NHNN phải cung ứng nhiều tiền VNĐ vào thị trường tiền tệ. Nhằm chống lạm phát tăng cao Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp trong đó NHNN Việt Nam đồng loạt áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ, điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền VNĐ sẽ được rút bớt khỏi lưu thông và có tác dụng tức thời. Từ giữa tháng 1/2008 đến nay, NHNN đưa ra một biện pháp cả gói gồm 5 công cụ chính: hạn chế mua vào ngoại tệ, giảm tỷ lệ dư nợ cho vay mua chứng khoán, thắt chặt cho vay kinh doanh bất động sản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại, đồng loạt tăng các loại lãi suất chủ chốt, và mới đây nhất là rút một lượng tiền mặt lớn khỏi lưu thông bằng cách bắt buộc các 41 tổ chức tín dụng phải mua một lượng tín phiếu NHNN trị giá 20.300 tỷ đồng thời hạn một năm.
Việc làm này của NHNN gây ảnh hưởng dây chuyền trước hết đến các Ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán, sau đó tác động lớn tới các nhà xuất khẩu trong nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn bằng đồng nội tệ của doanh nghiệp ngay lập tức sụt giảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, lượng vốn đầu tư cho doanh nghiệp bằng đồng VNĐ suy giảm. Các ngân hàng thương mại do trong lúc thiếu tiền đồng (quy luật sau Tết Nguyên đán năm 2008) cộng với áp lực phải tăng dự trữ bắt buộc và chuẩn bị tiền đồng để mua tín phiếu bắt buộc đã phải mở cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền đồng từ người dân, trong khi đó, một số ngân hàng mới hoạt động nên chưa chuẩn bị đủ dự trữ các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu...) để có thể “mua” tiền đồng từ các phiên giao dịch trên thị trường mở khi NHNN “bơm” tiền đồng vào hệ thống.
r r2 r1 S2 S1 D Vi c thi u h t ti n VN trongệ ế ụ ề Đ l u tư hông l m cung ti n VN d chà ề Đ ị chuy n lên trên sang trái, t Sể ừ 1 đến S2, lãi su t cho vay c a ngân h ngấ ủ à trên th trị ường v n liên t c t ng kố ụ ă ể t ừ đầu n m 2008 (t ră ừ 1 t i rớ 2). Sự thi u h t lế ụ ượng ti n n i t trong n nề ộ ệ ề kinh t trong th i gian qua tác ế ờ động m nh t i các doanh nghi p xu t kh uạ ớ ệ ấ ẩ thu s n Vi t Nam theo hai hỷ ả ệ ướng sau.
Thứ nhất. Chi phí vốn của doanh nghiệp tăng nhanh chóng.
Mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại dang dao động ở mức 15%, tăng 3% so với năm 2006 chỉ trong một thời gian ngắn khiến cho chi phí vốn của các doanh nghiệp tăng cao. Mặt khác, do đặc điểm riêng của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là nhu cầu vốn biến động theo xu hướng thời vụ, các doanh nghiệp này cần một lượng vốn ngắn hạn rất lớn để thu mua nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu trong mùa vụ thu hoạch thuỷ sản, ở những vùng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn, sản lượng thu hoạch vào mỗi mùa vụ cao khiến cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp lại càng tăng.
Tuy nhiên, lãi suất vay vốn liên tục tăng cao khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu với số lượng lớn, nếu hạn chế thu mua để tránh thua lỗ thì sẽ không thực hiện được việc giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký trước đó với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Để giảm thua lỗ, các doanh nghiệp buộc phải hạ thấp giá thu mua nguyên liệu, gây phản ứng gay gắt từ phía người nuôi trồng thuỷ sản. Trong quý 1 năm 2008, đồng bằng sông Cửu Long đang trong thời điểm thu hoạch cá tra và basa, tôm chân trắng. Đây là khu vực có sản lượng thuỷ sản thu hoạch hàng năm lớn nhất nước, tuy nhiên, giá cá tra và basa, tôm nguyên liệu đang rớt giá liên tiếp, từ 15.000 đ/kg xuống còn 14.300 đ/kg và 13.800 đ/kg8 cá thương phẩm, gây thua lỗ cho các hộ nuôi, cộng thêm gánh nặng từ việc vay vốn ngân hàng phục vụ cho việc nuôi trồng, một số hộ nuôi trồng thuỷ sản đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Việc thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong thời gian qua gây ra nhiều hệ luỵ đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam cũng như các hộ nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng chịu thiệt đầu tiên chính là nông dân, bán thì lỗ, để lại thì không có tiền mua thức ăn cho thủy sản nuôi, mối lo ngại trong tương lai, các hộ nông dân có thể không tiếp tục đầu tư nuôi trồng thủy sản, điều này có thể làm giảm việc cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.
V S’ V r1 r0 DV A B r d e
8 Theo thông tin từ trang web: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=37088 name=News&file=article&sid=37088
e1 e0 Sd = NFI Dd = NX NFI
Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ giữa thị trường vốn, thị trường ngoại hối và tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
r SV r Qd Q0 Q1 Chú thích:
SV, DV: Cung – cầu về vốn vay trên thị trường vốn
r, r0, r1: lãi suất
Sd = NFI: Dòng vốn ra – dòng vốn vào
Dd = NX = Xuất khẩu – nhập khẩu: xuất khẩu ròng.
r d e