Nhóm hai (II)

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận xét nội dung ngữ âm trong các sách dạy tiếng Việt của Hàn Quốc hiện nay (Trang 67)

2. Đặc điểm trong cung cấp các nội dung ngữ âm tiếng Việt

3.2.Nhóm hai (II)

3.2.1. Giáo trình 11 và 15 có đủ các bước 1 - 2 - 3 - 4 - 5 giới thiệu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu và tên gọi, cách viết, cách đọc, cùng việc kết hợp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu trong tiếng Việt và luyện tập 6 thanh điệu, sử dụng phương thức đối lập [ngắn/dài] đối với các cặp âm “a/ă”, “ơ/â”, hai bán nguyên âm “i” và “y”, nhưng lại không có các bước 6 - 7 - 8 : giới thiệu và luyện tập về trọng âm, nhịp điêu, ngữ điệu tiếng Việt.

3.2.2. Giáo trình 12 chỉ đưa ra được có hai bước luyện tập, là bước 1 và bước 3 giới thiệu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu về tên gọi, cách viết, cách

đọc và luyện tập 6 thanh điệu mà không có các bước 2 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 về việc kết hợp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu tiếng Việt, cũng như các bước về sử dụng phương thức đối lập [ngắn/dài] ở các cặp âm “a/ă”, “ơ/â” hay hai bán nguyên âm “i” và “y”, và cũng thiếu hẳn các bước về luyện tập trọng âm, nhịp điêu, ngữ điệu tiếng Việt.

3.2.3. Giáo trình 13 có các bước 1 - 3 - 4 - 5 giới thiệu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu về tên gọi, cách viết, cách đọc, luyện tập 6 thanh điệu, sử dụng phương thức đối lập [ngắn/dài] ở các cặp âm “a/ă”, “ơ/â” hay hai bán nguyên âm “i” và “y”. Giáo trình này cũng đưa ra được các bước 6 - 8 giới

thiệu về trọng âm, ngữ điệu trong tiếng Việt nhưng chưa có được các bước luyện âm cụ thể. Trong khi đó, giáo trình này không có bước 2 giới thiệu về cách thức kết hợp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu tiếng Việt và bước 7 giới

thiệu về nhịp điệu trong lời nói tiếng Việt.

3.2.4. Giáo trình 14 có trình tự các bước 1 - 2 - 3 - 4 giới thiệu

nguyên âm, phụ âm, thanh điệu về tên gọi, cách viết, cách đọc, về việc kết hợp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu trong tiếng Việt và luyện tập 6 thanh điệu, sử dụng phương thức đối lập [ngắn/dài] ở các cặp âm “a/ă”, “ơ/â” nhưng không đưa ra các bước 5 - 6 - 7 - 8 giới thiệu về sự đối lập [ngắn/dài] của hai bán nguyên âm “i” và “y” cũng như các bước luyện tập về trọng âm, nhịp điêu, ngữ điệu tiếng Việt.

3.2.5. Giáo trình 16 có các bước 1 - 2 - 3 giới thiệu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu về tên gọi, cách viết, cách đọc, về việc kết hợp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu trong tiếng Việt và luyện tập 6 thanh điệu. Riêng bước 2 được tác giả trình bày khá đầy đủ và chi tiết. Nhưng ở giáo trình này không có các bước 4 - 5 - 6 - 7 - 8 về sử dụng phương thức đối lập [ngắn/dài] đối với các cặp âm “a/ă”, “ơ/â” và phương thức đối lập [ngắn/dài] của hai bán nguyên âm “i” và “y” cũng như các bước luyện tập về trọng âm, nhịp điêu, ngữ điệu tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận xét nội dung ngữ âm trong các sách dạy tiếng Việt của Hàn Quốc hiện nay (Trang 67)