- Kết quả điều trị bệnh.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tiến hành chuyên đề: "Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh phân trắng lợn con nuôi trong nông hộ ở một số xã thuộc huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc" tôi thu được một số kết quả sau:
1. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng nuôi trong nông hộ các xã thuộc huyện Tam Dương là rất cao. Qua theo dõi 21 đàn lợn con có tới 21 đàn nhiễm, chiếm tỷ lệ 100%, với tỷ lệ lợn con nhiễm là 90,25%.
2. Ở các tháng trong năm, tỷ lệ nhiễm khác nhau, tỷ lệ nhiễm cao vào các tháng mùa động lạnh, ẩm kéo dài. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là tháng 2/2011 chiếm 90,76%, thấp nhất là tháng 12/2010 chiếm tỷ lệ 89,74%.
3. Áp dụng đồng bộ một số biện pháp đã giảm đáng kể số lợn con nhiễm bệnh. Qua khảo sát 10 đàn tỷ lệ nhiễm cao 100%, nhưng tỷ lệ lợn con nhiễm giảm rõ rệt từ trên 90% xuống còn 41,18%.
4. Sử dụng hai loại thuốc Enrovet 5% và Colistin 1200 để điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho hiệu quả tốt, thời gian điều trị ngắn ( 3,65 ngày – 3,15 ngày ở lần điều trị lần 1 và 2,45 ngày – 2,05 ngày ở lần điều trị 2). Tỷ lệ khỏi bệnh 100%, ít ngây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn.
5. Hai loại thuốc Enrovet 5% và Colistin 1200 đều dễ mua, sử dụng thuận tiện, ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con, chi phí thấp giao động từ 118,7 – 160,0đ/kg tăng khối lượng, người chăn nuôi nhỏ lẻ chấp nhận được.
6. Bước đầu xác định được tỷ lệ nhiễm đề xuất, xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh phân trắng lợn con ở nông hộ.
4.2. TỒN TẠI
Vì thời gian thực tập có hạn, địa bàn rộng nên tôi chỉ tiến hành điều tra ở 4 xã thuộc huyện. Số lượng mẫu khảo sát ít nên chưa đánh giá khách quan tình hình nhiễm bệnh trên địa bàn huyện. Dịch bệnh xảy ra liên tục làm ảnh hưởng tới công tác điều tra khảo sát.
Bản thân lần đầu làm công tác nghiên cứu nên còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được hết các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
4.3. ĐỀ NGHỊ
Bệnh phân trắng lợn con là bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con đặc biệt trong
giai đoạn sơ sinh làm giảm chất lượng con giống, gây thiệt hại kinh tế lợn cho bà con chăn nuôi. Do đó xác định được nguyên nhân và có
kế hoạch phòng, trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.