Những nhân tô khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động của Uý ban nhân dãn xã

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 47)

của Uý ban nhân dãn xã

2.1.1. N hân tô khách quan

* Nén kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận độnẹ theo cơ ch ế thị

trườn (ĩ , có sự quản lý của Nhà nước theo định hướnạ xã hội chủ nạhĩa mà

nay ẹọi là kinh tế thị trườn % định hướno xã hội chủ nẹhĩa (Văn kiện đại hội IX

của Đáng) đã và đang tác động đến mọi mật của đời sống xã hội. Nó đi sâu, len lỏi vào cuộc sống của mỗi người dân , mỗi gia đình.

Nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cũng chịu sự tác động không nhỏ của cơ chế kinh tế mới này. Bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc. So với 20 năm trước đây, nông thôn Việt Nam nay đã khác xa. Điện khí hoá nông thôn đang được từng bước thực hiện. Những ngành nghề mới dần xuất hiện và plìál triển bên cạnh nghề nông.

Cả xã hội đang chuyển mình theo nền kinh tế thị trường. Sự trì trệ, chậm chạp của cơ chế quản lý cũ không còn phù hợp với điều kiện mới. Nó đòi hỏi mỗi cán bộ cần phải năng động hơn, nhạy bén hơn và trình độ quản lý cũng phải cao hơn. Nếu không , bộ máy quản lý sẽ không khác gì một " cỗ máy già cỗi".

Hơn nữa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không tránh khỏi có những tác động xấu lên mọi mặt của đời sống xã hội. Các tệ nạn xã hội đã không còn là chuyện lạ chỉ có ở thành phố, nó đã dần len lỏi vào cuộc sống vốn thanh hình của mỗi gia đình nông dân. Bản thân mỗi người cán bộ cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ của cơ chế kinh tế mới. Có những cán bộ xã không giữ vũng được phẩm chất cách mạng , đã xa ngã trước lối

sống thực dụng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những bất bình, phản ứng trong dân. Đơn thư tố cáo, khiếu nại ngày một dày lên.

Nói như vậy để khẳng định rằng kinh tế thị trường cũng có những mặt mạnh và cũng có những hạn chế của nó. Vì vậy, bản thân mỗi người cán bộ cũng cần phải có bản lĩnh vững vàng, có lối sống lành mạnh đổ luôn là một " công bộc" của dân như Bác đã căn dặn.

* Điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phươnẹ cũng có ảnh hưởng đến

hoạt động của Ưỷ ban nhân dân xã. Với những xã có nền kinh tế phát triển thì chắc chắn sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chính quyền xã. Chẳng hạn, với nhũng xã có điều kiện kinh tế thì sẽ có khả năng xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ hơn so với những xã nghèo.

Trong khi đó, ở những xã có kinh tế khó khăn thì rất khó có một cơ sở vật chất tốt cho Uỷ ban nhân dân xã. Thậm chí, có những xã không biết đến chiếc máy chữ chứ đừng nói đến chiếc máy vi tính. Trụ sở xã là một dãy nhà cấp bốn đơn xơ với vài chiếc bàn tiếp dân. Chỉ trông vào "cơ ngơi" của xã cũng đã thấy được hoạt động quản lý của chính quyền phần nào mất đi "cái uy" và kém hiệu quả.

Điểu kiện xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của u ỷ ban nhân dân xã. Những xã ngoại thành, ven đô vấn đề xã hội thường phức tạp hơn những xã khác. Các tệ nạn xã hội diễn ra hàng ngày, hàng giờ buộc chính quyền xã cần phải có những biện pháp thích hợp. Hơn nữa, việc làm cũng là một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay. Chúng ta có xã thuần nông và xã có sự kết hợp công - nông - dịch vụ.

Với những xã thuần nông, đây là cộng đồng xã chiếm ưu thế. Nông nghiệp gắn chặt với nông thôn và nó cũng gắn chặt với đời sống của người nông dân. Con trâu, cái cầy và nay là máy cầy, máy kéo là những thứ không thể thiếu được trong cuộc sống của họ. Nghề trồng lúa nước có từ rất lâu đời,

nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những xã quanh năm với công việc đồng áng, hết vụ mùa lại đến vụ chiêm, hết vụ trồng lúa lại đến trổng màu. Cuộc sống của họ chí biết trông vào mảnh đất, quanh năm quần mình với đất.

Ngày nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang len lỏi vào từng ngõ xóm thì cuộc sống của người nông dân đã không chỉ trông cậy vào mảnh đất. Một số làng xã đã có nghề phụ làm thêm lúc nông nhàn như nghề đan mây tre, rổ rá...Tuy nhiên, đối với những làng xã thuần nông này thì các nghề phụ còn rất lẻ tẻ, mó'i chi manh mún ở gia đình này, gia đình khác.

Có thể kể đến một số xã thuần nông tiêu biểu như xã Thượng Kiêm (Ninh Bình). Hoà Phong ( Đà Nẵng), Vĩnh Viễn( Cần Thơ)...Các xã này đều đang vươn lên, có những xã đạt danh hiệu anh hùng lao động. Trong đó, An Đồng nổi lên như một điểm sáng trong số các xã thuần nông, đặc biệt khi mà Thái Bình đang có nhiêù rắc rối trong thời gian vừa qua thì An Đồng thực sự trở thành một nơi để các xã học tập

Đối với các xã có sự kết hợp công - nông - dịch vụ thì cũng có những đặc trưng riêng, do đó có sự tác động không nhỏ đến hoạt động của chính quyền. Cùng vói sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , các thành phần kinh tế ngày càng được mở rộng. Kinh tế thị trường buộc mỗi người phải năng động hơn, sáng tạo hơn, nếu không sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với thời cuộc, Và cũng chính vì vậy, những người nông dân vốn thuần phác cũng sớm hiểu ra rằng mình cũng cần phải năng động hơn. Họ được tiếp xúc nhiều với văn minh nhân loại, ngay bản thân cuộc sống thị trường cũng hàng ngày hàng giờ tác động đến bát cơm manh áo của họ. Nghề phụ đã xuất hiện và dần trở thành một công việc không thiếu được trong một số xã. Những nghề phụ đó có thể là truyền thống cha ông để lại, hoặc cũng có thể do bản thân họ tự khám phá. Hiện nay, đã có những xã tiến triển thành xã phi nông nghiệp , làm nghề phụ hoặc buôn bán, dịch vụ như xã Yên

Phong (Bắc Ninh), xã Ninh Hiệp ( Gia Lâm)...Các làng xã này có mức thu nhập cao, cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đầy đủ. Đó là sự thể hiện xu thế phát triển tất yếu của các làng xã Việt Nam hiện nay. Con đường đi vào sản xuất hàng hoá, thoát khỏi tính chất tự cấp tự túc, gắn công nghiệp với thương mại đã thực sự làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.

Mỗi xã đều có những thế mạnh riêng. Do đó, tất cả những thế mạnh, những trưng riêng này cũng tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động của chính quyền xã. Với các xã thuần nông thì việc quản lý của chính quyền xã sẽ khác với các xã bán nông nghiệp. Chính vì vậy, mỗi xã cần phải ban hành quy chế riêng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong u ỷ ban nhân dân xã, những quy định đó vừa phù họp với quy định chung của pháp luật, vừa thích nghi với tình hình thực tiễn của địa phương.

* Yếu tố vị trí, địa lý

Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, chúng ta không thể không nhắc đến yếu tố vị trí, địa lý. Yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động quản lý .

Có thể phân chia các xã theo vị trí địa lý như sau:

- X ã đồn.í> bằng

Đây là xã chiếm số đông trong đời sống cộng đồng nông thôn. Đồng bằng là nơi mà việc canh tác lúa nước thuận lợi hơn cả, đất đai cũng mầu mỡ, khí hậu thuận hoà hơn so với vùng biển và vùng cao.Chính vì vậy, " đất lành chim đậu", các cư dân Lạc Việt ngay từ thời xã xưa đã biết di cư về vùng đồng bằng làm nơi sinh sống. Các cộng đồng dân cư được hình thành và ngày càng mở rộng, ngoài việc trồng lúa nước, các hoạt động buôn bán giao lưu hàng hoá dần xuất hiện và phát triển. Các cộng đồng làng xã đồng bằng cũng vì thế mà ngày càng mở rộng.

Cho đến ngày nay, các xã đổng bằng vẫn chếm ưu thế hơn so với các loại hình cộng đổng làng xã khác. Điều kiện kinh tế - xã hội của các xã này cũng cao hơn, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân vùng đồng bằng cũng tốt hơn. Bộ mặt nông thôn Việt Nam đang dần dần khởi sắc. Những ngôi nhà ngói mới, nhà tầng đã xuất hiện sau luỹ tre làng thay thế những mái nhà tranh, vách đất xưa kia. Điện, đường, trường, trạm đã được sự quan tâm và đầu tư đúng mức.

- Xã vùng cao

Cộng đồng xã này cũng đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống dân cư. Công việc chủ yếu của những người dân ở đây là lên nương làm rẫy. Trong suốt một thời gian dài, đồng bào dân tộc thiểu số đã phải sống cuộc sống vô cùng khó khăn, cực khổ dưới ách cai trị hà khắc của chế độ thực dân nửa phong kiến. Cái nghèo bám theo họ hết đời này sang đời khác, khiến họ không thể nào ngẩng đầu lên được. Cuộc sống du canh, du cư, phá rừng làm rẫy cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến cái đói, cái nghèo. Và rồi ánh sáng của Đảng đã dần soi sáng cuộc đời họ, đem đến cho họ cuộc sống mới. Cái chữ đã đến được với đồng bào dân tộc H'mông, Êđê, Bana, Tầy, Mường....Cuộc sống định canh, định cư đã làm cho đồng bào dân tộc thiểu số có của ăn, của để.

Tuy nhiên, cho đến nay, cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn vô vàn khó khăn, cần phải từng bước khắc phục. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền m à trong đó đặc biệt là chính quyền xã cần phải nỗ lực hơn trong việc xoá bỏ cái đói, cái nghèo ở vùng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xã ven biển

Các xã ven biển cũng có những đặc trưng riêng so với các xã khác. Những ngư dân vùng biển quen với nghề chài lưới, đánh bắt. Cuộc sống của họ gắn chặt với biển. Thiên nhiên, khí hậu dường như cũng khắc nghiệt hơn

đối với họ. Tất cả những điều này cũng có những tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý của chính quyền xã. Nó tác động trực tiếp đến mô hình tổ chức của chính quyền xã, trong đó có ư ỷ ban nhân dâi> xã. Chức danh Phó chủ tịch phụ trách nội chính cũng kiêm cả phụ trách phòng chống thiên tai, trong khi ở những địa phương khác nhiệm vụ này thuộc về uỷ viên phụ trách địa chính, giao thông, thuỷ lợi. Có thể nói, hoạt động phòng chống, cứu hộ dân trong khi bão, lũ xảy ra ở đây rất được đề cao. Đây thậm chí còn được coi là một tiêu chí đanh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền xã.

- Xã ven đô

Là xã có tầm quan trọng lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chúng ta có những xã ven đô như xã Thượng Lâm, Gia Thuỵ huyện Gia Lâm, xã c ổ Nhuế huyện Từ Liêm, một số xã ven cố đô Huế ... Ớ những xã ven đô này có những đặc trưng riêng. Công việc của dân trong xã không chỉ là thuần nông nữa mà có khi là buôn bán, sản xuất...Họ chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều kiện kinh tế của xã cũng cao hơn so với các xã khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều hơn, cản trở không nhỏ hoạt động quản lý của chính quyển xã. Những tệ nạn xã hội đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào cộng đồng.Do đó, ở những xã này, hoạt động quản lý về xã hội rất được đề cao.

Mỗi một xã đều có vị trí địa lý riêng. Như chúng ta đã thấy, có những xã ở vùng đồng bằng, ngược lại có xã ở vùng núi hoặc giáp biển... Chính những địa hình riêng biệt đó tạo nên những nét đa dạng trong hoạt động của địa phương nói chung và của chính quyền xã nói riêng.

* Xii hướng đa phương hoá, toàn cầu hoá cùnẹ với sự phát triển như vũ

bão của khoa học và công nghệ trên th ế giới cũntác độỉĩíị khônnhỏ đến

hoạt độnq của u ỷ ban nhân dân xã. Văn kiện đại hội Đảng IX đã ghi: " Toàn

lĩnh vực... Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ mội trường, phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch..." Ị41, 1571

Chúng ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá quốc tế , tức là Việt Nam sẽ phải tham gia vào một " sân chơi chung", theo cùng một luật chơi. Để đáp ứng được điều này thì trước hết Việt Nam phải đưa nền kinh tế phát triển "sánh ngang với các cường quốc trên thế giới" .

Văn kiện đại hội IX của Đảng tiếp tục chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để có thể quản lý có hiệu quả nền kinh tế và định hướng nó theo con đường chủ nghĩa xã hội thì bản thân các cán bộ nhà nước phải tự nâng cao được chất lượng hoạt động của mình, trong đó có cán bộ xã.

2.1.2. N hàn tô chủ quan

* Trình độ chuyên môn - lý luận của cán bộ xã

Đây là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng , có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của u ỷ ban nhân dân xã. Một cán bộ xã có trình độ chuyên môn giỏi chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền xã. Ngược lại, cán bộ xã có trình độ chuyên môn thấp, thậm chí không có kiến thức về quản lý hành chính nhà nước thì sẽ vô cùng khó khăn trong công tác. Có những chủ tịch xã chỉ học hết lớp 3, chứ đừng nói gì đến việc học hết phổ thông trung học. Với một trình độ học vấn như vậy thì nói gì đến "làm tốt, đạt hiệu quả cao"! Phần lớn trong số họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để làm việc, "vui vẻ" thì bỏ qua vi phạm cho nhau. Những vụ việc ở Thái Bình, Hà Tây đã cho thấy rõ, hầu hết những vi phạm tài chính nghiêm trọng ở đó là do trình độ quản lý kinh tế của cán bộ xã thấp. Đã có một thời gian dài , hoạt động của

chính quyền xã rơi vào trì trệ, chậm chạp, một phần do trình độ của cán bộ xã chưa được quan tâm đúng mức. Đơn từ của dân gửi lên không được giải quyết dứt điểm, chuyển đi chuyển lại hết cấp này đến cấp khác. Một cán bộ xã không có trình độ chuyên môn, lý luận thì cũng sẽ không thể nào hoàn thành được tất cả những nhiệm vụ được giao.

Chính vì vậy, trình độ của cán bộ xã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Ưỷ han nhân dân xã.

* Thói quen, lề lối làm việc của ch ế độ cũ và của thời kỳ tập trunạ bao

cấp đ ể lại

Yếu tố này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã. Thói quen làm việc chậm chạp, nguyên tắc XO' cứng, máy móc từ thòi kỳ tập trung bao cấp kéo dài vẫn còn dấu ấn trong hoạt động này hay hoạt động khác của các cơ quan nhà nước nói chung và Uỷ ban nhân dân xã nói riêng. Đặc biệt, mô hình chính quyền xã ỉà một cấp ổn định, tồn tại lâu đời ngay từ dưới chế độ phong kiến. Chính vì vậy,cách thức tổ chức và làm việc theo kiểu cũ vẫn còn trong hoạt động của chính quyền xã. Ngay bản thân phong cách làm việc của cán bộ xã cũng mang đậm dấu ấn của phong cách làm việc cũ. Nó dường như đã tạo thành một " lối mòn" mà rất khó cho việc xoá bỏ. Đã có lúc,dưới thời bao cấp, người ta quen với kiểu làm việc mệnh

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Trang 47)