Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 27 - 30)

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ tình trạng phát triển bong bóng trong thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc đã nổ ra, rồi sau đó lan rộng thành khủng hoảng tài chính. Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ hồi trung tuần tháng 9.2008 như cú vỡ của một khối ung, kéo theo đó là hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ suy sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu. Tình hình nghiêm trọng đến mức đảo quốc Iceland cũng trượt tới bờ vực phá sản.

Từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Sức mua giảm, đơn đặt hàng giảm, sản xuất công nghiệp đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng... Ngành công nghiệp ô tô của Mỹ là một ví dụ. Tưởng chừng bất khả chiến bại, nhưng rốt cuộc các đại gia ô tô Detroit đã lún vào thảm họa và phải nhờ tới tiền cứu trợ của chính phủ để cầm cự. Các tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới như Toyota, Hyundai... cũng cắt giảm sản xuất, thậm chí Toyota còn tạm ngưng hoạt động tất cả 12 nhà máy ở Nhật Bản trong một thời gian. Và rồi, điều khủng khiếp nhất nhưng đã được dự báo trước đã xảy ra. Hàng loạt nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Đức, Mỹ... đều tăng trưởng âm, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm liên tục ở mức kỷ lục: 2,2% trong tháng 11 và 2,8% trong tháng 12.2008 so với cùng kỳ năm trước. Tình hình bết

bát tới mức người ta đã gọi những gì đang xảy ra là "Đại suy thoái phiên bản 2.0" nhằm liên hệ tới cuộc Đại suy thoái thời thập niên 30 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Mỹ suy thoái trung bình 14% năm và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%.

Vào thời điểm cuối năm 2008, hầu hết các dự báo đều cho rằng các nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Nhật Bản sẽ tiếp tục suy thoái, nhưng có thể hồi phục vào cuối năm 2009. Trong bi quan, người ta vẫn giữ được chút lạc quan vì vào thời điểm đó vẫn còn một số cơ sở để niềm hy vọng bám víu, chẳng hạn như sự kiện ông Barack Obama - một nhân vật có sức truyền cảm hứng mãnh liệt - tiếp quản Nhà Trắng cũng như hàng loạt kế hoạch kích cầu - cứu trợ của Mỹ và nhiều nước khác. Tuy nhiên, khi bước vào năm mới được 1 tháng, sự lạc quan ít ỏi đó đã tan biến.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với ngành tài chính ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng toàn cầu khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà cội nguồn sâu sa là việc cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã làm phá sản hàng loạt những ngân hàng hàng đầu thế giới, hàng đầu nước Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Cuộc khủng hoảng cũng đã có những tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng Việt Nam. Đã có lúc tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam bị đe dọa, các khoản nợ xấu ngày càng tăng, làm tổn thất nghiêm trọng tới lợi ích của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã có nhiều lần thay đổi về lãi suất, thậm chí một tháng tới 4 lần thay đổi, về dự trữ nội tệ hay ngoại tệ. Nguồn vốn huy động cũng có thời điểm bị thu hẹp, làm giảm khả năng kinh doanh, giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng cũng đã có những dự báo về tình hình sáp nhập, mua lại những ngân hàng bé, vốn chủ sở hữu thấp, tình hình kinh doanh ảm đạm.

- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

Hầu hết Chính phủ các nước đều nhận ra tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu đối với nền kinh tế và đã phối hợp thực hiện các biện pháp như ban hành luật, quy định về xử lý nợ xấu. Hành lang pháp lý phải rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu, cụ thể phải có các Luật có hiệu lực về thế chấp, tịch thu tài sản và phá sản ngân hàng, có chính sách thích hợp có giới hạn ngân sách cứng đối với những doanh nghiệp có vấn đề.

Ở các nước phát triển trên thế giới, Nhà nước đã ban hành Luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp thích hợp và xử lý nợ có hiệu quả để tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều tầng lớp.

- Môi trường tự nhiên

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vi vậy khi có thiên tai địch họa xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp không có nguồn thu… điều đó đồng nghĩa với ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.

- Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất.

Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của Chính phủ cũng chính là nguyên nhân gây rủi ro lớn cho kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Những tác động của môi trường bên ngoài tới bên vay làm cho họ bị tổn thất tài chính dẫn đến việc không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn cam kết trả nợ gốc và lãi đối với ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh toán đi đến phá sản hoặc giải thể.

Nhóm tác động bất khả kháng như biến động thị trường, thay đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực và những nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ mô gây ra cho khách hàng những gánh nặng nợ nần không đáng có.

- Nhân tố từ phía khách hàng

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì… là nguyên nhân làm gia tăng

nợ xấu. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc… Nhiều người vay đã không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Trong trường hợp còn lại, người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.

Một số khách hàng có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán lừa đảo, chụp giựt, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý định trả nợ. Trong đó, có giám đốc doanh nghiệp nhà nước còn có những hành vi vi phạm pháp luật như tiêu pha vô tội vạ, tiền chùa biếu xén hoặc có ý định chuyển tài sản nhà nước sang tài sản cá nhân, còn thất thoát, mất mát vỡ nợ thì nhà nước chịu.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w