Các dây dẫn đều có điện trở tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua được. Khi mang tải sẽ luôn tồn tại sụt áp giữa đầu truyền và đầu nhận của dây (do điện trở của dây gây ra). Các động cơ, chiếu sáng… phụ thuộc rất nhiều vào điện áp đầu vào, đòi hỏi giá trị điện áp gần bằng điện áp định mức của thiết bị. Do vậy cần phải chọn dây có kích cỡ phù hợp khi mang tải lớn nhất, điện áp tại điểm vào thiết bị phải nằm trong giới hạn cho phép.
Độ sụt áp lớn nhất cho phép từ điểm nối vào lưới tới nơi dùng điện Chiếu sáng Các loại tải khác
Từ trạm hạ áp công cộng 3% 5%
Trạm khách hàng trung /hạ áp được
nuôi từ lưới trung áp công cộng 6% 8%
Tính toán sụt áp là rất cần thiết, nhằm để kiểm tra:
- Độ sụt áp có phù hợp với tiêu chuẩn, thoả mãn các yêu cầu vận hành (ở chế độ bình thường hay khởi động).
- Nếu tính toán không thoả điều kiện cho phép thì ta chọn lại tiết điện dây để thỏa mãn.
- Anh hưởng đến các thiết bị khi sụt áp quá giới hạn cho phép:
+ Chế độ bình thường:
Đèn phát sáng yếu, có thể tắt, tuổi thọ đèn giảm.
Động cơ: Các đặc tính làm việc bị thay đổi rất nhiều theo điện áp.
+ Chế độ khởi động :
Đèn phóng điện khó cháy (điện trường giữa 2 điện cực yếu dẫn đến khả năng phóng điện, va chạm giữa các điện tích kém)
Dòng khởi động của động cơ có thể gấp 5- 7 lần dòng làm việc lớn nhất nếu sụt áp vượt quá giới hạn cho phép thì động cơ có thể:
Đứng yên (do momen điện từ nhỏ hơn momen tải) momen tỷ lệ với bình phương điện áp.
Tăng tốc độ chậm, do đó dòng khởi động giảm rất chậm gây ra hiệt hại làm hư hỏng cách điện dẫn đến cháy động cơ.
Bên cạnh đó cũng có sự ảnh hưởng do các thiết bị không tương thích như: - Máy biến áp mới mang tải và động cơ cũ có thể gây quá áp trên thiết bị. - Máy biến áp cũ, mang đầy tải và động cơ mới gây sụt áp trên thiết bị.