Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 29 - 31)

b. Vốn ngoại tệ

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Quy mô vốn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế bất ổn định. Nguồn vốn huy động từ dân có tốc độ tăng trưởng biến động mạnh nhất: nếu như năm 2006 tăng 22,5% so với năm 2005 thì lại giảm mạnh vào năm 2007 là 39,2% so với năm 2006 và đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2008, tăng 120,3% so với năm 2007. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng cũng có nhiều biến động tăng giảm thất thường, gây khó khăn cho việc hoạch định các kế hoạch, chính sách đầu tư dài hạn.

Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, gần 40% nhưng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu thanh toán. Điều này cho thấy tính không ổn định của nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

- Cơ cấu vốn huy động  Về loại tiền

Vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng không ổn định, và vẫn chiếm tỷ trọng bé trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng giảm xuống trong khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, Chi nhánh cũng chỉ mới áp dụng các hình thức huy động tiền gửi USD, EUR nên vẫn chưa đa dạng được các loại ngoại tệ đáp ứng hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán biện mậu,…

 Về kỳ hạn

Tỷ trọng vốn ngắn hạn của Chi nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Trong khi xu hướng sử dụng vốn của Ngân hàng là đầu tư vào các dự án trung và dài hạn chiếm trên 50%. Vốn ngắn hạn dư thừa còn vốn huy động trung và dài hạn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh dài hạn của ngân hàng. Việc chuyển hóa kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn còn hạn chế vì để làm điều này ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Như vậy, công tác huy động vốn chưa thực sự gắn liền với việc sử dụng vốn.

- Các hình thức huy động vốn tuy đa dạng nhưng chưa tạo ra được các sản phẩm có tính riêng biệt, mang nặng tính truyền thống. Hầu hết các sản phẩm tiền gửi mà Ngân hàng đang áp dụng đều có mặt tại các NHTM khác, thậm chí với cùng kỳ hạn nhưng khung lãi suất ở các NHTM Cổ phần vẫn cao hơn NHNo&PTNT Hà Nội.

- Chi phí huy động vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm, mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng bị thu hẹp đã làm giảm lợi nhuận thu được của Ngân hàng.

- Hoạt động marketing, tuyên truyền quảng bá hình ảnh và các sản phẩm mới cùng các chương trình khuyến mãi đã được thực hiện nhưng tính rộng rãi của nó chưa cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 29 - 31)