Nhóm bốn (IV)

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận xét nội dung ngữ âm trong các sách dạy tiếng Việt của Hàn Quốc hiện nay (Trang 69)

2. Đặc điểm trong cung cấp các nội dung ngữ âm tiếng Việt

3.4.Nhóm bốn (IV)

Giáo trình 20 là giáo trình duy nhất ở Hàn Quốc hiện nay đã đưa ra được đầy đủ 8 bước luyện tập phát âm theo trình tự 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8. Ngoài việc sử dụng những kĩ năng trong việc cung cấp ngữ âm tiếng Việt theo

tiêu chí mà chúng tôi nêu ra ở phần đầu về giới thiệu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, sự kết hợp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu trong tiếng Việt và luyện tập 6 thanh điệu, sử dụng phương thức đối lập [ngắn/dài] đối với các cặp âm “a/ă”, “ơ/â” và hai bán nguyên âm “i” và “y”, giáo trình này còn đưa ra được các kĩ năng trong việc luyện tập về trọng âm, nhịp điệu, ngữ điệu

tiếng Việt. Có thể nói, cùng với giáo trình số 13 (thuộc nhóm II), đây được coi là một trong những giáo trình cung cấp đầy đủ nhất các kiến thức về ngữ âm tiếng Việt cũng như các kĩ năng phương pháp luyện tập phát âm cho người học trong các giáo trình dạy tiếng Việt được sử dụng ở Hàn Quốc từ trước tới nay.

Chúng ta có thể hình dung toàn bộ các bước kĩ năng đã được đưa vào và giới thiệu trong 20 giáo trình đã và đang được sử dụng tại Hàn Quốc từ trước tới nay ở bảng thống kê dưới đây:

Nhóm Giáo trình Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8 Nhóm một (I) 1 + - + + + - - - 2 + + + + + - - - 3 + + + + + - - - 4 + + + + + - - - 5 + + + + + - - - 6 + - + - + - - - 7 + + + + - - - - 8 + + + + + - - - 9 + + + + + - - - 10 + _ + - + - - - Nhóm hai (II) 11 + + + + + - - - 12 + - + - - - - - 13 + - + + + + + + 14 + + + + - - - - 15 + + + + + - - - 16 + + + - - - - - Nhóm ba (III) 17 + + + - - - - - 18 + + + - - - - - 19 + + + - - - - -

Nhóm bốn (IV)

20 + + + + + + + +

Bảng 3.12 Bảng thống kê các kĩ năng luyện tập phát âm

Nhìn vào bảng thống kê trên (bảng 3.12), chúng ta thấy, trong 20 giáo trình được khảo sát thì: kĩ năng thứ nhất (bước 1) và kĩ năng thứ ba (bước 3) được tất cả các giáo trình đưa vào và sử dụng; các kĩ năng còn lại được phân bố không đều trong các giáo trình. Kĩ năng hai (bước 2) có trong 15 giáo trình; kĩ năng bốn (bước 4) và kĩ năng năm (bước 5) có trong 13 giáo trình; các kĩ năng sáu (bước 6), bảy (bước 7) và tám (bước 8) chỉ có trong hai giáo trình. Như vậy, nếu dựa vào số lượng kĩ năng theo tiêu chí: có đưa vào/không đưa vào giáo trình, chúng ta có thể chia thành 3 nhóm giáo trình sau:

a. Nhóm 1 là những giáo trình chỉ giới thiệu được hai hoặc ba kĩ năng

(2 hoặc 3 bước) trong quá trình luyện âm. Theo bảng thống kê trên, có 7 giáo trình, chiếm tới 35%. Đó là nhóm gồm các giáo trình số 6, số 10, số 12, số 16, số 17, số 18 và số 19.

b. Nhóm 2 là những giáo trình giới thiệu được bốn đến 5 kĩ năng (4

hoặc 5 bước) trong quá trình luyện âm. Theo số liệu thông kê cho thấy có tới 11 giáo trình, chiếm tới 55%. Thuộc nhóm này gồm các giáo trình số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 7, số 8, số 9, số 11, số 14 và số 15.

c. Nhóm 3 là những giáo trình giới thiệu đầy đủ cả 8 kĩ năng (8 bước)

trong quá trình luyện âm. Trong số 20 giáo trình hiện đang được sử dụng tại Hàn Quốc chỉ có 2 giáo trình thuộc loại này, chiếm 10%. Đó là giáo trình số 13 và giáo trình số 20.

3. Nhìn một cách tổng thể, dễ nhận ra rằng hầu hết các giáo trình đều đã

giới thiệu được những nội dung và kĩ năng cơ bản của việc dạy và học ngữ âm tiếng Việt. Cụ thể là, các giáo trình đã giới thiệu được hệ thống nguyên âm, phụ âm, thanh điệu tiếng Việt về đặc trưng cấu âm, sự thể hiện bằng chữ viết,

cách đọc, và một số vai trò của chúng trong việc tạo dựng lời nói. Đây là những vấn đề cơ bản, không thể thiếu trong việc biên soạn giáo trình đối với phần phát âm. Đặc biệt là với trường hợp tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn tiết tính và có thanh điệu. Tuy nhiên, để có một cách nhìn toàn diện hơn về bức tranh đa dạng các nội dung ngữ âm trong các giáo trình dạy tiếng Việt ở Hàn Quốc hiện nay, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu cách thức thể hiện hay phương pháp triển khai các bước (kĩ năng) trong các giáo trình, nhóm giáo trình. Đồng thời cũng có một sự đối chiếu, so sánh giữa các giáo trình với nhau để tìm ra những nét riêng, chung hay khác biệt.

3.1. Khi thể hiện hay triển khai bước 1, tức công đoạn giới thiệu các thành tố âm thanh tiếng Việt, trong số 20 giáo trình được khảo sát, chúng tôi thấy có 2 xu hướng nổi lên. Xu hướng thứ nhất, gồm 12 giáo trình, chiếm đến 60% còn xu hướng thứ hai có 8 giáo trình chiếm 40%. Xu hướng triển khai thứ nhất được diễn ra theo trình tự:

 Giới thiệu hệ thống chữ cái tiếng Việt có đối chiếu với âm tiếng Hàn tương ứng. Ví dụ: A - a N - n B - b O - o C - c P - p D - d Q - q Đ - đ R - r E - e S - s G - g T - t H - h U - u I - i V - v K - k X - x L - l Y - y M - m

 Lần lượt đi vào miêu tả các thành tố âm thanh tiếng Việt (theo trật tự của bảng chữ cái và có ví dụ kèm theo.

 Giới thiệu hệ thống thanh điệu Tiếng Việt, có bảng miêu tả đường nét thanh điệu minh hoạ. Ví dụ:

Khi trình diễn các công đoạn    trên đây, các tác giả chủ yếu sử dụng tiếng Hàn để giải thích, miêu tả về mặt cấu âm của từng thành tố một. Sau khi miêu tả xong từng âm, các tác giả thường đưa ra một hoặc hai ngữ cảnh xuất hiện của thành tố âm thanh vừa được nói đến. Có một vài giáo trình còn đi sâu và mở rộng hơn, như giáo trình số 12 (thuộc nhóm II), sau khi giải thích, miêu tả các phụ âm, tác giả còn đưa ra hàng loạt bối cảnh xuất hiện của các phụ âm đó. Ví dụ:

[nh] [th]

nhà thỏ

nhỏ con thỏ

nha, nho, nhô, nhơ bì thư

nhe, nhu, như tha, thô, thơ, the nhu nhú, lí nhí, nhỏ bé thê, thi, thu, thư nhớ nhà lơ thơ, xe thồ, cá thu ...v.v. ...v.v.

Thậm chí, một số nguyên âm, phụ âm được miêu tả hết sức chi tiết và cụ thể. Ví dụ trong giáo trình số 20 thuộc nhóm IV, các phụ âm [ch/tr] và [d/gi/r] sau khi được miêu tả một cách khá chi tiết về những đặc điểm cấu âm, âm học, các tác giả còn đối chiếu với âm tiếng hàn tương ứng và giải thích thêm đặc trưng của chúng trong các phương ngữ tiếng Việt. Cụ thể:

+ Phụ âm “ch”“tr”: Ở miền Bắc cả phụ âm ‘ch’‘tr’ thì được phát âm ‘ ’ của tiếng Hàn. Nhưng, ở miền Nam thì ‘ch’ thì vẫn phát âm là ‘ ’.

+ Phụ âm “d/gi/r”: Ở miền Bắc cả phụ âm d/ gi /r thì được phát âm “ ” của tiếng Hàn. Còn ở miền Nam phụ âm “d”“gi” thì được phát âm như bán nguyên âm “ ” của tiếng Hàn. Trong khi “r” thì được phát âm giống như “r” của tiếng Anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hướng thứ hai lại đi theo trình tự:

 Lấy cấu trúc âm tiết tiếng Việt làm cơ sở xuất phát. Giới thiệu sơ qua các thành phần âm tiết: âm đầu - phần vần - thanh điệu. Trong phần vần có: âm đệm - âm chính - âm cuối. Ví dụ:

Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt:

T h a n h đ i ệ u Âm đầu V ầ n

Âm đệm Âm chính Âm cuối

T O Á N

 Lần lượt đi vào giới thiệu và miêu tả các hệ thống phụ âm, nguyên âm, thanh điệu tiếng Việt trên cơ sở các tiêu chí khu biệt âm vị học. Ví dụ:

Hệ thống các âm chính tiếng Việt:

Hệ thống các âm đầu tiếng Việt

Hệ thống thanh điệu tiếng Việt:

Âm điệu

Âm vực bằng

trắc

gãy không gãy

cao 1. ngang 3. ngã 5. sắc

thấp 2. huyền 4. hỏi 6. nặng

 Trên cơ sở các tiêu chí khu biệt của các thành tố âm thanh trong hệ thống, bước tiếp theo các tác giả đi vào miêu tả từng thành tố một. Cụ thể để miêu tả phụ âm [m], dựa vào bảng các tác giả đã nêu ra hệ nét của phụ âm /m/ gồm gồm các nét:

/m/: là phụ âm [môi - môi], [vang mũi]. Xuất hiện trong các từ:

ma, muốn, mẹ, mệt...

/t/ : là phụ âm [đầu lưỡi - lợi]; [tắc miệng]; [vô thanh]. Ví dụ:

tôi, ta, tiền, tết...

...v.v.

Hay miêu tả các nguyên âm. Ví dụ:

/e/: là nguyên âm đơn, [trước]; [hẹp]; [không tròn môi]. Ví dụ:

mẹ, che, bé...

/uo/: là nguyên âm đôi, [sau]; [tròn môi]; [không cố định]. Ví

dụ: muốn, mua, cua...

Hay miêu tả các thanh điệu. Ví dụ:

1. Thanh "ngang" hay thanh "không dấu" gồm các nét [cao]; [bằng]; [một hướng]. Khi viết một từ mang thanh này không cần dùng dấu gì cả. Ví dụ: ma, ta, tôi, ba, anh ...

2. Thanh "huyền" gồm các nét [thấp]; [bằng]; [một hướng]. Để biểu hiện thanh này, người ta dùng "dấu huyền": [ ‘ ] . Ví dụ: mà, tà, là, làm... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...v.v.

3.2. Về quá trình triển khai bước 2 và bước 3, chúng tôi thấy: có 5 giáo trình không có giới thiệu bước 2, gồm các giáo trình: số 1, số 6, số 10, số 12 và số 13, trong khi bước 3 thì có trong tất cả 20 giáo trình, chiếm 100%. Những nội dung ngữ âm triển khai ở bước 2 gồm việc ghép các âm lại với nhau tạo thành âm tiết (hay từ). Cụ thể gồm các công đoạn:

- Ghép phụ âm với nguyên âm. Ví dụ: [t] + [a] --> ta - Ghép nguyên âm với âm cuối. Ví dụ: [a] + [n] --> an - Ghép phụ âm đầu với phần vần. Ví dụ: [tư + [am] --> tan - Ghép phụ âm đầu với âm đệm và phần vần. Ví dụ:

[o] + [an] --> oan [t] + [oan] --> toan

Về cơ bản, các giáo trình có giới thiệu bước 2 đều triển khai theo trình tự như trên, đặc biệt là ở giáo trình số 16. Tuy nhiên, có những giáo trình còn đưa ra những bước luyện tập sâu, rộng hơn (giáo trình 20). Chẳng hạn, ngoài việc ghép các âm lại với nhau, tác giả còn đưa ra những cặp từ đối lập theo một tiêu chí điển hình nào đó, ví dụ như nét [vô thanh/ hữu thanh], nét [bật hơi/ không bật hơi] hay nét [tròn môi/ không tròn môi] ..., ví như với trường hợp [ta] :

- ta, ta, ta , ta, ta, ta - ta, ta, ta, ta, ta, ta - đa, đa, đa, đa, đa, đa - tha, tha, tha, tha, tha, tha, - tô, tô, tô, tô, tô, tô - tô, tô, tô, tô, tô, tô

Hay, như ở giáo trình số 17 còn giới thiệu cách luyện âm bằng phương thức đối chiếu - so sánh ngữ cảnh: "Các âm vị được cho trong ngữ cảnh, nghĩa là được đặt trong các âm tiết có chứa âm vị đó, nhưng khác nhau ở bộ phận

còn lại. Đối chiếu phần giống nhau và khác nhau khi phát âm các âm tiết đó, người học sẽ nhận ra được âm vị đang học". Ví dụ để phân biệt hai âm /b/ và /d/, giáo trình cho sinh viên nghe và so sánh:

+ đi - đê - đa - đo - đu - đưa - đan - đanh + bi - bê - ba - bo - bu - bưa - ban - banh ... để phân biệt [ô] và [o], cho các ngữ cảnh:

+ đo - bo - co - ho - mo - no + đô - bô - cô - hô - mô - nô ...

Đối với bước 3, chúng tôi thấy, đây là bước luyện âm được tất cả các giáo trình chú ý đến và dành nhiều trang cũng như nhiều kĩ năng trong quá trình triển khai. Nội dung của bước 3 là giới thiệu và luyện tập 6 thanh điệu tiếng Việt. Đây cũng là một trong những nội dung ngữ âm không dễ đối với người nước ngoài học tiếng Việt nói chung và người Hàn nói riêng. Do đó, các giáo trình đã tập trung và đưa ra được nhiều kĩ năng trong quá trình luyện tập. Nhìn tổng thể, chúng tôi thấy tiến trình của bước 3 như sau:

 Giới thiệu đặc trưng ngữ âm của toàn hệ thống thanh điệu, chủ yếu là về cao độ và đường nét. Cố gắng làm nổi bật sự khác nhau giữa các thanh điệu với nhau bằng hình ảnh minh hoạ. Ví dụ:

 Lần lượt đi vào miêu tả đặc trưng của từng thanh điệu một trong sự đối lập với thanh điệu khác theo cặp. Chẳng hạn: thanh ngang/thanh huyền; sắc/ nặng; hỏi/ ngã và được minh hoạ bằng sơ đồ. Ví dụ:

Thanh ngang - thanh huyền:

Thanh sắc - thanh nặng:

Thanh hỏi - thanh ngã:

Rồi, sau đó đưa ra các dẫn chứng minh hoạ bằng các cặp từ đối lập, ví dụ: ba - bà bá - bạ bả - bã

lan - làn lán - lạn lản - lãn ...v.v.

 Kết hợp luyện tập 3 thanh cùng cao độ, sau đó kết hợp luyện tập 6 thanh. Ví dụ: ba - bá - bã bà - bạ - bả ngã: hỏi: ngang: huyền: sắc: nặng:

ba - bà - bá - bạ - bả - bã ma - mà - má - mạ - mả - mã hai - hài - hái - hại - hải - hãi ...v.v.

Có một số giáo trình, như giáo trình 16 và 18 đã giới thiệu một hệ thống thanh điệu tiếng Việt gồm 8 thanh: thêm 2 thanh là [sắc nhập] và [nặng nhập]. Thực ra, đây cũng là một giải pháp hết sức thực tế xét dưới góc độ ngôn ngữ học ứng dụng. Trong thực tiễn phát âm, rõ ràng "thanh sắc" hay "thanh nặng" khi phân bố ở những âm tiết kết thúc bởi [-p; -t; -c] bao giờ cũng được phát âm [ngắn] hơn nhiều so với bối cảnh âm tiết có âm cuối không phải [-p; -t; -c]. Ví dụ, so sánh:

tám - táp tám - tác tám - tát hạn - hạp hạn - hạc hạn - hát ...v.v.

3.3. Với bước 4 và bước 5, nhìn chung giữa các giáo trình không có sự khác biệt nhiều trong trình tự triển khai các kĩ năng luyện tập.

 Đầu tiên, các tác giả giới thiệu các âm vị nguyên âm ngắn, sự thể hiện bằng chữ viết và miêu tả thông qua các bối cảnh xuất hiện của chúng, ví dụ:

/ ɤˇ/ --> "â" trong: "sân, hất, hấp" ... /εˇ/ --> "a" trong: "anh, xanh, sách" ... /ă/ --> "ă" trong: "bắn, cắm, hăm" ... / ɔˇ/ --> "o" "trong: cong, tóc, xong" ...

 Tiếp đó, các giáo trình tiến hành luyện tập bằng phương thức đối lập với cặp từ tương ứng, cột bên trái là bối cảnh xuất hiện của các nguyên âm

[dài] và bên phải tương ứng với chúng là bối cảnh xuất hiện của các nguyên âm [ngắn]. Ví dụ:

[ơ] - [â] [a] - [ă] [oo] - [o] sơn - sân an - ăn xoong - xong hơn - hân tám - tắm boong - bong chớp - chấp ... tháng - thắng ... coong - cong ... ...v.v.

Quá trình luyện tập các nguyên âm [ngắn] thường được đa số giáo trình lồng ghép trong quá trình luyện tập với các nguyên âm khác cùng hệ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận xét nội dung ngữ âm trong các sách dạy tiếng Việt của Hàn Quốc hiện nay (Trang 69)