Xuất với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình nhập khẩu ô tô đầu kéo tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Vận Tải Hải Bình (Trang 44)

- Tự nhập khẩu các mặt hàng tiêu thụ mạnh về khá nhiều, thường bị tồn kho Hầu như hàng nhập khẩu về nước đều được mua theo giá CIF chiếm 52.7% tổng các

3.2.2 xuất với cơ quan nhà nước

* Chính sách thuế

- Nhà nước cần phải quy định cụ thể, chính xác tên hàng, mức thuế, nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hay giấy phép để công ty làm cơ sở ký kết hợp đồng và khai báo hải quan, tính thuế. Khi có sự thay đổi trong chính sách thuế thì Nhà nước cần thông báo cho công ty biết trước từ 3 đến 6 tháng để công ty kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình.

- Nhà nước có những chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu cho mặt hàng ô tô đầu kéo của công ty để có giá cả phù hợp góp phần đẩy mạnh nhu cầu mặt hàng

- Nhà nước ban hành các danh mục các hàng hóa nhập khẩu với việc tính thuế cho từng mặt hàng cung cấp cho các doanh nghiệp để tính thuế đúng nhanh và chính xác.

*Chính sách hải quan

Công tác kiểm tra hồ sơ hải quan còn rườm rà cho nên nhà nước cần nghiên cứu giảm các thủ tục nhập khẩu để tránh phiền hà, tạo sự thông thoáng xuất nhập khẩu, giảm thiểu thời gian và các chi phí không cần thiết

Như vậy trước hết phải đẩy mạnh công tác giáo dục cán bộ công chức hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu về tinh thần, trách nhiệm trong công việc, về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ bởi thái độ cửa quyền gây khó khăn cho người làm công tác xuất nhập khẩu. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ mất phẩm chất đã gây ra những tiêu cực trong khâu xét duyệt và làm thủ tục khỏc gõy mất lòng tin, làm nản lòng doanh nghiệp.

Cần lành mạnh hóa công tác hải quan, yêu cầu hải quan có đội ngũ chuyên môn giỏi và hiểu biết tường tận về mọi nghiệp vụ chuyên môn có thể đánh giá kỹ lưỡng những chủng loại hàng hóa nhập khẩu. Giá tính thuế và mã số thuế cho mặt hàng này nên quy định rõ ràng hơn để khắc phục những tình trạng nhũng nhiễu trong hoạt động hải quan tại các cửa khẩu, cố gắng rút ngắn thời gian kiểm tra hàng hóa. Hàng hóa sau khi hải quan kiểm tra xong chờ thủ tục tính thuế hoặc giám định đề nghị cho các doanh nghiệp về kho bảo quản, không nên giữ ở cảng làm cho chi phí lưu kho, lưu bãi lên cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Nhà nước nên có biện pháp để nhanh chóng phổ biến hình thức khai báo hải quan điện tử để tạo điều kiệu cho các doanh nghiệp khai báo một cách nhanh chóng, giúp cho hàng hóa được thông quan nhanh.

*Quản lý ngoại tệ

Công ty cũng như các đơn vị kinh doanh nhập khẩu khác đều phải dùng ngoại tệ để thanh toán. Trong khi nhà nước quản lý ngoại tệ còn chặt chẽ, điều đó đã làm cho ngoại tệ nhập khẩu bị thiếu. Mặc dù, nhà nước đặt ra quy định thanh toán trong

nội địa không dùng ngoại tệ, nhưng Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp trao đổi ngoại tệ với nhau khi cần thiết. Nhất là khi nhập khẩu phụ tùng ô tô có giá trị tương đối cao nên cần nhiều ngoại tệ hơn.

Nhà nước cần có sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương đối sát với thị trường, khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá mua là tối thiểu. Đồng thời, Nhà nước cần dành một số ngoại tệ cho ngân hàng ngoại thương làm vốn kinh doanh và điều chỉnh tỷ giá thị trường ổn định, không đột biến bằng cách buộc các đơn vị phải thanh toán qua ngân hàng, tránh tình trạng giữ ngoại tệ buôn bán với nhau.

*Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp

Có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Trước mắt đó là sự ổn định về chính trị và luật pháp. Đường lối chính sách phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ sở phục vụ kinh doanh ngày càng được cải tạo và nâng cấp để hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

* Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm lựa chọn thông tin về thị trường, về bạn hàng. Mà đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thì việc này càng quan trọng hơn. Một trong những nguồn thông tin được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý bởi nó có độ tin cậy cao đó chính là nguồn thông tin từ lãnh sự sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Ngoài ra còn một số thông tin khác như thông tin trên mạng Internet, tuy nguồn này cũng có độ tin cậy cao nhưng chi phí cho nó không phải là nhỏ và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chấp nhận được. Các nguồn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, sách, báo,...thì thường không cập nhật và nó sẽ bị chậm so với tình hình đang diễn ra dẫn đến việc dự đoán khó chính xác. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường thông qua các

tổ chức lãnh sự quán, các tổ chức xúc tiến thương mại từ nước ngoài hoặc bằng cách giảm cước thuê bao dịch vụ Internet...

KẾT LUẬN

Khi đất nước chưa thể tự mình phát minh ra các thành tựu khoa học kỹ thuật thì việc nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Đối với Việt Nam cũng vậy, thông qua việc nhập khẩu các mặt hàng hóa chất và dụng cụ từ các nước tiên tiến, Việt Nam mới có thể phát triển khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước. Và đối với các công ty, việc nhập khẩu đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại, đủ sức cạnh tranh và phát triển. Hiện nay ngành sản xuất ô tô đầu kéo của nước ta còn yếu, hầu hết các công ty là nhập khẩu về phân phối. Mặt khác chúng ta đang mở cửa nền kinh tế nên các doanh nghiệp nhập khẩu phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Mặc dù đứng trước những khó khăn và thách thức trong sự cạnh trạnh gay gắt và không ổn định của thị trường. Nhưng công ty TNHH TM-VT Hải Bình vẫn đứng vững và đang hướng tới mở rộng quy mô. Qua đó ta có thể thấy được công ty đang có chiến lược kinh doanh hợp lý là nhập khẩu mặt hàng ô tô đầu kéo dành cho chuyên ngành vận tải và trang thiết bị cho công nghiệp sửa chữa ôtô.

Trên đây là bài báo cáo của em sau thời gian thực tập tại công ty TNHH TM- VT Hải Bình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Minh Tiệp, thầy cô trong khoa KT&QTKD và ban lãnh đạo công ty TNHH TNHH TM-VT Hải Bình và các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện, đóng góp cho em kiến thức lý luận và thực hành để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Do thời gian nghiên cứu, trình độ và khả năng hiểu biết có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến từ các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình nhập khẩu ô tô đầu kéo tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Vận Tải Hải Bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w