Phân tích và thiết kế chức năng hệ thống

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƯU HỌC SINH LÀO (Trang 25)

3.2.1. Vai trò của ngƣời dùng trong hệ thống

3.2.1.1. Quản trị hệ thống

Administrator (gọi tắt là admin hay người quản trị hệ thống) là người có quyền cao nhất trong hệ thống, khi đăng nhập vào với vai trò admin thì người dùng có thể làm bất kì việc gì trong hệ thống, có thể thực hiện các thao tác như thêm, sửa, xóa các tài khoản của người dùng, thiết lập tham số cho khóa học, điều chỉnh cấu hình…

Người quản trị hệ thống sẽ giúp giáo viên làm các công việc sau: - Lên danh sách lớp học.

- Gán quyền cho giáo viên hay người học tham gia một khóa học. - Tạo ra các khóa học theo định dạng cho trước.

3.2.1.2. Giảng viên

Giáo viên là người có quyền giảng dạy trong các khóa học và đã được người quản trị hệ thống hay người tạo lập khóa học cấp phép. Sau khi được người quản trị cấp tài khoản với vai trò giáo viên, người dùng có thể:

- Thêm tài nguyên vào khóa học: Tạo nhãn, soạn thảo văn bản, liên kết tới một tệp...

- Thêm các hoạt động: bài học, bài tập lớn, chat, đề thi… - Thiết lập các diễn đàn thảo luận

- Chấm điểm và thông báo cho sinh viên - Thực hiện các cuộc bình bầu, điều tra.

- Nếu giáo viên được cấp quyền chỉnh sửa (editing) thì giáo viên đó có quyền tạo và chỉnh sửa các hoạt động trong các khóa học hiện hành

3.2.1.3. Sinh viên (Lưu học sinh)

Mỗi sinh viên muốn sử dụng hệ thống cần được người quản trị hệ thống cấp một tài khoản để tham gia khóa học với vai trò sinh viên. Khi sinh viên khi được cấp tài khoản và được cấp phép cho tham gia vào một khóa học thì sinh viên có thể:

- Đăng nhập vào hệ thống để thấy những khóa học của mình - Tham gia và các hoạt động của khóa học

- Tải tài liệu về - Tham gia diễn đàn

26

- Tham gia làm các bài kiểm tra trắc nghiệm - Nhận bài tập để làm và nộp bài tập cho giáo viên - Xem kết quả kiểm tra, bài tập

- Xem danh sách lớp

- Xem và chỉnh sửa thông tin cá nhân

3.2.1.4. Sơ đồ tổng quát chức năng của hệ thống

Hệ thống website gồm có các chức năng cơ bản như hình 2-1

Hình 3-1. Sơ đồ chức năng tổng quát của hệ thống website

Trên hệ thống sẽ quản lý các tài khoản người quản trị, giảng viên, lưu học sinh. Đối với từng tài khoản người dùng thì sẽ có những quyền hạn khác nhau đối với hệ thống (xem mô hình use case 2-1). Với chức năng quản trị hệ thống thì chỉ có tài khoản người quản trị mới có quyền sử dụng. Chức năng quản trị khóa học và bài học thì người quản trị và giảng viên đều có thể sử dụng. tài khoản lưu học sinh thì có thể trao đổi qua diễn đàn hoặc thực hiện các bài học…

3.2.2. Chức năng xem bài giảng

Chức năng xem bài giảng là chức năng cho phép khách vãng lai, Lưu học sinh, Giáo viên có thể xem được nội dung bài giảng và các tài nguyên thuộc bài học. Tùy vào từng môn học sẽ có sự gán quyền các tài nguyên cụ thể cho từng đối tượng người dùng.

27

Hình 3-2. Chức năng xem bài giảng

3.2.3. Chức năng làm bài tập:

Hình 3-3. Chức năng làm bài tập

Mỗi lưu học sinh hoặc khách sau khi xem và học qua một bài giảng nào đó trên hệ thống đều có thể làm các bài tập cũng cố kiến thức ở cuối mỗi bài hoặc các câu hỏi trong quá trình xem bài học. Chức năng làm bài tập còn cho phép Sinh viên sau khi đăng nhập hệ thống có thể lưu kết quả bài tập của mình để theo dõi quá trình học tập của mình cũng như cho phép Giáo viên có thể theo dõi Sinh viên khi cần thiết.

3.2.4. Chức năng Phản hồi, Forum, thảo luận

Trong quá trình học tập và theo dõi các bài giảng, Sinh viên, Giáo viên có thể trao đổi các ý kiến, chia sẽ kinh nghiệm cũng như tài liệu qua hệ thống Forum của Website. Hệ thống forum của website có thể được sử dụng trong các khóa học cụ thể để sinh viên có thể theo dõi và trao đổi các vấn đề liên quan.

28

Hình 3-4. Chức năng phản hồi ý kiến

3.2.5. Chức năng Quản trị hệ thống

Chức năng quản lý hệ thống được phân chia thành hai cấp. Chức năng quản lý chung được thực hiện bởi thành viên có quyền Admin. Và chức năng cập nhật các tin tức, bài học được thực hiện bởi các thành viên có quyền là Giáo viên.

Hình 3-5. Chức năng quản lý hệ thống

Đối với chức năng quản lý chung hệ thống, người quản trị có toàn quyền tác động vào hệ thống, từ thay đổi giao diện, tạo các tài khoản, thực hiện các chính sách khác liên quan tới hệ thống, thì người quản trị sẽ có quyền quản lý các khóa học, bài học giống như là tài khoản Giảng viên.

Quản lý khóa học và bài học, là cho phép giảng viên có thể thêm/xóa/sửa các khóa học trong hệ thống, cho phép học viên tham gia khóa học, quản lý điểm của học viên cũng như nội dung các bài học liên quan.

29

3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu và các đối tƣợng

Cơ sở dữ liệu theo hệ thống Moodle

3.4. Kỹ thuật cài đặt

3.4.1. Yêu cầu hệ thống cài đặt

Hệ thống Website được phát triển từ hệ thống mã nguồn mở Moodle, đây là một hệ thống mã nguồn mở phát triển website phổ biến và chuyên dùng cho các hệ thống hỗ trợ học tập. Mã nguồn mở Moodle sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình cài đặt và sử dụng, phù hợp với yêu cầu thực tế của đề tài. Chính vì vậy nhóm tác giả quyết định chọn mã nguồn mở moodle để cài đặt và quản trị hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào.

Để cài đặt hệ thống Moodle, yêu cầu đối với phần cứng gồm:

 Máy chủ Linux (Windows): là những máy chủ chứa mã nguồn thực thi của hệ thống. Yêu cầu tối thiểu không gian bộ nhớ 100MB.

 PHP là ngôn ngữ cài đặt và là công cụ biên dịch mã nguồn.  Các hệ thống máy chủ Web (Webserver Apache)

 Các công cụ quản lý dữ liệu (Database) MySQL

3.4.2. Hệ thống sử dụng trong Đề tài

 Máy chủ Linux: tại địa chỉ IP 202.150.213.18 (http://hostinger.vn)  PHP 5.5

 Webserver Apache 2.4.10  MySQL 5.1

30

CHƢƠNG 4. TRIỂN KHAI, KIỂM THỬ HỆ THỐNG 4.1. Triển khai hệ thống thử nghiệm

4.1.1. Triển khai Website

4.1.1.1. Cài đặt hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào

 Mã nguồn website là tập mã nguồn mở của Hệ thống Moodle 2.6.

 Sử dụng theme (giao diện) clearn. Một số chỉnh sửa giao diện khác phù hợp hơn với thực tế sử dụng.

Tập file “custom.css” dùng để chỉnh sửa các cách trình bày cho giao diện mới theo yêu cầu

/* Custom CSS

---*/ a.logo {

background: url([[setting:logo]]) no-repeat 0 0; display: block; float: left; height: 75px; margin: 0; padding: 0; width: 100%; } .dir-rtl a.logo {

background: url([[setting:logo]]) no-repeat 100% 0; display: block; float: right; } /* Custom CSS Settings ---*/ [[setting:customcss]]

/*Nguyen Quoc Dung */ a.logo { /*//localhost/moodle/pluginfile.php/1/theme_clean/logo/ -1/logo.jpg*/ height: 100px; background-image: url("//localhost/moodle/theme/clean/Images/Logo01.png"); background-color: #5e9ea0; } .block { background-color: #c9f8f9; } .summary { float: left; }

31

 Cài đặt mới các gói giao diện tiếng Việt và tiếng Lào hỗ trợ cho các hiện thị trình bày của giao diện phù hợp hơn cho từng Lưu học Sinh Lào.

4.1.1.2. Một số hình ảnh website

Hình 4-1. Trang chủ của Website

32

Hình 4-3. Trang theo dõi khóa học và bài học của Sinh viên

Hình 4-4. Trang bài học của Sinh viên

4.1.2. Thử nghiệm Hệ thống website

 Cài đặt thử nghiệm hệ thống Website tại địa chỉ: http://htuvila.tk/htuvila  Khóa học thử nghiệm của hệ thống: Môn học đọc hiểu tiếng việt 1

 Các bài giảng đăng trên hệ thống lấy từ tập bài giảng “Môn đọc hiểu tiếng Việt 1” , Khoa SP XH-NV.

33

4.2. Đánh giá, nhận xét

Qua quá trình phát triển và thử nghiệm hệ thống trên mạng Internet, các đối tượng đã được tham gia tiếp cận hệ thống gồm: Các thành viên tham gia phát triển, một số lưu học sinh lào tại khoa KT-CN, SPXH – NV. Nhóm tác giả đã nhận được một số nhận xét đánh giá quý báo:

Tích cực, đa số người dùng đều đánh giá đây là một hệ thống hỗ trợ học tập thiết thực cho lưu học sinh, giúp lưu học sinh Lào có thể rèn luyện kỷ năng tiếng Việt nhiều hơn, hiệu quả hơn ngoài thời gian học tập trên lớp. bài học ở khóa học tiếng việt đọc hiểu 1 đã bám sát nội dung học tập trên lớp, qua đó giúp lưu học sinh lào nắm vững kiến thức hơn.

Hạn chế, một số chức năng mong muốn như hỗ trợ từ điển, thêm nhiều bài học mới không được phong phú. Nội bài học và bài tập chưa không được hỗ trợ trực quan hơn. Một số thao tác liên quan làm bài tập còn khó sử dụng…

34

KẾT LUẬN

Hệ thống Website chưa cập nhật được hết khóa học trong bộ môn Học tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào, nên sự đồng bộ trong việc học của Lưu học Sinh Lào chưa thấy được hiệu quả rõ rệt.

Hệ thống không có thời gian thử nghiệm nhiều và áp dụng cho thực tế Lưu học Sinh nên chưa mang lại kết quả thử nghiệm chính xác hơn.

Hiện tại Website chỉ có một khóa học “Đọc hiểu tiếng Việt -1” nên các tính năng như: nghe, viết… của Lưu học Sinh và của Hệ thống chưa có sự kiểm chứng rõ ràng.

Hệ thống hiện tại chưa thể thích hợp được chương trình Từ điển Việt – Lào nên quá trình học của Lưu học sinh nên còn phải sử dụng các công cụ tra từ điển khác nhau.

Trong thời gian tới Nhóm đề tài sẽ phát triển, cập nhật hoàn thiện Hệ thống Website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh lào theo tại trường ĐH Hà Tĩnh và những bạn Lào yêu tích Tiếng Việt đều có thể theo học. Hệ thống website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào có thể cập nhật thêm các môn học theo chương trình của Lưu học Sinh Lào tại ĐH Hà Tĩnh cũng như cập nhật hệ thống bài giảng tự học cho những bạn Lào yêu thích tiếng Việt.

Hệ thống Website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào sẽ được tích hợp Hệ thống Từ điển Việt Lào, từ điển chuyên ngành Việt – Lào khi dự án Từ điển hoàn thành.

Hệ thống Website sẽ cập nhật và thay đổi giao diện ngày càng phù hợp, dễ sử dụng hơn, hỗ trợ cho nhiều thiết bị di động hơn cho các bạn Lưu học Sinh Lào.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Duy Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Bài giảng nhập môn Internet và E-Learning, Chương trình “Đào tạo từ xa” Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2003.

[2]. Báo cáo Nghiên cứu khoa học đề tài “Ứng dụng Moodle trong giảng dạy Tiếng Anh tại trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải”, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, 2011.

[3]. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Tài liệu tập huấn “Sử dụng Moodle tạo lớp học trực tuyến”, Hậu Giang, 2010.

[4].http://www.giaiphapso.info/giai-phap-so/cac-he-thong-web-ma-nguon- mo-open-source-system-pho-bien-tren-the-gioi/ (Truy cập ngày 10/03/2014)

36

PHỤ LỤC 1

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG “HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƢU HỌC SINH LÀO”

i. Hƣớng dẫn ngƣời dùng Quản trị

Tài khoản Quản trị là tài khoản có toàn quyền trong hệ thống. Người dùng đăng nhập bằng tài khoản quản trị có thể thay đổi tất cả các thuộc tính của hệ thống.

Hình phục lục 1. Giao diện sau khi đăng nhập quản trị

Các chức năng chính của tài khoản Quản trị gồm có:  Thiết lập các thuộc tính của Hệ thống như:

Thay đổi giao diện hệ thống: Đăng nhập tài khoản quản trị, người dùng chọn chức năng “Quản trị hệ thống \ hình thức trình bày”. Trong phần chức năng này, người dùng có thể tùy ý thay đổi giao diện hệ thống hoặc thiết lập các thuộc tính khác của giao diện như: Tên website, thiết lập các lựa chọn cho phép thay đổi mã nguồn… (hình 5-2) .

37

Hình phục lục 2. Thay đổi giao diện hệ thống

 Thiết lập ngôn ngữ cho website

Người quản trị có thể thay đổi, thêm mới gói ngôn ngữ cho website (đa ngôn ngữ). Trong quá trình cài đặt hệ thống, nếu người quản trị chọn ngôn ngữ sử dụng nào để cài đặt thì ngôn ngữ đó mặc định là ngôn ngữ cho website. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người quản trị có thể thêm mới và thay đổi lại ngôn ngữ hiện thị cho website. Để chỉnh sửa gói ngôn ngữ, người quản trị đăng nhập và chọn chức năng

Quản trị hệ thống \ ngôn ngữ.

38

Hình phục lục 4. Thiết lập các thuộc tính ngôn ngữ cho website

 Quản trị các modun đã cài đặt

Người quản trị có thể thêm mới, xóa bỏ các gói, các modun trong website. Để đăng nhập và thực hiện chức năng quản lý khối, lựa chọn quản trị hệ thống \ module

Hình phục lục 5. Quản trị các module trong hệ thống.

- Chưc năng quản lý khóa học, bài học… đây là chức năng cho phép người quản trị là Giáo viên, chức năng này sẽ trình bày kỹ hơn trong phần II hướng dẫn đăng tải bài học cho Giảng viên.

- Chức năng quản lý học viên (thêm các tài khoản).

Người quản trị hoặc là tài khoản nhóm quản trị có chức năng quản lý các tài khoản khác như: thêm, xóa, sửa, thay đổi các thông tin cho tài khoản. Để thực hiện chức năng quản trị tài khoản, người quản trị đăng nhập và lựa chọn chức năng: quản

39

Hình phục lục 6. Quản trị thành viên cho hệ thống

ii. Hƣớng dẫn đăng tải bài học cho Giảng viên

Trong hệ thống website, những tài khoản được gán quyền Giảng viên đều có quyền thêm, sửa, xóa nội dung của các khóa học nếu tài khoản đó được ghi danh. Mỗi một khóa học có trên hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt có thể có một hoặc nhiều Giảng viên tương ứng với giảng viên sẽ tham gia giảng dạy trên lớp học chính.

Các chức năng chính của tài khoản giảng viên gồm có:

 Quản lý các khóa học: Khi Giảng viên được quyền quản lý khóa học, giảng viên có thể thực hiện các chức năng như:

 Thêm bài học cho khóa học: Giảng viên lựa chọn chức năng “trang nhà \ khóa học hiện hành”. Sau khi vào giao diện chính của khóa học, chọn chức năng “thêm hoạt động hoặc tài nguyên” (hình 5-7).

40

Để thêm bài học, học viên có thể lựa chọn gói “bài học” hoặc gói “SCORM”… để thêm các diễn đàn, đề thi, các cuộc khảo sát, phòng học trực tuyến, giảng viên có thể lựa chọn các gói tương ứng có sẵn.

Sửa bài học cho khóa học: Sauk hi thêm mới bài học, giảng viên có thể sửa bài học cho khóa học: Trang nhà \ Khóa học hiện hành \ chọn bài học tương ứng muốn sửa (hình 5-8).

Hình phục lục 8. Sửa nội dung của một bài học

 Quản trị điểm số cho Sinh viên, đây là chức năng cho phép giảng viên theo dõi Sinh viên có thực hiện bài học, bài tập ở nhà không? Dựa vào kết quả điểm số này giảng viên có thể tự đánh giá và xếp lại về ý thức học tập hoặc là điểm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƯU HỌC SINH LÀO (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)