Nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn27

Một phần của tài liệu Những giải pháp thực tiễn để nâng cao năng lực hoạt động của chi đoàn ở nông thôn xã Lang Quán huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang (Trang 30)

A. Những giải pháp

3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn27

Trong hệ thống tổ chức của đoàn thì chi đoàn có mét vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện mọi chủ trương, mọi nhiệm vụ đặt ra với tổ chức đoàn. Do vị trí, tầm quan trọng nh vậy, cho nên các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đoàn từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện đều đặt ra vấn đề "hướng về cơ sở, xuất phát từ cơ sở, lấy cơ sở để làm căn cứ đề ra chủ trương nhiệm vụ... Mặc dù có vị trí, tầm quan trọng như vậy nhưgn cơ sở lại là nơi khó khăn nhất, thiếu thốn nhiều nhất, các điều kiện để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, nhất là các chi đoàn thuộc cơ sơ đoàn khối xã, thị trấn thực tế trong huyện cho thấy nhiều chi đoàn rất khó khăn về cơ sở vật chất: không có nơi sinh hoạt, hội họp, không có các phương tiện, loa máy tăng âm, đàn... phục vụ hoạt động, không có các hoạt động lớn, kinh phí hoạt động không đủ. Do vậy qua đánh giá hàng năm vẫn còn nhiều cơ sở đoàn chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Mọi hoạt động của đoàn cần hướng về chi đoàn. Tất cả các chi đoàn đều có uỷ viên ban chấp hành đoàn cơ sở trực tiếp phụ trách, không chỉ tình trạng chi đoàn thiếu sự lãnh đạo. Do cán bộ chi đoàn biến động nhanh nên luôn phải có những phương án dự nguồn, sẵn sàng thay thế khi cần thiết. Kiên quyết không để diễn ra tình trạng thôn xóm không có chi đoàn, không tập hợp được thanh niên. Cần nghiêm chỉnh duy trì chế độ sinh hoạt đoàn 1 tháng 1 lần theo quy định. Mạnh dạn đổi mới nội dung phương thức sinh hoạt làm cho buổi sinh hoạt có ý nghĩa hết sức thuyết thực đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên. Các hình thức sinh hoạt cần, thường xuyên được thay đổi để nội dung luôn mới mẻ như: Giao lưu văn nghệ trao đổi toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu giữa các chi đoàn, giao lưu với hội, đoàn thể khác như chi hội cựu chiến binh, chi hội phụ nữ... cần làm tốt công tác quản lý đoàn viên thông qua sử dụng tổ đoàn viên, sổ đoàn viên phải được ghi chép đầy đủ nhận xét phân loại đoàn viên hàng năm, các thủ tục chuyển đi chuyển đến phải đúng quy định. Các hoạt động lớn như đại hội chi đoàn lễ kết nạp đoàn viên, lễ trưởng

thành đoàn cần được tổ chức trang trọng chu đáo. Cần tổ chức cho đoàn viên tham gia các hoạt động tập thể giải quyết các vấn đề đặt ra cho nông thôn như: làm đường giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, làm thủy lợi, giúp đỡ các gia đình chính sách... Cần đảm nhận các công trình để qua đó tạo nguồn quỹ đoàn hoạt động.

Đoàn cơ sở cần mạnh dạn trong việc đảm nhận các công trình kinh tế, xã hội trên địa bàn, huy động các chi đoàn tham gia, lấy công sức của Đoàn viên để thực hiện, qua đó tạo nguồn quỹ cho đoàn hoạt động theo cơ chế cá nhân và tập thể cùng có lợi. Thực tế cho thấy các đơn vị chủ động, sáng tạo trên lĩnh vực này thì thường xuyên có một nguồn quỹ khá lớn và qua đó tổ chức được nhiều hoạt động có chất lượng, hiệu quả.

Tổ chức đoàn cần hết sức chú trọng công tác phụ trách thiếu niên nhi đồng, không chỉ bởi vì đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm đã được quy định bởi luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, không chỉ chăm lo xây dựng Đội và xây dựng Đoàn trước một bước, mà thực tế là coi trọng công tác thiếu niên có tác dụng trở lại đối với việc củng cố tổ chức đoàn trong hiện tại. Đã có nhiều chi đoàn yếu kém do làm tốt công tác thiếu niên mà đã được củng cố vững chắc hơn, mạnh hơn. Để cuốn hót các em nội dung hoạt động phải luôn đổi mới, sáng tạo, không tạo sự nhàm chán, do đó đội ngò cán bộ phải được tập huấn, được trang bị đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ.

Sự tác động của đoàn cơ sở tới chi đoàn là yếu tố rất quan trọng, đoàn cơ sở không chỉ cung cấp, trang bị kiến thức kỹ năng nghiệp vô cho chi đoàn mà còn kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, động viên khích lệ những mặt tích cực biểu dương kịp thời chỉ đạo xử lý những tích cực, tình huống phát sinh từ chi đoàn. Do đó, các đoàn cơ sở phải sâu sát chi đoàn, nắm chắc tình hình của chi đoàn, có những tác động thỏa đáng đối với sự lãnh đạo của các chi đoàn, có những tác động thoả đáng đối với sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, chính quyền ở thôn xóm, tạo điều kiện thuận lợi cho chi đoàn hoạt động.

Nói tóm tắt, để nâng cao năng lực hoạt động của chi đoàn ở nông thôn cần phải nâng cao nhận thức của Đảng và chính quyền về vai trò vị trí của chi đoàn, đổi mới công tác giáo dục tư tưởng phù hợp với khả năng tiếp thu của đoàn viên thanh niên, nâng cao nhận thức cho đội ngò cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất cho chi đoàn hoạt động. Mỗi nội dung cần nâng cao chất lượng có nhiều giải pháp khác nhau, song trong thực tế giữa các giải pháp với các nội dung cần nâng cao lại không được tách rời một cách cụ thể, rõ ràng. Vì vậy trong quá trình vận dụng các biện pháp đòi hỏi phải hết sức linh hoạt tránh tình trạng vận dụng máy móc, cứng nhắc dẫn đến hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Những giải pháp thực tiễn để nâng cao năng lực hoạt động của chi đoàn ở nông thôn xã Lang Quán huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w