DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6
Qua xem xét thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và việc quản lý, sử dụng vốn của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường. Qua ba năm 2005,2006,2007, thu nhập còn lại của công ty đều tăng, năm sau cao hơn năm trước: năm 2005 là 849.822 nghìn đồng, năm2006 là1219963 nghìn đồng và năm 2007 là1824333nghìn đồng. Đó là một kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên trong thời gian qua doanh nghiệp có nhiều cố gắng nhưng trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế.
2.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định
Như đã trình bày trong các phần trước để có thể đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới các máy móc thiết bị và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, do đó nhu cầu về vốn cố định tăng lên, doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Song việc huy động vốn dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao gây lãng phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Mặt khác công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản cố định của công ty hiện nay đang mất cân đối. Trong cơ chế thị trường việc bán hàng là khâu quan trọng nhất, bên cạnh đó dịch vụ sau bán hàng cũng không kém phần quan trọng. Do vậy công
ty phải tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư cho phương tiện vận tải, hoặc có giải pháp phù hợp hơn.
Ngoài ra trong việc trích khấu hao để tạo nguồn tái sản xuất tài sản cố định, doanh nghiệp mới chỉ thực sự chú ý đến công tác khấu hao các tài sản cố định đầu tư mới từ các nguồn vốn vay để đẩy nhanh tiến độ trả nợ trong khi đó việc tăng mức khấu hao hợp lý cho các tài sản thuộc nguồn vốn khác chưa được coi trọng trong khi đây là nguồn quan trọng, để tái đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới việc lập kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, cũng như xác định giá bán hợp lý làm giảm vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động tại CTCPXD&PTNT6 chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ có tác dụng rất tốt và nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau:
3.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trong hai năm 2006 và năm 2007 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của CTCPXD&PTNT6 tăng lên ở mức quá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa có kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí làm cho chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu là chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và các khoản chi phí mua ngoài.
Việc ứ đọng vốn trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
3.3. Công tác quản lý các khoản phải thu.
Việc số lượng và quy mô các khoản phải thu tăng lên đã gây ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ tới việc kế hoạch hoá ngân quỹ của công ty cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc công ty cấp tín dụng thương mại cho khách hàng là cần thiết trong cơ chế thị trường hiện nay. Song công ty cũng phải xem xét tình trạng vốn lưu động của mình có nên cấp nhiều như vậy không? mặt khác công ty phải xem xét đến khả năng chi trả của khách hàng. Trong khi đó công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho vốn lưu động và lẽ dĩ nhiên công ty phải trả lãi cho khoản vay này, còn lượng vốn công ty bị chiếm dụng lại không được hưởng một khoản gì điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Trên đây là một số hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của CTCPXD&PTNT6 trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra nguyên nhân của hạn chế, sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6