Chức năng Quản trị hệ thống

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƯU HỌC SINH LÀO (Trang 28)

Chức năng quản lý hệ thống được phân chia thành hai cấp. Chức năng quản lý chung được thực hiện bởi thành viên có quyền Admin. Và chức năng cập nhật các tin tức, bài học được thực hiện bởi các thành viên có quyền là Giáo viên.

Hình 3-5. Chức năng quản lý hệ thống

Đối với chức năng quản lý chung hệ thống, người quản trị có toàn quyền tác động vào hệ thống, từ thay đổi giao diện, tạo các tài khoản, thực hiện các chính sách khác liên quan tới hệ thống, thì người quản trị sẽ có quyền quản lý các khóa học, bài học giống như là tài khoản Giảng viên.

Quản lý khóa học và bài học, là cho phép giảng viên có thể thêm/xóa/sửa các khóa học trong hệ thống, cho phép học viên tham gia khóa học, quản lý điểm của học viên cũng như nội dung các bài học liên quan.

29

3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu và các đối tƣợng

Cơ sở dữ liệu theo hệ thống Moodle

3.4. Kỹ thuật cài đặt

3.4.1. Yêu cầu hệ thống cài đặt

Hệ thống Website được phát triển từ hệ thống mã nguồn mở Moodle, đây là một hệ thống mã nguồn mở phát triển website phổ biến và chuyên dùng cho các hệ thống hỗ trợ học tập. Mã nguồn mở Moodle sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình cài đặt và sử dụng, phù hợp với yêu cầu thực tế của đề tài. Chính vì vậy nhóm tác giả quyết định chọn mã nguồn mở moodle để cài đặt và quản trị hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào.

Để cài đặt hệ thống Moodle, yêu cầu đối với phần cứng gồm:

 Máy chủ Linux (Windows): là những máy chủ chứa mã nguồn thực thi của hệ thống. Yêu cầu tối thiểu không gian bộ nhớ 100MB.

 PHP là ngôn ngữ cài đặt và là công cụ biên dịch mã nguồn.  Các hệ thống máy chủ Web (Webserver Apache)

 Các công cụ quản lý dữ liệu (Database) MySQL

3.4.2. Hệ thống sử dụng trong Đề tài

 Máy chủ Linux: tại địa chỉ IP 202.150.213.18 (http://hostinger.vn)  PHP 5.5

 Webserver Apache 2.4.10  MySQL 5.1

30

CHƢƠNG 4. TRIỂN KHAI, KIỂM THỬ HỆ THỐNG 4.1. Triển khai hệ thống thử nghiệm

4.1.1. Triển khai Website

4.1.1.1. Cài đặt hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào

 Mã nguồn website là tập mã nguồn mở của Hệ thống Moodle 2.6.

 Sử dụng theme (giao diện) clearn. Một số chỉnh sửa giao diện khác phù hợp hơn với thực tế sử dụng.

Tập file “custom.css” dùng để chỉnh sửa các cách trình bày cho giao diện mới theo yêu cầu

/* Custom CSS

---*/ a.logo {

background: url([[setting:logo]]) no-repeat 0 0; display: block; float: left; height: 75px; margin: 0; padding: 0; width: 100%; } .dir-rtl a.logo {

background: url([[setting:logo]]) no-repeat 100% 0; display: block; float: right; } /* Custom CSS Settings ---*/ [[setting:customcss]]

/*Nguyen Quoc Dung */ a.logo { /*//localhost/moodle/pluginfile.php/1/theme_clean/logo/ -1/logo.jpg*/ height: 100px; background-image: url("//localhost/moodle/theme/clean/Images/Logo01.png"); background-color: #5e9ea0; } .block { background-color: #c9f8f9; } .summary { float: left; }

31

 Cài đặt mới các gói giao diện tiếng Việt và tiếng Lào hỗ trợ cho các hiện thị trình bày của giao diện phù hợp hơn cho từng Lưu học Sinh Lào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.2. Một số hình ảnh website

Hình 4-1. Trang chủ của Website

32

Hình 4-3. Trang theo dõi khóa học và bài học của Sinh viên

Hình 4-4. Trang bài học của Sinh viên

4.1.2. Thử nghiệm Hệ thống website

 Cài đặt thử nghiệm hệ thống Website tại địa chỉ: http://htuvila.tk/htuvila  Khóa học thử nghiệm của hệ thống: Môn học đọc hiểu tiếng việt 1

 Các bài giảng đăng trên hệ thống lấy từ tập bài giảng “Môn đọc hiểu tiếng Việt 1” , Khoa SP XH-NV.

33

4.2. Đánh giá, nhận xét

Qua quá trình phát triển và thử nghiệm hệ thống trên mạng Internet, các đối tượng đã được tham gia tiếp cận hệ thống gồm: Các thành viên tham gia phát triển, một số lưu học sinh lào tại khoa KT-CN, SPXH – NV. Nhóm tác giả đã nhận được một số nhận xét đánh giá quý báo:

Tích cực, đa số người dùng đều đánh giá đây là một hệ thống hỗ trợ học tập thiết thực cho lưu học sinh, giúp lưu học sinh Lào có thể rèn luyện kỷ năng tiếng Việt nhiều hơn, hiệu quả hơn ngoài thời gian học tập trên lớp. bài học ở khóa học tiếng việt đọc hiểu 1 đã bám sát nội dung học tập trên lớp, qua đó giúp lưu học sinh lào nắm vững kiến thức hơn.

Hạn chế, một số chức năng mong muốn như hỗ trợ từ điển, thêm nhiều bài học mới không được phong phú. Nội bài học và bài tập chưa không được hỗ trợ trực quan hơn. Một số thao tác liên quan làm bài tập còn khó sử dụng…

34

KẾT LUẬN

Hệ thống Website chưa cập nhật được hết khóa học trong bộ môn Học tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào, nên sự đồng bộ trong việc học của Lưu học Sinh Lào chưa thấy được hiệu quả rõ rệt.

Hệ thống không có thời gian thử nghiệm nhiều và áp dụng cho thực tế Lưu học Sinh nên chưa mang lại kết quả thử nghiệm chính xác hơn.

Hiện tại Website chỉ có một khóa học “Đọc hiểu tiếng Việt -1” nên các tính năng như: nghe, viết… của Lưu học Sinh và của Hệ thống chưa có sự kiểm chứng rõ ràng.

Hệ thống hiện tại chưa thể thích hợp được chương trình Từ điển Việt – Lào nên quá trình học của Lưu học sinh nên còn phải sử dụng các công cụ tra từ điển khác nhau.

Trong thời gian tới Nhóm đề tài sẽ phát triển, cập nhật hoàn thiện Hệ thống Website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh lào theo tại trường ĐH Hà Tĩnh và những bạn Lào yêu tích Tiếng Việt đều có thể theo học. Hệ thống website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào có thể cập nhật thêm các môn học theo chương trình của Lưu học Sinh Lào tại ĐH Hà Tĩnh cũng như cập nhật hệ thống bài giảng tự học cho những bạn Lào yêu thích tiếng Việt.

Hệ thống Website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào sẽ được tích hợp Hệ thống Từ điển Việt Lào, từ điển chuyên ngành Việt – Lào khi dự án Từ điển hoàn thành.

Hệ thống Website sẽ cập nhật và thay đổi giao diện ngày càng phù hợp, dễ sử dụng hơn, hỗ trợ cho nhiều thiết bị di động hơn cho các bạn Lưu học Sinh Lào.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Duy Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Bài giảng nhập môn Internet và E-Learning, Chương trình “Đào tạo từ xa” Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2003.

[2]. Báo cáo Nghiên cứu khoa học đề tài “Ứng dụng Moodle trong giảng dạy Tiếng Anh tại trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải”, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, 2011.

[3]. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Tài liệu tập huấn “Sử dụng Moodle tạo lớp học trực tuyến”, Hậu Giang, 2010.

[4].http://www.giaiphapso.info/giai-phap-so/cac-he-thong-web-ma-nguon- mo-open-source-system-pho-bien-tren-the-gioi/ (Truy cập ngày 10/03/2014)

36

PHỤ LỤC 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG “HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƢU HỌC SINH LÀO”

i. Hƣớng dẫn ngƣời dùng Quản trị

Tài khoản Quản trị là tài khoản có toàn quyền trong hệ thống. Người dùng đăng nhập bằng tài khoản quản trị có thể thay đổi tất cả các thuộc tính của hệ thống.

Hình phục lục 1. Giao diện sau khi đăng nhập quản trị

Các chức năng chính của tài khoản Quản trị gồm có:  Thiết lập các thuộc tính của Hệ thống như:

Thay đổi giao diện hệ thống: Đăng nhập tài khoản quản trị, người dùng chọn chức năng “Quản trị hệ thống \ hình thức trình bày”. Trong phần chức năng này, người dùng có thể tùy ý thay đổi giao diện hệ thống hoặc thiết lập các thuộc tính khác của giao diện như: Tên website, thiết lập các lựa chọn cho phép thay đổi mã nguồn… (hình 5-2) .

37

Hình phục lục 2. Thay đổi giao diện hệ thống

 Thiết lập ngôn ngữ cho website

Người quản trị có thể thay đổi, thêm mới gói ngôn ngữ cho website (đa ngôn ngữ). Trong quá trình cài đặt hệ thống, nếu người quản trị chọn ngôn ngữ sử dụng nào để cài đặt thì ngôn ngữ đó mặc định là ngôn ngữ cho website. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người quản trị có thể thêm mới và thay đổi lại ngôn ngữ hiện thị cho website. Để chỉnh sửa gói ngôn ngữ, người quản trị đăng nhập và chọn chức năng

Quản trị hệ thống \ ngôn ngữ.

38

Hình phục lục 4. Thiết lập các thuộc tính ngôn ngữ cho website

 Quản trị các modun đã cài đặt

Người quản trị có thể thêm mới, xóa bỏ các gói, các modun trong website. Để đăng nhập và thực hiện chức năng quản lý khối, lựa chọn quản trị hệ thống \ module

Hình phục lục 5. Quản trị các module trong hệ thống.

- Chưc năng quản lý khóa học, bài học… đây là chức năng cho phép người quản trị là Giáo viên, chức năng này sẽ trình bày kỹ hơn trong phần II hướng dẫn đăng tải bài học cho Giảng viên.

- Chức năng quản lý học viên (thêm các tài khoản).

Người quản trị hoặc là tài khoản nhóm quản trị có chức năng quản lý các tài khoản khác như: thêm, xóa, sửa, thay đổi các thông tin cho tài khoản. Để thực hiện chức năng quản trị tài khoản, người quản trị đăng nhập và lựa chọn chức năng: quản

39

Hình phục lục 6. Quản trị thành viên cho hệ thống

ii. Hƣớng dẫn đăng tải bài học cho Giảng viên

Trong hệ thống website, những tài khoản được gán quyền Giảng viên đều có quyền thêm, sửa, xóa nội dung của các khóa học nếu tài khoản đó được ghi danh. Mỗi một khóa học có trên hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt có thể có một hoặc nhiều Giảng viên tương ứng với giảng viên sẽ tham gia giảng dạy trên lớp học chính.

Các chức năng chính của tài khoản giảng viên gồm có:

 Quản lý các khóa học: Khi Giảng viên được quyền quản lý khóa học, giảng viên có thể thực hiện các chức năng như:

 Thêm bài học cho khóa học: Giảng viên lựa chọn chức năng “trang nhà \ khóa học hiện hành”. Sau khi vào giao diện chính của khóa học, chọn chức năng “thêm hoạt động hoặc tài nguyên” (hình 5-7).

40

Để thêm bài học, học viên có thể lựa chọn gói “bài học” hoặc gói “SCORM”… để thêm các diễn đàn, đề thi, các cuộc khảo sát, phòng học trực tuyến, giảng viên có thể lựa chọn các gói tương ứng có sẵn.

Sửa bài học cho khóa học: Sauk hi thêm mới bài học, giảng viên có thể sửa bài học cho khóa học: Trang nhà \ Khóa học hiện hành \ chọn bài học tương ứng muốn sửa (hình 5-8).

Hình phục lục 8. Sửa nội dung của một bài học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quản trị điểm số cho Sinh viên, đây là chức năng cho phép giảng viên theo dõi Sinh viên có thực hiện bài học, bài tập ở nhà không? Dựa vào kết quả điểm số này giảng viên có thể tự đánh giá và xếp lại về ý thức học tập hoặc là điểm thực hành, điểm chuyên cần nếu cần thiết. Để xem điểm số sinh viên, vào quản

trị khóa học \ điểm số

Hình phục lục 9. Quản trị điểm cho lưu học sinh Lào

41

Chức năng cho lưu học sinh Lào là chức năng quan trọng của hệ thống. Hệ thống mang lại hiệu quả học tập tốt hay không phụ thuộc vào cách sử dụng của lưu học sinh.

Các chức năng chính lưu học sinh có thể thực hiện trên hệ thống là

 Xem bài giảng và thực hành các bài tập, chức năng cho phép lưu học sinh Lào tham gia các khóa học và làm bài tập trực tuyến trên hệ thống. Để thực hiện được chức năng này, mỗi lưu học sinh đều được cung cấp một tài khoản quyền Học viên. Sau khi đăng nhập, lưu học sinh Lào lựa chọn trang nhà \ khóa học hiện hành, giao diện chính của khóa học sẽ hiện thị với toàn bộ các bài học có trong khóa học. Lưu học sinh lựa chọn bài học thích hợp để bắt đầu học bài.

Hình phục lục 10. Danh mục các bài học của khóa học.

42

Hình phục lục 12. Thực hiện các bài tập nếu có trong bài học

Hình phục lục 13. Phản hồi đáp án khi thực hiện câu trả lời

Sau khi hoàn thành bài học, học viên có thể xem điểm hoặc quay lại bài học hoặc xem lại bài học đã thực hiện…

43

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG VIỆ CỦA LƢU HỌC SINH LÀO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà tĩnh, ngày 10 tháng 11 năm 2013

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Hệ thống hổ trợ học tập trực tuyến cho Lƣu học sinh Lào) Thân gửi: Các bạn Lưu học sinh Lào, trường Đại Học Hà Tĩnh.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, học tập ngôn ngữ Việt Nam cũng như các môn học chuyên ngành của các Khoa trong trường Đại học Hà Tĩnh cho các bạn Lưu học sinh. Chúng tôi đang nghiên cứu và xây dựng một hệ thống “Hổ trợ học

tập Trực tuyến cho các bạn Lƣu học sinh Lào” với các chức năng cơ bản như cho

phép Lưu học sinh sử dụng mạng INTERNET Xem trước bài học hoặc ôn lại bài học trên lớp cũng như các câu hỏi bài tập liên quan cuối mỗi bài. Vì vậy chúng tôi mong muốn sự giúp đỡ của tất cả các bạn Lưu học sinh bằng cách đóng góp ý kiến về cho nhóm tác giả. Cũng như HOÀN THÀNH phiếu điều tra. Mọi ý kiến đóng góp xin vui long gửi về theo địa chỉ: dung.nguyenquoc@htu.edu.vn.

Xin chân thành cảm ơn!

HƯỚNG DẪN: Điền dấu X vào lựa chọn của bạn

Câu 1: Các bài giảng của Giảng viên trong trường có thời gian như thế nào?

 Quá nhanh  Nhanh  Bình thường  Chậm

Câu 2: Sau mỗi bài giảng, các bạn Lưu học sinh hiểu được bài học thế nào?

 Rất hiểu  Hiểu  Hiểu ít  Không hiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 3: Các bạn Lưu học sinh có muốn xem trước bài học tiếp theo không?

 Rất cần  Có thể xem  Không cần xem

Câu 4: Các bạn Lưu học sinh có muốn một website với đầy đủ các bài học của môn học để tra cứu, học tập, ôn tập khi cần thiết?

 Rất cần  Cần  Có càng tốt  Không cần

Câu 5: Nếu có một website học tập trực tuyến cho Lưu học sinh, tần suất vào trang học tập trực tuyến của các bạn là

44

Câu 6: Nếu ép buộc Lưu học sinh học tập qua website trực tuyến, các bạn Lưu học sinh có tham gia không?

 Nhiệt tình  Tham gia  Có thể  Không

Câu 7: Các bạn lưu học sinh có thường xuyên lên Internet tìm kiếm tài liệu và học tập không?

 Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ

Câu 8: Các bạn Lưu học sinh có biết hiện tại trường ĐH Hà Tĩnh có những website nào hổ trợ học tập trực tuyến cho Lưu học sinh?

 Biết tên website  Không biết

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƯU HỌC SINH LÀO (Trang 28)