Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 27)

- Công tác quản lý tín dụng yếu kém của ngân hàng:

Sự quản lý điều hành yếu kém của ngân hàng thể hiện trong một số nội dung như: chậm điều chỉnh, ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp; chỉ đạo nghiệp vụ không sâu sát, kịp thời; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhưng không hoàn thiện.

Nợ xấu có thể phát sinh từ tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng của NHTM bao gồm: giai đoạn trước khi cho vay, giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý vay của khách hàng.

Ở giai đoạn trước khi cho vay, việc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiện cho vay, xem xét, đánh giá khách hàng, khoản vay không kỹ, không tốt sẽ dẫn đến phát sinh nợ xấu trong tương lai.

Ở giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay: Giải ngân không tuân thủ theo quy định tín dụng; yếu kém trong khâu kiểm soát, theo dõi (không kiểm soát hoặc kiểm soát không chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng bị buông lỏng, việc kiểm soát, theo dõi danh mục khoản vay không được thực thi một cách có hiệu quả) sẽ dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai.

- Quy trình nghiệp vụ ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ

Do quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng, lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Chính sách cho vay không phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế có thể dẫn đến hậu quả tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Ngoài ra sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy trình tín dụng chưa hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho ngân hàng gặp phải khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Quy trình tín dụng lỏng lẻo, không chặt chẽ, không thống nhất sẽ tạo

điều kiện được cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng trả nợ, cho những dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn lâu, quá hạn trả nợ ngân hàng. Quy trình lỏng lẻo cũng tạo điều kiện cho chính những nhân viên tín dụng có thể mưu lợi riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Với chính sách mở rộng tín dụng để chiếm lĩnh thị phần, các NHTM có thể đơn giản hóa các thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… nên dễ gặp phải rủi ro. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTMCP đã coi đây là một giải pháp để thu hút khách hàng.

Quy trình tín dụng phải được xây dựng và thống nhất trong toàn NHTM, tránh tiện, duy ý chí. Quy trình này phải được Ban lãnh đạo ngân hàng thông qua phổ biến đến các phòng có liên quan cũng như các cán bộ tín dụng. Và được xây dựng chi tiết trong nội dung phân tích, tránh chung chung. Mỗi phòng chức năng trong ngân hàng cũng như cán bộ ngân hàng cần biết mình phải làm gì, đến mức nào.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Nhân viên tín dụng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia. Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan tới người vay, quan tâm thích đáng tới chu kì kinh doanh của người vay … Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro luôn rình rập họ.

Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng cũng là một trong những yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu. Nhân viên tín dụng cố tình làm sai quy định, tham ô để mưu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Nhân viên tín dụng là người xem xét, đánh giá trực tiếp các phương án, dự án của doanh nghiệp. Nếu quy trình nghiệp vụ cho vay lỏng lẻo, dễ dàng thì nguy cơ lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi cá nhân là cao. Điều đó làm cho nợ xấu tăng cao, làm tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Do khối lượng công việc công việc nhiều, số lượng khách hàng lớn nên cán bộ tín dụng ít có thời gian đi thực tế khách hàng, do đó không thể nắm bắt kịp thời tình

hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ, xảy ra rủi ro thì đã muộn.

- Cơ cấu cho vay không hợp lý

Một thực tế là nguồn lợi nhuận của các NHTM Việt nam chủ yếu vẫn là thu nhập từ mảng tín dụng. Dư nợ cho vay chiếm 60% - 80% tổng tài sản có của NHTM. Trong đó, tín dụng ngắn hạn chiếm trên 70% tổng dư nợ nên rủi ro rất cao. Nguồn lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm 20% - 30%. Việc quản lý tín dụng vẫn theo kiểu tryền thống quá chú trọng vào tài sản đảm bảo là bất động sản nhà đất trong khi thị trường bất động sản Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn hình thành, diễn biễn thất thường chứa nhiều bất ổn. Việc định giá bất động sản không chính xác, quá cao so với giá trị thực tế trên thị trường sẽ rất khó chuyển nhượng. Thêm vào đó, trường hợp hồ sơ pháp lý liên quan không rõ ràng hay thị trường bất động sản đóng băng sẽ gặp rủi ro lớn trong quá trình xử lý nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 27)