14. Nhà đầu tư sẽ quyết định lựa chọn chứng khoán trên cơ sở 1 số nhân tố Xin Ông/ bà hãy sắp xếp mức độ quan trọng của các nhân tố khi Ông/bà
3.2 Hạn chế tình trạng đầu cơ trên thị trường:
- Xây dựng một phần mềm để theo dõi các tài khoản giao dịch :
Theo như kết quả khảo sát thì các nhà đầu tư trong nước thường có xu hướng mua hay bán theo nhà đầu tư nước ngoài khi thấy nhà đầu tư nước ngoài mua- bán với khối lượng khá cao. Thực tế một số nhà đầu tư nước ngoài cũng dựa vào điều này, dựa vào tâm lí đầu tư theo bầy đàn này mà đó cố tình làm thay đổi thị trường. Chẳng hạn, họ đó tung ra bán một loại cổ phiều với số lượng nhiều để đẩy giá giảm, khiến một số nhà đầu tư trong nước bán ra, sau đó họ lại mua vào để thị trường đảo chiều.và cuối cùng không ai ngoài họ là những người sở hữu cổ phiếu với giá cao. Như vậy, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ hiếm số lượng đông đảo, nhưng giá trị giao dịch lại thấp. Với khả năng tài chính có hạn, cộng với kinh nghiệm chưa nhiều, nhà đầu tư cá nhân dễ bị “cuốn theo chiều gió” theo chân nhà đầu tư ngoại. Hậu quả là họ có thể bị đẩy ra khỏi thị trường bất cứ lúc nào. Để ngăn chặn tình trạng này, thiết nghĩ chúng ta cần xây dựng một phần mềm để theo dõi các tài khoản giao dịch, nhất là các tài khoản được mở cùng một người ở nhiều nơi khác nhau, phát hiện những tài khoản nào mua bán với số lượng khá nhiều rồi sau đó có hành động giao dịch ngược lại với cùng một loại hay một số cổ phiếu. Nếu thấy có nghi ngờ đầu cơ, cần yêu cầu chủ tài khoản giải trình Ổn định thuế đánh trên nhà đầu tư chứng khoán: Về mặt nguyên tắc chúng ta phải để thị trường phát triển một cách lành mạnh và an toàn, đã gọi là
kinh tế thị trường thì chính phủ không nên can thiệp quá sâu và can thiệp một cách hành chính vào thị trường để làm cho thị trường biến động, tuy nhiên, trước tình trạng đầu cơ như hiện nay thì thuế thu nhập chứng khoán được xem là một công cụ để kiểm soát dòng vốn vào và ra của thị trường, đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cũng theo thong lệ quốc tế, các nước có thị trường chứng khoán cũng đều đánh thuế vào thu nhập chứng khoán.
Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán giảm từ 25% xuống còn 20%. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 4 triệu đồng một hỏng; cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng. Theo nhóm, 20% vẫn cũn khá cao so với một thị trường mới phát triển như hiện nay, như thế nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ rời bỏ thị trường. Chính phủ nên đánh thuế thu nhập từ chứng khoán theo lũy tiến, như vậy nhà đầu tư nhỏ lẻ có thu nhập ít sẽ đóng thuế thấp và những nhà đầu cơ chắc chắn phải chịu mức thuế khá cao.
- Giảm biên độ dao động giá:
Ngày 25/3, Ủy ban Chứng khoán ban hành hai công văn với nội dung chính là bắt đầu từ ngày 27/3/2008, tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu tại hai sàn chứng khoán: sàn Tp.HCM từ 5%/ngày thành 1%/ngày; sàn Hà Nội từ 10%/ngày thành 2%/ngày. Sau khoảng thời gian có thể được coi là kỷ lục về tốc độ giảm giá của cả hai sàn, đó có rất nhiều động thái của các nhà quản lý, tuy nhiên đà giảm giá vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Có thể thấy một trong những mục đích từ quyết định chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại hai sàn của Ủy ban Chứng khoán là nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư - nhân tố được chỉ mặt là một trong những tác nhân chính gây nên cơn lũ giảm giá hiện nay. Hơn nữa - Với biên độ 1%/ngày thì các nhà đầu cơ sẽ không cũn có cơ hội để kiếm lợi nhuận nếu tính đến: phí giao dịch (trung bình 0,4% khi mua, 0,4% khi bán); chi phí cơ hội (gửi tiết kiệm, đầu cơ vàng, đầu cơ bất động sản..); rủi ro đầu cơ...
- Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng: giảm biên độ dao động cũng sẽ dẫn đến những tiêu cực:
* Thị trường được quyết định bởi quy luật cung - cầu, trong đó người mua - người bán được tự do quyết định: giá mua, thời điểm mua, số lượng mua... Bản than việc quy định biên độ đó là một biện pháp phi thị trường, việc thu hẹp biên độ càng đào sâu hố ngăn cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trân thế giới.
* Với các nhà đầu tư đó mua cổ phiếu khi VN-Index trên 1.000 điểm thì thời gian chờ đợi để đạt điểm hòa vốn nay sẽ rất lâu, tạo tâm lý chán nản, buông xuôi.
* Khi các nhà đầu cơ không cũn đất dụng vị, họ có thể sẽ rời bỏ thị trường kéo theo lượng tiền của họ, và quan trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất tính thanh khoản của thị trường.
- Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng việc giảm giá của cổ phiếu phần nhiều do các nhà đầu cơ bán tháo cổ phiếu. Nhưng thử tưởng tượng nếu không có các nhà đầu cơ, chỉ còn toàn nhà đầu tư, những người chỉ mua mà không bán thì coi như thị trường thứ cấp không tồn tại. Khi đó thị trường chứng khoán mất hẳn vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế, và giống như người nhảy lò cò, sẽ đi chậm và không vững.
- Như vậy có thể nói đầu cơ là một hành động gây tổn hại cho nền kinh tế, ngăn chặn đầu cơ là một trong những mục đích chính để bình ổn nền kinh tế. Tuy nhiên cũng không hẳn vì những tác hại của đầu cơ mà ta kết luận rằng phải ngăn chặn đầu cơ, mà thật chất giống như tình trạng của George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu, với những vụ khủng hoảng tài chính George Soros được nhiều người xem là thiên tài, nhiều người lại coi ông là tội nhân gây ra các cuộc khủng hoảng, vì vậy, với tôi, việc tồn tài đầu cơ là tất yếu của thị trường, nhưng chúng ta biết cách kiểm soát và hạn chế chúng thì vẫn có thể để chúng tồn tại như một điều tất yếu, nó giống như gia vị khi niêm niếm vậy, niêm vừa thì tốt còn quá tay hay niêm ít sẽ ko ngon, thị trường cũng vậy, có
những nhà đầu cơ thị trường mới sôi động, dẫn đến tính thanh khoản cao và một số lợi ít khác.