- BHXH BHXH = Hệ số lương x 210.000 x 1%
3. Đánh giá khái quát công tác tiền lương tại Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống
Cầu Đuống
Trong những năn qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, Công ty vẫn giải quyết tạm đủ việc làm cho người lao động, tăng doanh thu bằng nhiều biện pháp để từ đó tăng mức lương bình quân trong toàn Công ty lên. Công ty vẫn đảm bảo đời sống cho người lao động và tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác
Để thấy được tình hình công tác tại Công ty ta có bảng sau qua bảng ta phân tích được khái quát tình hình lao động việc là trong Công ty.
Bảng 10: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống
Tiền lương Hệ số lương x Mức lương tối thiểu Số ng y l mà à
theo thời gian = x việc thực tế
(tháng) 26 trong tháng Ví dụ: Một cử nhân tốt nghiệp đai học ra trường có hệ số lương: 1,78 Số ng y l m vià à ệc trong tháng 26 ng yà
1,78x210.000đ
Tiền lương tháng = x 26 = 373.800đ của công nhân 26
Dựa bảng số liệu trên ta thấy nổi lên những vấn đề sau: - Doanh thu hàng năm của Công ty
Năm 1998 và năm 1999 doanh thu hầu như không tăng lên mà còn có phần giảm sút. Cụ thể năm 1998 doanh thu thực tế chỉ bằng 89% so với kế hoạch và đến năm 1999 thì chỉ đạt được 67,5%
Doanh thu thực tế của năm 1999 so với năm 1998 cũng chỉ đạt 82% nhưng sang đến năm 2000 thì có khả quan hơn. Doanh thu thực tế so với kế hoạch đạt 95,9%, so với thực tế năm 1999 đạt 152%. Như vậy so với năm 1999 thì doanh thu của Công ty đã tăng. Có được tình hình như vậy là do trong năm 2000 công tác tiếp thị giới thiệu chào hàng và dịch vụ sau bán hàng của Công ty đã được Công ty đặc biệt chú trọng quan tâm. Công ty đã tiến hành định biện lại tổ chức bán hàng ở cả hai n/m tam tăng và cầu Đuống, tăng cường cán bộ có khả năng thực hiện nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, định hướng các khách hàng cụ thể từ việc triển khai đến thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt cử cán bộ vào miền Nam kết hợp với Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổ chức mạng lưới bán hàng tại các tỉnh phía Nam. Hiện nay, Miền Nam đang hình thành những khu công nghiệp lớn. ở đó rất cần sản phẩm của Công ty đang sản xuất. Do vậy mà thị trường này đang mở ra cho Công ty những tiềm năng lớn.
- Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm sản xuất
Năm 1998 thì sản lượng không hề tăng số thực tế nhỏ hơn số kế hoạch năm sau không cao hơn năm trước. Đến năm 1999 thì có tăng nhưng không đáng kể (101,8%) (tăng 1,8%). Song đến năm 2000 mặc dù không đạt kế hoạch song lại tăng 173,7% so với thực tế năm 1999. Sản lượng tăng kéo theo quỹ lương sản phẩm cũng tăng theo.
- Chỉ têu lợi nhuận
Nguyên nhân là do những năm trước đây Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống Tam Tâng (nay đổi tên là n/m vật liệu chịu lửa Tam Tầng thuộc Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống ) làm ăn kém hiệu quả thêm vào đó việc tập trung lớn vào việc đầu tư máy móc thiết bị lò nung đã làm cho Công ty Vật liệu chịu lửa Tam Tầng phải tạm dứng sản xuất... đứng trước tình hình đó tháng 11/1999 Tổng Công ty quyết định sáp nhập Công ty Vật liệu chịu Tam Tầng vào Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống mà phải tập trung vào sản xuất kinh doanh vừa phải giải quyết những tồn đọng của Công ty vật liệu chịu lửa Tam Tầng để lại.
Đến năm 2000, khi Công ty sản xuất kinh doanh tại 2 khu vực Tam Tầng và Cầu Đuống đã từng bước đi vào ổn định sản xuất, ban lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới dây truyền công nghệ đã cũ kỹ lạc hậu bằng một loạt các hệ thống mới như máy ép 1250 tấn, máy trộn và cô nung con thoi nhằm góp phần hoàn thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm... và từng bước khẳng định được vị thế của mình ở thị trường trong nước và Công ty đã xuất khẩu ra nước ngoài sản phẩm của mình. Bảng tổng hợp về tài chính trong sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2000 sẽ giải thích về chỉ tiêu lợi nhuận.
Bảng 11: Tổng hợp kết quả về tài chính trong sản xuất kinh doanh năm 2000 STT Khoản mục ĐVT Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Kế hoạch % tăng (giảm) 1 2 3 4 5 6
Doanh thu (A) Giá vốn (B)
Lợi nhuận gộp (C = A-B) Chi phí bán hàng (D)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (E) Lợi nhuận trước thuế (E= C-D-E)
1000đ 1000đ n n n n 13.907.500 11.511.737 2.395.763 949.180 3.100.019 -1.653.436 25.125.000 20.679.560 4445.350 1.385.921 467822 -1.618.793 180,66 179,64 185,55 146,01 150,91 97,9
78 8
Thuế thu nhập doanh nghiệp (G=F*T) Lợi nhuận ròng (H=F-G)
n n
Qua bảng ta thấy kế hoạch năm 2001 cho thấy một kết quả rất khả quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh thu sẽ tăng lên (tăng 180,66%)
Bảng 12: Biểu tính chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2000 và kế hoạch năm 2001
Đơn vị tính: Đồng
STT Các khoản mục Năm 2000 Kế hoạch năm
2001 1 2 3 4 5 6 7
Tiền lương quản lý
Bảo dưởng, sửa chữa TSCĐ Dụng cụ đồ dùgn, VPP Khấu hao
Thuế và lệ phí (Không kể thuế TNDN) Dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác Trong đó:Lãi vay ngân hàng
420.428.622 93.095.844 212.416.489 35.577.000 122.014.369 2.019.486.676 1.611.279.278 1.040.773.645 95.110.000 204.780.387 32.577.000 125.625.000 3.179.356.110 3.079.356.110 Tổng cộng 3.110.019.000 4.678.222.142.
Biểu này cho ta thấy lãi vay Ngân hàng 1.611.279.278đ là một khoản chi phí lớn làm cho lợi nhuận trước thuế âm. Thêm vào đó là phần khấu hao 212.416.489đ.
Bảng 13: Biểu tính chi phí bán hàng năm 2000 và kế hoạch năm 2001
Đơn vị tính: Đồng
STT Các khoản mục Năm 2000 Kế hoạch năm 2001
Tiền lương + Bảo hiểm bán hàng Bao bì NVL Dụng cụ đồ dùgn VP Khấu hao Dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 118.353.891 15.868.481 709.660 78.596.104 220.188.942 515.462.839 251.250.000 32.530.386 887.075 78.596.604 275.236.178 747.421.117 Cộng 949.180.417 1.385.921.359
Hai biểu chi phí trên làm cho lợi nhuận trước thuế – 1.653.436.000đ - Chỉ tiêu nộp ngân sách
Chỉ tiêu nộp ngân sách tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2000, chỉ tiêu nộp ngân sách so với kế hoạch tăng 109,6%, so với thực tế năm 1999 tăng 123,6%.
Các khoản nộp ngân sách được giải trình gồm có + Thuế VAT: Thực tế năm 1999: 420.418đ Kế hoạch năm 2000: 452.000đ Thực tế năm 2000 = 486.7000đ 486.700 % so với thực tế năm 1999 = = 120,1% 452.000 486.700
% so với kế hoạch năm 2000 = = 107,7% 452.000
Các chỉ tiêu này nói lên tình hình hoạt động của Công ty nộp thuế tăng chứng tỏ Công ty vẫn đang hoạt động tốt.
- Chỉ tiêu lao động và thu nhập của người lao động bình quân người/tháng.
Đây là vấn đề quan trọng để đề cập trong nội dung của đề tài.
Trong những năm qua lao động trong Công ty có nhiều biến động. Rõ nét nhất là % lao động thực tế năm 1999 tăng so với thực tế 1998 170,8%. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng này là do sự sáp nhập hai nhà máy vật liệu chịu lửa Tam Tâng và Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống. Tuy nhiên vấn đề tăng lao động không ảnh hưởng đế thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty. Thực tế so với kế hoạch năm 2000 tăng 118,3%, thực tế 1999 tăng 124% có đựơc điều này là do sản lượng sản xuất tăng mà nguyên nhân sâu sa là do có doanh thu cao nhờ kiếm được nhiều hợp đồng sản xuất, sản phẩm tiêu thụ tốt...
Tình hình lao động tăng lên nhưng Công ty vẫn giải quyết tạm đủ việc làm cho người lao động và đảm bảo thu nhập.
Cùng với việc sản lượng tăng cao là tổng quỹ tiền lương cũng tăng, kết hợp với doanh thu làm cho thu nhập bình quân trong toàn Công ty tăng.
Trên đây là phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua đó để thấy được tình hình của ba chỉ tiêu: Lao động, thu nhập bình quân của người lao động, và tổng quỹ tiền lương....
Từ phân tích thực trạng đó ta có được những đánh giá về tình hình thực hiện công tác tiền lương với việc áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng tại Công ty.
* Đánh giá khái quát công tác tiền lương tại Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống
Từ những phân tích trên có thể thấy rõ một điều là những chỉ tiêu doanh thu, sản lượng tăng có một phần sự đóng góp không nhỏ của việc áp dụng các hình thức tiền lương trong Công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các yếu tố đó hỗ trợ cho nhau tạo nên sự hoạt động linh hoạt cuả bộ máy
Qua nghiên cứu của thực trạng tình hình tiền lương của Công ty, tôi có đánh giá khái quát sau:
a. Ưu điểm của các hình thức tiền lương trong Công ty
Hình thức trả lương theo sản phẩm làm cho mỗi người lao động trong Công ty vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm sản xuất hoàn thành kế hoạch đặt ra. Hình thức lương sản phẩm căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm của mỗi người sản xuất ra để tính lươg nên nó có tác dụng khuyến khích người công nhân tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc để tăng năng suất lao động.
Cụ thể hiện nay Công ty tổ chức sản xuất 3 ca làm việc liên tục sản xuất càng nhiều sản phẩm có chất lượng thì công nhân càng có thu nhập cao, bởi vì tiền lương được tính căn cứ vào sản phẩm công nhân sản xuất ra. Hơn nữa cũng cố gắng sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Có như vậy, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty tăng lên làm doanh thu tăng lên.
- Hình thức trả lương của Công ty nên khuyến khích người công nhân quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, lao động tích cực sáng tạo, và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến vào trong quá trình sản xuất của Công ty.
Trong năm 2001, Công ty đã có kế hoạch thực hiện 5 sáng kiến cải tiến kỹ thuật do cán bộ công nhân viên trong Công ty nghiên cứu. Đó là các sáng kiến:
+ Nghiên cứu gạch cao nhôm cấp II
+ Nghiên cứu gạch xốp cách nhiệt có tỷ trọng (0,85g/cm3) phục vụ sản xuất gạch cao nhôm.
+ Hoàn thiện phương án công nghệ sản xuất gạch
Các sách kiến này nếu được áp dụng một cách có khoa học và triệt để thì sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể trong tương lai.
- Hình thức trả lương của Công ty đẩy mạnh việc cải tiến, tổ chức quá trình sản xuất, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế khi áp dụng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị sản xuất nhất định do vậy công tác tổ chức, củng cố kiện toàn sản xuất, kỹ thuật sản xuất, tổ chức lao động đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, cân đối và hợp lý.
- Góp phần củng cốvà phát triển các phong trào thi đua khen thưởng trong Công ty. Đã xuất hiện những gương điển hình cho phong trào thi đua lao động. Toàn Công ty có 132 cá nhân và 9 tập thể lao động giỏi, phong trào đoàn được hưởng ứng. Gần đây nhất, hưởng ứng cuộc vận động của bộ xây dựng và công đoàn xây dựng Việt Nam, tổ chức đoàn mà Công ty đã phát động phong trào “Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm công trình xây dựng, tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty ” và phong trào đã đựơc các phân xưởng, tổ hưởng ứng thực hiện. Đoàn thanh niên Công ty được ban chấp hành huyện đoàn Gia Lâm công nhận là đơn vị khá. lực lượng bảo vệ và tự vệ đều được huyện Gia Lâm công nhận đủ tiên tiến.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công tác tiền lương của Công ty còn nhiều hạn chế.
b. Những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các hình thức trả lương ở Công ty
- Vấn đề tồn tại chủ yếu là công tác xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương chuyển biến quá chậm không theo kịp với yêu cầu đổi mới công nghệ sản xuất, thực hiện kéo dài cụ thể từ khi có Tuynel hoạt động trở lại từ tháng 7/2000, đến giữa tháng 12/2000 mới cố định mức lao động và đơn giá tiền lương ban hành thực hiện.
- Công tác tổ chức đời sống: Thanh toán lương hàng tháng thường chậm so vơí thời gian quy định nguyên nhân là do việc tổng hợp số liệu của bộ phận tiền lương không kịp thời, số liệu thống kê từ các nhà máy phân xưởng tổng hợp gửi lên bộ phận tiền lương chậm so với thời gian quy định đặc biệt N/m Vật liệu Tam Tầng việc thanh toán lương trong năm rất chậm thậm trí còn nhiều hiện tượng tạm ứng lương vượt mức thu nhập, kết quả đến kỳ thanh toán lương âm. Hiện tượng hết tháng 2 mà vẫn chưa có bảng thanh toán lương tháng 1 là thường xuyên. Những vấn đề này ảnh hưởng đến niềm tin của công nhân đối với Công ty, làm giảm sự kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động.
- Hình thức tiền lương này không gắn liền giữa chất lượng và số lượng lao động mà người công nhân đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nói cách khác phần tiền lương mà họ được nhận không găn liền với kết quả lao động mà họ tạ ra. Vì vậy không khuyến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời gian, vật tư trong quá trình công tác.