dần lên tướng chuyển tiếp và cuối cùng là tướng biển. Lặp lại thành phần khoáng vật: bắt đầu mỗi chu kì phổ biến khoáng vật vụn (thạch anh, fenspat và mảnh đá), cuối chu kì là khoáng vật sét đặc trưng cho môi trường biển (montmorilonit, glauconit).

Lặp lại các chỉ số môi trường trầm tích: pH, Kt...

4.2.2.2. Khối lượng và bề dày chu kì trầm tích

Thời gian mỗi chu kì ngắn kéo dài từ hàng chục đến hàng trăm ngàn năm như trong Đệ tứ, thường phụ thuộc vào chu kì biến đổi khí hậu hoặc chu kì thay đổi mực nước biển do băng hà và gian băng. Những chu kì kéo dài từ vài triệu đến hàng chục triệu năm thường do chuyển động kiến tạo địa phương của vỏ trái đất và sự thay đổi mực nước biển. Những chu kì kiểu này tìm thấy trong các trầm tích chứa than ở Quảng Ninh và trầm tích các bể dầu khí của thềm lục địa Việt Nam.

Chu kì có thời gian kéo dài hàng trăm triệu năm thường gặp trong các bể trầm tích Paleozoi và Mezozoi bị chi phối bởi chếđộ kiến tạo khu vực. Chúng thường có cấu trúc từ bậc thấp đến bậc cao. Mỗi chu kì bậc cao có hai hay nhiều chu kì bậc thấp đồng thời các chu kì bậc thấp có bề dày trầm tích giảm dần từ dưới lên.

Kết quả tiếp cận từđịa tầng phân tập và từ chu kì trầm tích là hoàn toàn gặp nhau về quan điểm tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo, từ đó có thể đối sánh địa tầng phân tập và chu kỳ trầm tích như sau:

Bảng 4.4. Đối sánh địa tầng phân tập và chu kì trầm tích

Tiêu chí Địa tầng phân tập Chu kì trầm tích

Ranh giới địa tầng trầm tích

Bề mặt bào mòn cưỡng bức của sông chuyển sang ranh giới tương quan.

Bề mặt bào mòn cực đại của sông chuyển sang ranh giới bất chỉnh hợp địa tầng Các tướng trầm tích (từ trên xuống) của một phức tập (Sequence) và một chu kì trầm tích

- Tướng bột sét pha cát châu thổ biển cao (am HST).

- Tướng bột sét biển thoái sau biển tiến cực đại (am).

- Tướng sét biển nông biển tiến (mTST).

- Tướng sét biển nông biển tiến cực đại (m).

- Tướng bột sét bãi bồi (afLST). - Tướng bột sét bãi bồi (af). -Tướng cát lòng sông (acLST). - Tướng cát lòng sông (ac).

Một phần của tài liệu Đặc điểm thạch học, tướng đá trầm tích và quá trình biến đổi thứ sinh các đá trầm tích trên đảo Phú Quốc và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 86)