Thương lượng trong hệ đa agent

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học lập trình hướng agent (Trang 40)

Khác với các mô hình tương tác kiểu cộng tác như mạng hợp đồng hay bảng đen, thương lượng là một tiến trình tương tác vừa cộng tác vừa cạnh tranh được diễn ra giữa hai hay nhiều bên tham gia, bắt đầu bằng những mục tiêu (đích) khác nhau, dần dần đi đến một thoả thuận chung có lợi cho tất cả các bên.

Trong bài toán thương lượng, tuỳ vào số bên tham gia, người ta chia làm bốn nhóm là: thương lượng 1-1, thương lượng 1- n, thương lượng n-1 và thương lượng n-n. Sự phân chia này được minh hoạ như Hình 2.6.

4: Trả lại kết quả dịch vụ 0: Đăng ký, Huỷ đăng ký dịch vụ 3: Yêu cầu dịch vụ

2: Trả lại tên agent cung cấp

1: Yêu cầu dịch vụ Agent Yêu cầu Agent Môi giới Agent Cung cấp

Thương lượng 1-1: còn gọi là thương lượng song phương, chỉ có một người bán thương lượng với một người mua.

Thương lượng n-1: nhiều người mua một người bán. Đây chính là hình thức đấu giá (Auction). Đấu giá là một trong những hình thức mua bán phổ biến trong thương mại. Trong mô hình đấu giá (nhiều người mua, một người bán), người mua sẽ trả giá theo một cách thức nào đó, ví dụ như ai trả giá cao nhất sẽ thắng.

Thương lượng 1-n: Một người mua có thể thương lượng đồng thời với nhiều người bán. Hình thức này còn gọi là đấu giá ngược (Reverse-Auction).

Thương lượng n-n: còn gọi là thương lượng đa phương hay chợ (market). Mỗi người mua có thể thương lượng đồng thời với nhiều người bán và mỗi người bán cũng có thể thương lượng đồng thời với nhiều người mua.

Khi hệ thống có các agent đại diện cho người mua và người bán thì các agent này sẽ tự động thương lượng với nhau. Trong thương lương song phương người ta chia ra ba cách tiếp cận [5]:

Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết trò chơi

Đây là cách tiếp cận sử dụng chiến lược tương tác giữa các agent ích kỷ (self- interested agent) theo các luật trò chơi. Trong cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu cố gắng xác định một chiến lược tối ưu bằng cách phân tích mối tương tác giữa các agent giống như trong một trò chơi và tìm ra điểm cân bằng của quá trình tương tác giữa các agent đó.

Cách tiếp cận dựa trên Heuristic

1-1 1-n n-1 n-n Số người mua S n g ư i b án Hình 2.6: Các dạng thương lượng

Trong mô hình này, các hàm quyết định dựa trên heuristic được sử dụng để ước lượng và sinh ra các yêu cầu hay đề nghị mới trong quá trình thương lượng.

Cách tiếp cận dựa trên lập luận (Argumentation-based)

Cách tiếp cận này cho phép các agent có thể chuyển các thông tin thêm hoặc lập luận cho các giá trị tinh thần như niềm tin hay ý định trong quá trình thương lượng. Phần 3.4 của tài liệu sẽ tìm hiểu một kiến trúc thương lượng sử dụng agent trung gian và áp dụng kiến trúc này cho thương lượng song phương cũng như thương lượng đa phương.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học lập trình hướng agent (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w