Nâng cao nhận thức của Đảng, chính quyền về vai trò vị trí của ch

Một phần của tài liệu Những giải pháp thực tiễn để nâng cao năng lực hoạt động của chi đoàn ở nông thôn xã Lang Quán huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang (Trang 25)

A. Những giải pháp

3.1. Nâng cao nhận thức của Đảng, chính quyền về vai trò vị trí của ch

NÔNG THÔN.

A. NHỮNG GIẢI PHÁP

3.1. Nâng cao nhận thức của Đảng, chính quyền về vai trò vị trí của chi đoàn. chi đoàn.

Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm sâu sắc hơn nữa về vị trí vai trò và tầm quan trọng của chi đoàn, cán bộ chi đoàn trong sự nghiệp phát triển kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, xem chi đoàn là lực lượng nòng cốt, lực lượng tiên phong của sự nghiệp đổi mới quê hương đất nước, từ đó có những chuyển biến về chủ trương chính sách phù hợp tạo hành lang thông thoáng về cơ chế pháp lý cho chi đoàn hoạt động đúng như chức năng nhiệm vụ của mình. Đồng thời đầu tư quan tâm đến chính sách ưu đãi đối với cán bộ chi đoàn, tạo điều kiện cho lòng nhiệt tình của tuổi trẻ trỗi dậy hăng hái tham gia và sáng tạo trong các hoạt động của chi đoàn.

Muốn Đảng và chính quyền địa phương có một cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò vị trí tầm quan trọng của chi đoàn trong toàn xã hội, đòi hỏi bản thân của hệ thống tổ chức đoàn phải nêu cao được tính xung kích của tuổi trẻ trong các hoạt động xây dựng kinh tế, ổn định chính trị, không ngại khó, ngại khổ làm việc luôn luôn đổi mới tư duy để có hiệu quả trong công việc, khoa học lề lối làm việc và thời gian làm việc giữ vững được phẩm chất đạo đức của người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Để làm được điều đó cần có sự phối hợp ngay từ đầu của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục con người. Bên cạnh đó vai trò của tổ chức đoàn phải là đơn vị nòng cốt trên mặt trận giáo dục con người ngay từ

khi mỗi cá nhân còn là nhi đồng đến khi trưởng thành đoàn. Đảng và nhà nước, đoàn cấp trên luôn quan tâm, động viên tới đội ngò cán bộ chi đoàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong quá trình hoạt động tạo sự hưng phấn trong tâm lý của cán bộ đoàn thanh niên. Đoàn cấp trên phải luôn luôn có cuộc điều tra khảo sát tới nhu cầu hoạt động của thanh niên nông thôn một cách thực chất để nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, từ đó nghiên cứu xây dựng các mô hình hoạt động phù hợp với đặc điểm của thanh niên nông thôn, tạo sức mạnh để chi đoàn phát huy vai trò của mình mà tầm quan trọng của chi đoàn trong xã hội, đưa lại một cái nhìn toàn diện và xứng đáng là lực lượng quan trọng trong xã hội. Có như vậy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân mới ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi cả về cơ chế chính sách, vật chất tinh thần cho chi đoàn và cán bộ chi đoàn hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn trong thời gian tới

3.2. Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng phù hợp với khả năng tiếp thu của đoàn viên thanh niên.

Muốn đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, tạo sự hăng hái tham gia nhiệt tình phát huy tính sáng tạo giúp thanh niên tìm hiểu và ghi nhớ sâu sắc và nội dung truyền đạt thì đòi hỏi người cán bộ đoàn phải có trình độ văn hoá, trình độ nhận thức, trình độ tâm lý và kỹ năng tổ chức hoạt động. Do vậy cấp bộ đoàn phải quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngò cán bộ. Bên cạnh đó phải chắt lọc nội dung ngắn gọn cơ bản đảm bảo được ý nghĩa nội dung truyền đạt có tính liên hệ với thực tế địa phương, thực tế xã hội đang diễn ra. Mặt khác hình thức tổ chức phải đổi mới và đưa tính nghệ thuật vào hình thức truyền thống như: Tổ chức dưới dạng diễn đàn trao đổi sân khấu hóa bằng các tác phẩm kịch, vè...tạo sức mới và hấp dẫn phát huy tính sáng tạo và khả năng tham gia của thanh niên vào nội dung giáo dục.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên là vấn đề quan trọng trong chương trình công tác đoàn, vì thế đổi mới phải thường xuyên không thống nhất ở thời điểm nào, đảm bảo phù hợp và có tính thời sự liên tục đối với đoàn viên thanh niên. Do vậy Đảng, nhà nước đoàn cấp trên luôn quan tâm xây dựng nhiều hình thức giáo dục phù hợp góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng của Đảng cho thanh niên, giúp thanh niên có bản lĩnh vững vàng sẵn sàng vượt qua những thách thức khó khăn đang đặt ra đối với đất nước trong tình trạng hiện nay.

3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng tính nghệ thuật, tính chuyên môn cao trong hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT. môn cao trong hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT.

Hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của đoàn viên thanh niên. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cơ sở vật chất đầu tư trong hoạt động văn hoá văn nghệ,TDTT ở các chi đoàn khối nông thôn còn quá hạn chế, tình trạng thanh niên không có sân hoạt động thể thao bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn... khá phổ biến đối với chi đoàn khối nông thôn. Bên cạnh đó các thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hoá văn nghệ còn hạn hẹp, không đáp ứng nổi được nhu cầu hoạt động của đoàn viên thanh niên.

Trước tình hình đó, Đảng chính quyền các đoàn thể nhân dân cần phải phối hợp cộng lực trong công tác xây dựng cơ sở vật chất tối thiểu nhất cho thanh niên hoạt động, chi đoàn phải có kế hoạch tích cóp cơ sở vật chất cho từng giai đoạn để đến một thời gian nào đó sẽ đủ thiết bị phục vụ hoạt động. Chi đoàn phải luôn sáng tạo tìm nguồn kinh phí bằng cách xin đảm nhận các công trình kinh tế của thôn, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn để có kinh phí mua sắm thiết bị hoạt động có chất lượng.

Chú trọng việc nâng cao tính nghệ thuật trong các hoạt động văn hoá văn nghệ bằng cách tích lũy từ kinh nghiệm tổ chức của đoàn cấp trên, các tổ chức chính trị xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các líp

tập huấn cho cán bộ đoàn. Có như vậy khi tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ cho đoàn viên thanh niên sẽ nâng cao dần tính nghệ thuật trong các hoạt động đó. Đồng thời kích thích được lòng say mê tính sáng tạo của thanh niên.

Các hoạt động văn hoá văn nghệ TDTT là món ăn tinh thần của đoàn viên thanh niên, cho việc đầu tư cơ sở vật chất xây dựng tính nghệ thuật tính chuyên môn trong lĩnh vực này phải thường xuyên được chú trọng quan tâm thích đáng, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt theo kịp với công cuộc đổi mới của đất nước tạo đà cho thanh niên phát triển, góp phần xây dựng lực lượng chủ nhân của đất nước, sắc sảo về trí tuệ, mạnh khoẻ về thể lực có tính nghệ thuật, tính chuyên môn cao trong cuộc sống hôm nay.

3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ.

Hồ Chủ tịch dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Đối với người làm công tác vận động quần chúng thì cán bộ nào, phong trào Êy. Tất cả những chủ trương đến mấy, song không được người cán bộ cấp dưới triển khai tổ chức thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đến nơi đến chốn thì chủ trương đó cũng chỉ dừng lại ở trên giấy tờ mà thôi. Như vậy có thể nói người cán bộ có vai trò vô cùng to lớn.

Người cán bộ đoàn là người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vận động quần chúng, đối tượng vận động trực tiếp là thanh thiếu nhi. Đối tượng này có đặc điểm tâm sinh lý khá phức tạp mang những nét đặc thù lứa tuổi, nói chung phải có những phẩm chất riêng thì mới có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ người cán bộ đoàn không chỉ hoạt động bằng lòng nhiệt tình, cần cù, chịu khó mà thêm vào đó phải tập hợp những phương pháp tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục cùng với nhiều khả năng bẩm sinh hay còn gọi là "năng khiếu" như: diễn thuyết, văn nghệ thể thao, giao tiếp... chính "năng khiếu" đã trở thành một nét phẩm chất

đặc thù rất quan trọng đặt ra đối với việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đoàn.

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngò cán bộ chi đoàn, đặc biệt là bí thư cho đoàn có kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh niên, nhiệt tình, biết chủ động công tác, thực sự là thủ lĩnh của thanh niên.

Tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng cán bé chi đoàn. Trên cơ sở đó làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ trong việc quản lý, quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngò cán bộ chi đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ chi đoàn hoạt động và có hướng phát triển mới. Xây dựng ban chấp hành chi đoàn biết chủ động công tác, có khả năng tổ chức hoạt động của chi đoàn nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho chi uỷ và phối hợp tốt với chính quyền, đoàn thể đóng trên địa bàn nhằm tập hợp giáo dục thanh niên và chăm sóc giáo dục thiếu nhi. Tăng cường tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chi đoàn. Biên soạn tài liệu tập huấn, sổ tay bí thư chi đoàn, xây dựng tủ sách nghiệp vụ của chi đoàn, phấn đấu phát hành tờ tin công tác đoàn xuống 100% chi đoàn.

Định kỳ tổ chức các cuộc thi, kiểm tra trình độ nghiệp vụ cán bộ chi đoàn (cấp huyện: 2lần/nhiệm kỳ; cấp tỉnh: 1lần/nhiệm kỳ) nhằm đẩy mạnh phong trào tự học, tự rèn luyện trong đội ngò cán bộ chi đoàn và làm cơ sở cho việc đánh giá, đào tạo sử dụng cán bộ đoàn. Khi tổ chức cần phải có các cách thức truyền tải đến tận chi đoàn, các chi đoàn thông qua báo chí tờ tin... mời các bí thư chi đoàn đến chứng kiến khâu tổ chức, tiếp thu và rút kinh nghiệm.

Trước hết ngay từ trong Đảng phải quán triệt một cách sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của hội nghị TW 4 khoá VII "Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân téc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Từ đó các tổ chức Đảng, ở nông thôn, cần nâng cao hơn nữa tính Đảng, đẩy lùi sự chi phối của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân. Phải coi trọng công tác cán bộ đoàn là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng.

3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn

Trong hệ thống tổ chức của đoàn thì chi đoàn có mét vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện mọi chủ trương, mọi nhiệm vụ đặt ra với tổ chức đoàn. Do vị trí, tầm quan trọng nh vậy, cho nên các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đoàn từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện đều đặt ra vấn đề "hướng về cơ sở, xuất phát từ cơ sở, lấy cơ sở để làm căn cứ đề ra chủ trương nhiệm vụ... Mặc dù có vị trí, tầm quan trọng như vậy nhưgn cơ sở lại là nơi khó khăn nhất, thiếu thốn nhiều nhất, các điều kiện để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, nhất là các chi đoàn thuộc cơ sơ đoàn khối xã, thị trấn thực tế trong huyện cho thấy nhiều chi đoàn rất khó khăn về cơ sở vật chất: không có nơi sinh hoạt, hội họp, không có các phương tiện, loa máy tăng âm, đàn... phục vụ hoạt động, không có các hoạt động lớn, kinh phí hoạt động không đủ. Do vậy qua đánh giá hàng năm vẫn còn nhiều cơ sở đoàn chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Mọi hoạt động của đoàn cần hướng về chi đoàn. Tất cả các chi đoàn đều có uỷ viên ban chấp hành đoàn cơ sở trực tiếp phụ trách, không chỉ tình trạng chi đoàn thiếu sự lãnh đạo. Do cán bộ chi đoàn biến động nhanh nên luôn phải có những phương án dự nguồn, sẵn sàng thay thế khi cần thiết. Kiên quyết không để diễn ra tình trạng thôn xóm không có chi đoàn, không tập hợp được thanh niên. Cần nghiêm chỉnh duy trì chế độ sinh hoạt đoàn 1 tháng 1 lần theo quy định. Mạnh dạn đổi mới nội dung phương thức sinh hoạt làm cho buổi sinh hoạt có ý nghĩa hết sức thuyết thực đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên. Các hình thức sinh hoạt cần, thường xuyên được thay đổi để nội dung luôn mới mẻ như: Giao lưu văn nghệ trao đổi toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu giữa các chi đoàn, giao lưu với hội, đoàn thể khác như chi hội cựu chiến binh, chi hội phụ nữ... cần làm tốt công tác quản lý đoàn viên thông qua sử dụng tổ đoàn viên, sổ đoàn viên phải được ghi chép đầy đủ nhận xét phân loại đoàn viên hàng năm, các thủ tục chuyển đi chuyển đến phải đúng quy định. Các hoạt động lớn như đại hội chi đoàn lễ kết nạp đoàn viên, lễ trưởng

thành đoàn cần được tổ chức trang trọng chu đáo. Cần tổ chức cho đoàn viên tham gia các hoạt động tập thể giải quyết các vấn đề đặt ra cho nông thôn như: làm đường giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, làm thủy lợi, giúp đỡ các gia đình chính sách... Cần đảm nhận các công trình để qua đó tạo nguồn quỹ đoàn hoạt động.

Đoàn cơ sở cần mạnh dạn trong việc đảm nhận các công trình kinh tế, xã hội trên địa bàn, huy động các chi đoàn tham gia, lấy công sức của Đoàn viên để thực hiện, qua đó tạo nguồn quỹ cho đoàn hoạt động theo cơ chế cá nhân và tập thể cùng có lợi. Thực tế cho thấy các đơn vị chủ động, sáng tạo trên lĩnh vực này thì thường xuyên có một nguồn quỹ khá lớn và qua đó tổ chức được nhiều hoạt động có chất lượng, hiệu quả.

Tổ chức đoàn cần hết sức chú trọng công tác phụ trách thiếu niên nhi đồng, không chỉ bởi vì đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm đã được quy định bởi luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, không chỉ chăm lo xây dựng Đội và xây dựng Đoàn trước một bước, mà thực tế là coi trọng công tác thiếu niên có tác dụng trở lại đối với việc củng cố tổ chức đoàn trong hiện tại. Đã có nhiều chi đoàn yếu kém do làm tốt công tác thiếu niên mà đã được củng cố vững chắc hơn, mạnh hơn. Để cuốn hót các em nội dung hoạt động phải luôn đổi mới, sáng tạo, không tạo sự nhàm chán, do đó đội ngò cán bộ phải được tập huấn, được trang bị đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ.

Sự tác động của đoàn cơ sở tới chi đoàn là yếu tố rất quan trọng, đoàn cơ sở không chỉ cung cấp, trang bị kiến thức kỹ năng nghiệp vô cho chi đoàn mà còn kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, động viên khích lệ những mặt tích cực biểu dương kịp thời chỉ đạo xử lý những tích cực, tình huống phát sinh từ chi đoàn. Do đó, các đoàn cơ sở phải sâu sát chi đoàn, nắm chắc tình hình của chi đoàn, có những tác động thỏa đáng đối với sự lãnh đạo của các chi đoàn, có những tác động thoả đáng đối với sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, chính quyền ở thôn xóm, tạo điều kiện thuận lợi cho chi đoàn hoạt động.

Nói tóm tắt, để nâng cao năng lực hoạt động của chi đoàn ở nông thôn cần phải nâng cao nhận thức của Đảng và chính quyền về vai trò vị trí của chi đoàn, đổi mới công tác giáo dục tư tưởng phù hợp với khả năng tiếp thu của đoàn viên thanh niên, nâng cao nhận thức cho đội ngò cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất cho chi đoàn hoạt động. Mỗi nội dung cần nâng cao chất lượng có nhiều giải pháp khác nhau, song trong thực tế giữa các giải pháp với các nội

Một phần của tài liệu Những giải pháp thực tiễn để nâng cao năng lực hoạt động của chi đoàn ở nông thôn xã Lang Quán huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w