Thiết bị thoát nước thân đập.

Một phần của tài liệu 10.Công trình thủy điện sông Miện (kèm bản vẽ).DOC (Trang 75)

- Ho là cột nước tràn có kể tới lưu tốc tới gần, V2o2.g

4.5.2.1Thiết bị thoát nước thân đập.

Z 3= MNLKT += MNLKT+0,4 Trong đó:

4.5.2.1Thiết bị thoát nước thân đập.

a. Ống thoát nước:

Hệ thống thoát nước thân đập gồm nhiều ống đặt thẳng dứng trong thân đập gần lớp bê tông chống thấm ở mặt thượng lưu. Các ống thoát nước trong thân đập thường dùng ống bê tông có đục nhiều lỗ, đường kính ống 15 cm, đặt cách nhau 1,5 ÷3 m, cách mặt thượng lưu đập khoảng 1/10 – 1/12 cột nước tác dụng lên đập và không nhỏ hơn 2 m. Nước trong các ống thoát nước tập trung vào các hành lang, sau đó nước theo các rãnh của hành lang thoát về hạ lưu. Ống thoát nước đúc bằng loại bê tông xốp nhẹ có độ rỗng lớn.

b. Hành lang thoát nước.

Hành lang trong thân đập có tác dụng tập trung nước thấm trong thân đập và nền, kết hợp đi lại kiểm tra, sữa chữa, đặt các thiết bị quan trắc. Hành lang ở gần nền để phụt vữa chống thấm, để khoan lỗ thoát nước nền đập.

Kích thước mặt cắt ngang:

Kích thước hành lang để đảm bảo các yêu cầu cần thiết như đi lại, đặt các thiết bị cần thiết cho thi công và quản lý ta chọn 2 x 2,5 m.

Cao trình đáy hành lang:

Ta bố trí một tầng hành lang ở dưới cùng để khoan phụt màng chống thấm. Mực nước cao nhất của hạ lưu khi tháo lũ kiểm tra khoảng 451m cao hơn đáy đập khoảng 15m là rất cao, do đó hành lang phải đặt dưới mực nước hạ lưu, và dùng bơm để bơm nước thấm ra ngoài. Dự định hành lang đặt ở cao trình 436.5 m

Xác định khoảng cách từ mép thượng lưu đến hành lang:

Khoảng cách từ thượng lưu đến hành lang trong thân đập xác định theo điều kiện chống thấm. Để chống thấm cho thân đập ta dùng lớp bê tông M250 bố trí tại mặt thượng lưu. Để cho dòng thấm không đục thủng lớp bê tông này thì chiều dày của lớp bê tông tại độ sâu H cần lớn hơn giá trị xác định theo công thức sau:

[ ]bH H l J = Trong đó

l là chiều dày tối thiểu của lớp bê tông thường tại độ sâu H b

[J ] =20 là gradien chống thấm cho phép của bê tông

Cao trình của đáy hành lang là +436.5 m nên ta có khoảnh cách tối thiểu của hành lang tới mặt thượng lưu là:

[ ]bH 469,85 436,5 H 469,85 436,5 l 1,67m J 20 − = = = . Vậy chọn l = 2 m. Hình 4-8: Sơ đồ bố trí hành lang S=18m δ=1.5m BTCT M200 BT M150 +471,5 +436.5 +435

Một phần của tài liệu 10.Công trình thủy điện sông Miện (kèm bản vẽ).DOC (Trang 75)