IV. PHÂN XƯỞNG MAY
2. Giới thiệu
28 M Y MAYÁ
B N À ĐỂ Ẫ M U B N À GI CÁ S Ơ ĐỒ B NÀ GI CÁ SƠ ĐỒ T T I LI UỦ À Ệ T T I LI UỦ À Ệ GI ÁĐỂ Ẫ M U B N THI T KÀ Ế Ế 28
• Tổ cắt
Bao gồm 12 người . Khi nhận được lệnh sản xuất người tổ trưởng sẽ tiến hành triển khai công việc cho các thành viên trong tổ của mình . Chịu trách nhiêm cung cấp bán thành phẩm đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng giao cho phân xưởng may đúng thời hạn .
• Phân xưởng may :
+ Để tiện cho việc sản xuất và quản lý lao động vì vậy xưởng được chia thành 7 tổ bao gồm : - Tổ 208 : 44 công nhân - Tổ 209 : 39 công nhân - Tổ 210 : 40 công nhân - Tổ 211 : 40 công nhân - Tổ 212 : 43 công nhân - Tổ 213 : 39 công nhân - Tổ 214 : 41 công nhân
Toàn bộ số công nhân trong xưởng chịu trách nhiệm nhận bán thành phẩm từ tổ cắt để gia công cho đến khi hoàn thành cơ bản sản phẩm theo mẫu của khách hàng
+ Cơ cấu sản xuất của dây chuyền may: bao gồm 7 tổ ứng với 7 dây chuyền sản xuất . Mỗi một dây chuyền sản xuất 1 mã hàng , đặc điểm sản xuất vừa và nhỏ , kế hoạch sản xuất ngắn hạn với các mặt hàng thay
29
TỦ
T IÀ
LI UỆ B N THI T KÀ Ế Ế
đổi , khách hàng đa dạng . Dây chuyền sản xuất được bố trí theo kiểu dây chuyền nước chảy( dây chuyền từng tập từng chồng theo nhịp điệu tự do . Bán thành phẩm dịch chuyển thẳng hoặc zizắc theo băng chuyền cố định . Ngoài ra trong dây chuyền còn các xe đẩy , cầu là, bàn mực dấu và cuối dây còn có bàn thu hoá sản phẩm thoát chuyền .
Quy trình công nghệ sản xuất
- Chuẩn bị kỹ thuật :
Tổ trưởng nhận kế hoạch sản xuất từ kỹ thuật phân xưởng và những tài liệu có liên quan : tiêu chuẩn thành phảm , qui trình công nghệ may , bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu ( xem tại phòng kỹ thuật ) . Sau đó cần nghiên cứu kỹ các tài liệu , nếu có sản phẩm mẫu cần nắm đắc điểm để đưa vào sản xuất .
Các thiết bị máy móc trên mặt bằng của tổ đều được đặt cố định nên việc dây chuyền được phân công theo bộ phận và căn cứ vào tay nghề chuyên môn của công nhân /
Mỗi một mã hàng sẽ có 1 sự phân công lao động , máy móc , thiết bị được bổ sung khác nhau cho phù hợp với sản xuất .
Kỹ thuật tiền phương sẽ kết hợp với kỹ thuật chuyền nghiên cứu kỹ sản phẩm và cách sử dụng thiết bị cho đúng với tiêu chuẩn thành phẩm .
Dựa vào qui trình công nghệ may người tổ trưởng sẽ xem xét khả năng của từng công nhân trong tổ mình để phân chia công việc theo phiếu công nghệ.
Từ bảng phân chia chuyền của tổ trưởng , tổ phó sẽ trực tiếp hướng dẫn cho công nhân may theo đúng những yêu cầu để được đề ra.
- Công đoạn chuẩn bị bán thành phẩm và phụ liệu .
Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch của tác nghiệp và bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu để phân bán thành phẩm . Khi nhận cần kiểm tra số lượng đươc ghi ở từng bó. Sau đó đối chiếu với bảng tiêu chuẩn cắt , các bán thành phẩm phải đầy đủ các chi tiết . Kiểm tra xem tất cả mọi chi tiết của sản phẩm
phải có cùng ký hiệu , số liệu trên phiếu theo dõi hàng và xem các chi tiết có bị cắt sai với kích thước không, mực dấu đã khớp chưa . Đặc biệt phải lưu ý canh sợi của 1 bó phải cùng chiều , nhanh chóng phát hiện các lỗi ngoại quan : rách , thủng , ố vàng… thì phải mang sang tổ cắt để đổi lấy bán thành phẩm đạt yêu cầu .
Đối với vải hoa và kẻ cần có độ chính xác cao thì phải tiến hành sửa từng chi tiết bằng cách dùng mẫu cứng do tổ kỹ thuật cung cấp . Các chi tiết khi sửa xong phải được bó thành bó có chung kích thước , cỡ , mầu sắc , số lượng chi tiết trong từng bó phụ thuộc vào số lượng của sản phẩm .
Sau khi kiểm tra đầy đủ bán thành phẩm , tiến hành nhận phụ liệu dùng cho mã hàng do kho cung cấp . Khi nhận phải kiểm tra cho đúng chủng loại , chất lượng , số lượng như nhãn sử dụng , nhãn giặt , nhãn treo , khuy cúc , chỉ …
Tổ phó kỹ thuật sẽ nhận mẫu cứng và mẫu may từ phòng kỹ thuật xí nghiệp , nếu sai hỏng sẽ báo lại cho người làm mẫu may để kịp thời chỉnh sửa . Các bán thành phẩm trước khi đưa vào chuyền phải được vệ sinh.
Công tác tổ chức điều hành trong chuyền may
- Tổ trưởng sẽ là người bao quát toàn bộ dây chuyền , bám sát quá trình làm việc của cả tổ từ đầu đến cuối dây chuyền , qua thu hoá rồi mới sang tổ là. Thường xuyên theo dõi năng xuất của từng công nhân trong tổ , kịp thời cung cấp bán thành phẩm và phụ liệu cho dây chuyền . Xem sổ thông báo kỹ thuật và nhận các thông tin kế hoạch kịp thời bổ sung vào phiếu công nghệ, cần sử lý thông tin 1 cách chính xác nhanh nhạy.
- Tổ phó tiến hành dải chuyền , sắp xếp chỗ ngồi cho công nhân hợp lý theo đúng qui trình công nghệ may . Công việc dải chuyền có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động .
• Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật tới từng công nhân may , hướng dẫn may mẫu từng công đoạn và luôn kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của mã hàng đồng thời cũng yêu cầu công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình .
• Thường xuyên bám sát chuyện nhắc nhở , uốn nắn thao tác của công nhân , kịp thời giải đáp những thắc mắc của công nhân và kiểm tra mật độ mũi may , đường may , việc sử dụng kim .
• Trong quá trình sản xuất phải luôn theo dõi tình hình kỹ thuật của mã hàng , kịp thời bổ xung những thiếu xót vào phiếu công nghệ .
• Sản phẩm sau khi may xong phải được để đúng bó , tránh nhầm lẫn giữa các cỡ với nhau , có trách nhiệm về chất lượng của mã hàng , không được tự ý thay đổi các quy trình hoặc bỏ mất công đoạn may . Nừu cố tình làm ẩu , sai quy định sẽ bị xử lý .
- Tổ trưởng và tổ phó cùng liên hệ chặt chẽ với bàn kiểm tra chất lượng để nắm chắc lỗi do công nhân sản xuất để đôn đốc , nhắc nhở công nhân tiến hành đúng qui trình kỹ thuật may . Nhằm kết thúc mã hàng đúng thời hạn.
Nhưng trong thực tế xí nghiệp thường khi 1 mã hàng đã xong giai đoạn đầu chuyền thì sẽ gói mã hàng mới vào thay thế cho mã hàng cũ đã được chuyển xống cuối chuyền . Điều này tránh cho công nhân đếm chuyền phải chờ việc và giảm thời gian sản xuất cho mã sau đảm bảo kịp tiến độ giao hàng .
Công tác kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm
- Khi may xong tiến hành thu gom sản phẩm và chuyển sang bộ phận thu hoá . Bộ phận thu hoá tiến hành nhận sản phẩm để kiểm tra và sản phẩm thoát chuyền phải được thu hoá 100% . Trước khi thu hoá phải nhặt sạch chỉ . Thu hóa phải là người có tay nghề cao nắm bắt được tất cả các qui trình kỹ thuật của sản phẩm để theo dõi và kiểm
tra , không nhân nhượng với bất kỳ sản phẩm nào không đạt yêu cầu .
- Trong quá trình kiểm tra thấy những sai sót : đặt sai nhãn mác , may không đúng quy định … thì phải buộc hoặc dán lại trả cho người làm bộ phận đó . Các sản phẩm bị bẩn thì phải giặt lại và xì khô . Toàn bộ các sản phẩm phải được nhặt sạch chỉ rồi mới chuyển qua công đoạn là . Khi qua tổ là phải ghi hàng nhập vào phiếu theo dõi và đưa vào hoàn thiện sản phẩm.
Các tình huống kỹ thuật thường xảy ra
- Bán thành phẩm nhập về sai so với cỡ mà tổ được phân công sản xuất
- Bán thành phẩm bị cắt hụt .
- Mực sửa sai vị trí so với mẫu .
- Là sai kích thước .
- Do chia chuyền không được hợp lý dẫn đến chỗ công việc ứ đọng vì vậy cần phải phối hợp chặt chẽ với tổ cắt .
- Do gói các mã hàng không được đúng cách , máy móc sử dụng không hết năng suất , tay nghề công nhân chưa làm được các công đoạn khó , còn người có tay nghề lại chưa kết thúc công việc.
- Máy móc bị hỏng đột suất.
- Công nhân nghỉ đột suất : ốm đau , bệnh tật . Vì vậy cần chỉnh lại công việc như nhảy chuyền , hỗ trợ lẫn nhau .
Tổ là
+ Gồm 15 công nhân nhận nhiệm vụ là toàn bộ các sản phẩm may sau khi thu hoá xong.
+ Tổ thu hoá có nhiêm vụ kiểm tratừng công đoạn của sản phẩm . + Tổ bảo toàn gồm 5 công nhân chuyên sửa chữa các thiết bị hư hỏng .
Trong tất cả các công đoạn trên đêu quan trọng trong quá trình may làm hoàn thiện một sản phẩm . Không thể thiếu bất kỳ một công đoạn nào trong xưởng may.
Vì vậy các tổ cần phải liên kết phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành công việc cấp trên giao cho đúng với chất lượng và thời gian giao sản phẩm