Những hạn chế và nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003 2010 (Trang 30 - 33)

Biểu đồ 3: Tỷ lệ giải ngân vốn TPCP từng năm của ngành thủy lợ

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tạ

2.3.2.1. Hạn chế

Mục đích của phát hành trái phiếu Chính phủ được xác định ban đầu là để đầu tư cho các công trình thủy lợi, giao thông tại các vùng khó khăn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa. Tình thế đòi hỏi chúng ta phải tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển nên danh mục đầu tư được mở rộng cho y tế, giáo dục, một số công trình hạ tầng khác. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đã góp phần giảm chênh lệch vùng, miền, chênh lệch giàu, nghèo. Với việc mở rộng nguồn vốn ra cho các ngành như thế này, bên cạnh rất nhiều những cái được thì số khó khăn, hạn chế cũng tăng lên theo đó. Những hạn chế này vừa là do yếu tố khách quan vừa là do yếu tố chủ quan, hai yếu tố này tích góp lại tạo ra nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn.

Tốc độ giải ngân vốn là một vấn đề nóng hổi, đang được cả nước quan tâm, kế hoạch đã được phê duyệt từ năm 2003 đến năm 2010, nhưng đến hết tháng 12.2008, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ mới thực hiện được 54% kế hoạch. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thuộc Trung ương quản lý hiện còn chậm, mới đạt 52,2% so với tổng kế hoạch vốn được giao (2 năm 2003-2004). Trong đó, tỷ lệ giải ngân cho kế hoạch vốn năm 2004 chỉ đạt 25,3% kế hoạch. Giai đoạn 2003-2006 mới chỉ giải ngân được 56%, riêng năm 2006 chỉ giải ngân được 66%. Năm 2007, tổng vốn TPCP có 22.000 tỉ đồng, nhưng giải ngân chỉ đạt khoảng 7.000 tỉ đồng. Năm 2008, giải ngân được 20.000 tỉ đồng, đạt 62%. Bên cạnh đó, rất nhiều địa phương được giao quản lý nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng có tốc độ giải ngân cực thấp như Nghệ An là 0,5%, Cần Thơ 1,8%, Bình Phước 1,5%. Thậm chí có địa phương chưa triển khai thực hiện nguồn vốn trái phiếu như Lạng

Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Đồng Tháp, Quảng Bình...Trái phiếu Chính phủ là vốn đi vay nên khi giải ngân chậm

, giá cả vật liệu tăng lên, tổng mức đầu tư tăng… rồi gánh nặng trả

nợ, chính người dân cùng Nhà nước gồng lên mà nhận, cái này là tự làm khó mình. Mặt khác, chậm giải ngân còn khiến vòng luẩn quẩn vay- trả thêm rối rắm. Hơn nữa, nguồn

vốn trái phiếu Chính phủ được sử dụng để bù đắp việc thiếu hụt vốn cho đầu tư phát triển,

cho các chính sách an sinh – xã hội nên giải ngân chậm sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều

mặt, nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, chúng ta vẫn đang đặt trái phiếu Chính phủ và công trái Chính phủ ở ngoài cân đối ngân sách quốc gia. Bội chi ngân sách 5% là hoàn toàn chưa có phần trái phiếu Chính phủ, trong khi nguồn vốn này rất lớn. Nếu đưa vào cân đối ngân sách thì mức bội chi không thể là 5%. Phải tính toán để có cái nhìn tổng thể đối với ngân sách quốc gia để tiến tới việc cân đối được thu chi ngân sách quốc gia, bởi ngân sách quốc gia có tầm rất quan trọng trong sự phát triển của một đất nước.

Mục tiêu lớn nhất của công cuộc đầu tư là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại

nguồn thu cho ngân sách và quan trọng hơn đó là nó mang lại hiệu quả xã hội to lớn khi

đưa các công trình vào sử dụng. Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp kích cầu tiêu dùng và

đem lại nhiều lợi ích lâu dài. Giai đoạn 2003-2009 là giai đoạn được đánh giá là bước nhảy

trong việc thu hút đầu tư cho các dự án, vốn trái phiếu chính phủ là một trong những

nguồn vốn quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua các số liệu cho thấy một số dự án hoàn thành

xong chưa phát huy công dụng đã phải sủa chữa, tu bổ. Như các công trình giao thông

miền núi, chưa được đưa vào sứ dụng bao lâu thì đã phải tu bổ do mưa gió, lũ lụt… điều

này một phần cũng do ban thi công dự án chưa có phương án thích hợp, chưa tính toán đầy

đủ các yếu tố tác động đề hoàn thiện một cách tốt nhất.

Thứ 3 chính là vấn đề thất thoát, lãng phí

Hiện nay đây là căn bệnh nhức nhối nhiều năm qua. Đã có không ít ý kiến cho rằng

tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP vào khoảng 30%-40% tổng vốn đầu tư. Điều

này đã dẫn đến việc sử dụng vốn không có hiệu quả và làm ảnh hưởng đến chất lượng

công trình cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội. Trong nhiều trường hợp

thì các nguyên tắc về xây dựng cơ bản không được thực hiện nghiêm túc, mặc khác công

tác thanh tra kiểm tra không chặt chẽ đã tạo ra khẽ hở cho thất thoát và tham nhũng, một

hiện tượng hay xảy ra là là tình trạng lập hồ sơ nghiệm thu gian dối, khai khống khối

chỉ riêng một tuyến đường dài 39km vốn đầu tư 62 tỉ đồng nhưng đã bị tham ô tới 7 tỉ

đồng, thế này thì chất lượng công trình sẽ đi về đâu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2003 2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w