Mục tiêu của truyền thông

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 30)

Các ngân hàng thực hiện việc truyền thông nhằm đạt được một số mục tiêu sau:

(1) Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building) (2) Mục tiêu đưa tin (informational)

(3) Mục tiêu thuyết phục (persuasive) (4) Mục tiêu nhắc nhở (remiding)

(5) Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building) (6) Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception)

(7) Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition) (8) Mục tiêu bán hàng (sell a product)

Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building): Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của ngân hàng và sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của ngân hàng.

Mục tiêu đưa tin (informational): Với mục tiêu này, các ngân hàng dùng truyền thông nhằm báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường, thông báo về việc thay đổi giá, giới thiệu, mô tả về các dịch vụ sẵn sàng phục vụ, uốn nắn những nhận thức sai lệch của khách hàng.

Mục tiêu thuyết phục (persuasive): Với mục tiêu này, các ngân hàng dùng truyền thông nhằm thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm, điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng, kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay), thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin, tạo ra cơ hội dẫn đến việc mua hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng.

Mục tiêu nhắc nhở (remiding): Với mục tiêu này, ngân hàng sử dụng truyền thông nhằm nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ, nhắc khách hàng dịch vụ sẽ được cung cấp ở đâu, duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất, sản phẩm/dịch vụ nào nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc, xem xét.

Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building): Trong những loại hình truyền thông này, thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng. Và ngoài ra có thể không có chi tiết gì khác nữa (ví dụ như địa chỉ…)

Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception): Những loại hình truyền thông này có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về ngân hàng từ như thế này sang như thế khác. Nếu thành công, ngân hàng có thể nói: Khi tôi nghĩ về thương hiệu XXX tôi nghĩ ngay đến YYY. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ và những khẳng định về định vị.

Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition): Với mục tiêu này, cách thức truyền thông thường được dùng rộng rãi là trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính ... bất kỳ ngành nghề nào mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm. Các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng cần cẩn thận với loại hình truyền thông này vì dễ bị kiện là lừa dối khách hàng.

Mục tiêu bán hàng (sell a product): Các ngân hàng sử dụng truyền thông nhằm mục đích thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình nhiều hơn.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 30)