- Kết quả điều trị bệnh.
3.1. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
Công tác điều tra dịch bệnh: đây là công việc đầu tiên cần thực hiện trong chương trình phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi. Qua điều tra chúng em thấy một số bệnh thường xảy ra trên địa bàn huyện là:
+ Bệnh truyền nhiễm: Tụ huyết trùng trâu bò, lợn; lở mồm long móng ở trâu bò; leptô, phó thương hàn, dịch tả lợn; newcasstle, gumboro, bệnh bạch lỵ ở gà, cúm gia cầm, tai xanh, cúm lợn.
+ Bệnh ký sinh trùng: Bệnh sán lá gan trâu bò, giun đũa lợn, bê nghé, cầu trùng lợn…
+ Bệnh phù đầu lợn con, lợn con ỉa phân trắng, viêm ruột ở chó. Bệnh sản khoa: viêm đường sinh dục sau đẻ, đẻ khó, bại liệt sau đẻ…
+ Bệnh ngoài da: Ve, ghẻ, giận…
Công tác tiêm phòng: tiêm phòng là một khâu rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ cho đàn vật nuôi. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng em đã tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đó là: Vacxin tụ huyết trùng trâu bò, tụ dấu lợn, leptô lợn, Rabixin dại chó, cúm gia cầm (H5N1) cho gà, vịt, ngan.
Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh: để củng cố hệ thống những kiến thức đã học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, được sự đào tạo điều kiện giúp đỡ của cán bộ thú y, em đã tham gia chẩn đoán điều trị một số bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện:
+ Bệnh Sưng phù đầu lợn con:
- Triệu chứng: Khi mắc bệnh lợn bỏ ăn, đi lại loạng choạng, rối loạn thần kinh. Một số lợn nằm dài chân đạp liên tục, lợn bị khàn giọng hay thay đổi tiếng kêu vì thanh quản bị phù. Lợn tiêu chảy rất nặng nhưng không kéo
dài, lợn có dấu hiệu sưng mi mắt, phù dưới da, niêm mạc da dày. Mổ khám thấy phổi bị phù, xoang phổi chứa nhiều huyết thanh.
- Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là sự xuất hiện đột ngột các dấu hiệu về thần kinh, đặc biệt lợn biếng ăn, đi lảo đảo, phù dưới da, vùng hố mắt, xương trán.
- Phòng bệnh: Lợn con sau khi sinh 3 ngày cần tiêm Dextran- Fe (100 mg/con) và 2ml B.comlex. 7 ngày sau tiêm lại hai loại thuốc này. 20 ngày tuổi tiêm phòng vaccin Phó thương hàn. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng trại luôn khô ráo, đủ ấm. Sau mỗi khi xuất bán cần phải rửa sạch chuồng trại, quét vôi và phun thuốc sát trùng.
- Điều trị:
- 2- 2,5 ml Flumiquil 3% tiêm bắp 1 lần/1kg trọng lượng/ngày, điều trị 3 - 5 ngày liền hoặc Colistin 25.000 đơn vị (UI)/1kg trọng lượng/ngày, điều trị liên tục 3 - 5 ngày.
- Melpesone 4 - 6mg/1kg trọng lượng
- Vitamin C ống 5ml tiêm bắp 1 ống/lần/ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Hoặc Dexamthazon ống 2ml tiêm bắp 1 ống/lần/ngày, liên tục 2 - 3 ngày.
Kết quả: - số con điều trị: 11 con - Số con khỏi bệnh: 8 con - Tỷ lệ khỏi bệnh: 72,73% + Bệnh Tai xanh ở lợn:
- Tác nhân gây bệnh:
Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở lợn. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng sảy thai ở lợn nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở lợn con cai sữa.
Bệnh do một loại vi rút gây ra. Lợn chết thường đi kèm với nhiễm trùng kế phát các tác nhân bệnh khác như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn, v.v...
- Cách lây lan:
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh.
Bệnh có thể kéo dài khoảng 5-20 ngày tùy theo sức khỏe của heo.
Vi rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang...
- Biểu hiện bệnh:
Vi rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái sinh sản và hô hấp. Ở heo nái có biểu hiện: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hoặc heo con chết ngay sau khi sinh.
Ở heo con theo mẹ: thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Heo con yếu, tai chuyển màu tím xanh. Tỉ lệ chết ở đàn con có thể tới 100%.
Ở heo cai sữa và heo vỗ béo: những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai (tỉ lệ chết từ 20-70%).
- Cách phát hiện bệnh
Các biểu hiện của bệnh thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn khi kế phát với các bệnh khác. Heo sốt cao trên 40oC, Khó thở, Có những vết bầm, thâm tím trên da, tai tím xanh, Heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh.
Trong thực tế chăn nuôi, khi thấy các dấu hiệu: Heo chích kháng sinh nhiều ngày không giảm, Có nhiều heo nái trị không khỏi phải cân bán hoặc có nhiều heo nái sẩy thai Heo con, heo cai sữa cả đàn có biểu hiện ửng đỏ toàn thân hoặc tai tím bầm
Sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát.
Bước 1: Phun thuốc sát trùng 2 ngày, một lần
Bước 2: Tiêm ngay vacxin dịch tả cho những lợn khỏe
Bước 3: Trộn PARAMAR- C và ĐIỆN GIẢI- GLUCO- K- C cho uống Bước 4: Tiêm kháng sinh phổ rộng MARPHAMOX- GEN LA (hoặc MARPHAMOX- LA, MARFLO- LA), Kết hợp thuốc hạ sốt, nâng cao sức đề kháng: GLUCO- K- C- NAMIN (hoặc MARNAGIN- C).
Bước 5: Trộn kháng sinh MARDOXY PREMIX (hoặc MARFLOMIX) kết hợp với ĐIỆN GIẢI- GLUCO- K- C (hoặc MARPHASOL- THẢO DƯỢC, B- COMPLEX) trong suốt quá trình điều trị
- Kết quả: - số con điều trị: 34 - Số con khỏi bệnh: 20 - Tỷ lệ khỏi bệnh: 58,8% + Bệnh Care chó, mèo:
- Triệu chứng: Đầu tiên con vật sốt cao 40- 410C, bỏ ăn, thích nằm một chỗ, chảy nước mắt, nước mũi và nôn mửa. Sau 1- 2 ngày bị bệnh chó trở lại bình thường. 2- 4 ngày sau con vật sốt trở lại 40- 420C. Con vật bỏ ăn, luôn nôn mửa, ỉa chảy phân có bọt khí, lẫn máu và dịch nhày, con vật khát nước, gầy sút nhanh, chảy nhiều nước mũi, khó thở, thở khò khè, rên rỉ. Nước mũi đặc dần chảy mủ xanh, dịch nhày, có khi cả máu đen. Con vật ho, lúc đầu ho khô sau ướt, thở gấp, đôi khi ngồi thè lưỡi ra mà thở.
Niêm mạc mắt viêm sưng, lúc đầu nước mắt trong sau đặc dần như mủ dính quanh mắt. Đôi khi thấy viêm loét giác mạc- kết mạc, mắt kéo màng trắng. Trên da nổi mụn ở dưới bụng, bẹn trong đùi... lúc đầu xuất hiện những chấm đỏ, sau biến thành những mụn có mủ màu vàng xung quanh viền đỏ. Con vật mắc bệnh đi lại siêu vẹo, thỉnh thoảng lên cơn co giật, giãy giụa, chảy nước rãi...
- Chẩn đoán: Căn cứ vào các triệu chứng điển hình
- Phòng và điều trị: Cách ly chó mắc bệnh, nhốt nơi thoáng mát, dễ vệ sinh sát trùng, cho ăn uống tốt, chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày
- Tiêm kháng huyết thanh 15- 30ml, Phối hợp với kháng sinh Norfloxacin: 10- 15mg/kg thể trọng/ ngày; (hoặc Gentamycin: 15- 20mg/kg thể trọng/ ngày...)
- Tiêm giảm sốt, trợ tim, trợ sức: Dùng Anagin 30% (10- 20mg/kg P) + Cafein 20% (10- 25mg/kg P) + Vitamin B, C (1- 3ml/con một ngày).
- Cần thiết có thể truyền nước sinh lý mặn, ngọt cho chó. - Kết quả: - số con điều trị: 5
- Số con khỏi bệnh: 3 - Tỷ lệ khỏi bệnh: 60%
Bảng 3.1. kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung Số lượng Kết quả
Số lượng (con) Tỷ lệ
1
Công tác tiêm phòng An toàn
Vacxin lở mồm long móng Vacxin tụ huyết trùng trâu bò Vacxin dịch tả lợn Vacxin dại Vacxin cúm gia cầm 100 100 250 50 200 100 100 250 50 200 100 100 100 100 100 2 Điều trị bệnh Khỏi
Sưng phù đầu lợn con Lợn tai xanh Care chó 11 34 5 8 20 3 72,73 58,8 60 3 Công tác khác Thiến lợn Tiêm Dextran-Fe 37 120 37 120 100 100 3.2. ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON 3.2.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng
Bảng 3.2. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng của 4 xã theo đàn thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương (xã) Số đàn khảo sát Số đàn nhiễm bệnh Tỷ lệ(%)
1. Xã Kim Long 6 6 100
2. Xã Đạo Tú 5 5 100
3. Xã Thanh Vân 5 5 100
4. Xã Hợp Thịnh 5 5 100
Tính chung 21 21 100
Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng của 4 xã theo cá thể thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương (xã) Số đàn khảo sát Số đàn nhiễm bệnh Tỷ lệ(%)
2. Xã Đạo Tú 52 47 86,53
3. Xã Thanh Vân 50 46 92,00
4. Xã Hợp Thịnh 50 44 88,00
Tính chung 215 194 90,23
Qua bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con nuôi trong nông hộ các xã thuộc huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc là khá cao. Trong số 21 đàn được khảo sát thì có tới 21 đàn lợn bị nhiễm, chiếm 100%.
Qua theo dõi tổng số lợn của 21 đàn là 215 con ở giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi có tới 194 con nhiễm bệnh phân trắng, chiếm tỷ lệ 90,23%.
Sở dĩ tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con khảo sát một số xã thuộc huyện Tam Dương cao như vây có thể do một số nguyên nhân sau:
-Lợn con nuôi tại các hộ chủ yếu là giống lợn lai giữa cái nền địa phương với đực ngoại nên khả năng thích với điều kiện thời tiết, khí hậu và điều kiện sống ở Việt Nam còn kém.
- Lợn con được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ có điều kiện chuồng nuôi đơn giản, thô sơ, vệ sinh thú y chuồng nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng kém, công tác úm lợn con chưa được chú trọng nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao.
- Thời gian tiến hành khảo sát vào mùa Đông, đặc biệt năm nay diễn biến thời tiết rất phức tạp, có lúc nhiệt độ xuống dưới 100C, ẩm độ trên 95% và kéo dài nên lợn con nhiễm bệnh cao.
- Theo Nguyễn Xuân Bình, (2002) [1], Thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm cho cơ thể lợn con mất cân bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó sẽ tiêu hao năng lượng của cơ thể để chống lạnh, lượng đường huyết trong cơ thể được điều động ra để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài lượng đường huyết giảm xuống, sự giảm đường huyết đột ngột sẽ gây ra rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động của dạ dày, ruột dẫn đến rối loạn tiêu hoá làm cho lợn con ỉa chảy, ỉa phân trắng.
Trong thời gian theo dõi, lợn con nhiễm bệnh phân trắng nhiều nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 50 ngày tuổi. Điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho bà con chăn nuôi do thời gian nhiễm kéo dài dẫn đến chi phí cho thuốc phòng và điều trị cao, làm giảm tỷ lệ nuôi sống, tăng tỷ lệ còi cọc, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng con giống, hiệu quả kinh tế không cao. Do đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi phải chú trọng, thực hiện đồng bộ ở các khâu như cải tạo chuồng nuôi, ổ úm, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt…Đặc biệt những ngày thời tiết thay đổi nhanh, mạnh theo dõi phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.