1.3.1. Cơ cáu tổ chức của u ỷ ban nhân dân x ã
Điều 46, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và u ỷ ban nhân dân năm 1994 quy định: "Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp".
Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994 thì bộ máy chính quyền xã của nước ta hiện nay đã được tinh gián khá nhiều về mặt số lượng so với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân năm
1989.
Tại điểu 1 mục E của Nghị định 174/CP ngày 19/9/1994 của Chính phủ thì: " u ỷ ban nhân dân xã, thị trấn gồm có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 5 uỷ viên. Các thành viên được phân công phụ trách từng lĩnh vực như sau:
2. Một phó chủ tịch phụ trách nội chính, Trưởng ban công an. 3. Một uỷ viên phụ trách quân sự.
4.Một uỷ viên phụ trách tài chính.
5. Một uỷ viên phụ trách văn hoá - xã hội, thông tin. 6. Một uỷ viên phụ trách địa chính, giao thông, thuỷ lợi. 7. Một uỷ viên phụ trách văn phòng.
ơ những xã có dưới 3000 dân mà địa hình ít phức tạp, có thể bố trí 5 thành viên Uỷ ban nhân dân. Việc phân công phụ trách lĩnh vực công tác cho từng thành viên trong 5 thành viên này dựa vào lĩnh vực công tác trên và theo tình hình thực tế của địa phương mà quy định".
Như vậy, Uỷ ban nhân dân xã không thành lập bộ phận thường trực Uỷ ban nhân dân, không thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Ưỷ ban nhân dân như cấp huyện, cấp tỉnh mà các uỷ viên u ỷ ban nhân dân xã được phân công trực tiếp phụ trách từng lĩnh vực.
Chủ tịch u ỷ ban nhân dân xã là người đứng đầu Uỷ ban nhân dân xã, người có trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Chủ tịch u ỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ xây dựng quy họach, kế hoạch phát triển nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý địa giới hành chính, địa chính trình Hội đồng nhân dân xã quyết định, kiểm tra việc quản lý đăng ký sản xuất, kinh doanh và nộp thuế của các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh theo phân cấp quản lý....
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là người trực tiếp phụ trách nội chính với nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức kinh tế , đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội chấp hành pháp luật nhà nước và thực hiện công tác của chính quyền xã.; thay mặt chủ tịch để giải quyết công việc của Uỷ ban nhân
dân xã được Chủ tịch uỷ quyền khi Chủ tịch vắng mặt, sau đó phải báo cáo Chú tịch u ỷ ban nhân dân xã những việc đã giải quyết...Các uỷ viên của u ỷ ban nhân dân xã được Chủ tịch phân công phụ trách trên từng lĩnh vực cụ thể.
Ưỷ ban nhân dân xã hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tập thể u ỷ ban nhân dân thông qua cuộc họp toàn thể để quyết định những vấn đề quan trọng theo đa số như chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm để trình Hội đồng nhân dân xã xem xét....
Khi bàn về cơ cấu tổ chức của Ưỷ ban nhân dân xã hiện nay, chúng ta không thể không nhắc đến trưởng thôn, trưởng bản. Mặc dù các chức danh này không thuộc một cấp chính quyền nhà nước nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước ở địa phương. Đây là một nét đặc sắc của nông thôn Việt Nam mà có lẽ ở cấp phường, thị trấn không có được. Trưởng thôn, trưởng bản do nhân dân trong thôn, bản bầu ra và phải được chủ tịch Ưỷ ban nhân dân xã ra quyết định công nhận.
Đó là những người có uy tín trong nhân dân, một số là bộ đội xuất ngũ hay cán bộ về hưu hoặc những người được dân kính nể ( già làng đổng thời là trưởng bản). Phần lớn, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm và gần dân. Muốn biết tình hình nhân dân địa phương, những tâm tư nguyện vọng của dân thì thông qua trưởng thôn, trưởng bản là có thể thấy rõ. Có những văn bản của cấp trên chuyển xuống nhưng Ưỷ ban nhân dân xã phải thông qua trưởng thôn, trưởng bản mới có thể thực hiện được và thực hiện có kết quả tốt.
Qua đợt đi thực tế ở nhiều địa phương, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã cho biết: Ớ Hà Bắc, do có sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh uý, u ỷ ban nhân dân tỉnh m à cấp thôn đã được phục hồi và kiện toàn khá sớm. Đến cuối năm 1992, toàn tỉnh đã có gần 500 thôn, làng, bản xây dựng được quy chế hoạt động cho mình và chọn ra được các thôn trưởng, bán trưởng. Chì tính riêng huyện Tiên Sơn, năm 1990 đã có 144 thôn trưởng, nghĩa là đủ 100% số thôn
trong huyện đã có chức vụ thôn trưởng ( 110 do dân bầu, còn 34 do bổ nhiệm). Đến cuối năm 1992, toàn bộ số thôn trưởng ở đây đều do bầu cử, trong đó có 99 không kiêm thêm các chức vụ khác, 112 là đảng viên, 12 kiêm bí thư chi bộ, 44 kiêm thêm chức vụ ở Uỷ ban xã, 33 kiêm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, 32 người không phải là đảng viên...
ơ huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Tây) chức trưởng thôn bắt đầu được đặt lại từ năm 1989 và đến năm 1992, trong tổng số 138 thôn của toàn huyện cũng có đu 138 thôn trưởng, trong đó 137 người được đánh giá là hoạt động tốt. Ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình..., chức danh trưởng thôn cũng đã dần trở thành một vị trí quan trọng trong đới sống cộng đồng nông thôn.
Trưởng thôn, trưởng bản có vai trò lớn nhu' vậy, nhưng do đây là chức danh mà uy tín, niềm tin phải được đặt lên hàng đầu nên đôi khi một số trưởng thôn, trưởng bản chưa được đào tạo một cách chính quy và đầy đủ. Có người thậm chí chưa học hết lớp 5 nhưng vì được dân tín nhiệm nên vẫn giữ trọng trách này. Chính vì vậy điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của trưởng thôn, trưởng bản.
Nhận thức được vấn đề đó, Học viện hành chính quốc gia đã kếl họp với một số trường chính trị tỉnh để mở các lớp bồi dưỡng cho trưởng thôn trưởng bản, bước đầu đã đạt được môt số kết quả. Mặc dù vậy, con số được đào tạo này vẫn còn quá ít so với như cầu thực tế.
1.3.2. Các môi quan hệ của u ỷ ban nhàn dân xã
* Quan hệ với Hội đồn ẹ nhân dân xã
Điều 2, Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân quy đinh: " u ỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp".
Có thể nói, mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân rất khăng khít, có cái này thì cũng không thể thiếu cái kia. Không có Hội đồng nhân dân thì Uỷ ban nhân dân xã không thể hoàn thành được trọng trách của mình là quản lý tốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan vạch ra những mục tiêu, yêu cầu để Uỷ ban nhân dân xã thực hiện. Ngược lại, nếu không có u ỷ ban nhân dân xã thì những nghị quyết của Hội đồng nhân dân sẽ không bao giờ được đưa vào cuộc sống, nó sẽ chỉ trên giấy tờ mà thôi. Vì vậy, có thể ví Hội đổng nhân dân và u ỷ ban nhân dân xã như hai cánh tay đắc lực của một cơ thể, không thể mất một cánh tay nào. Lâu nay, có một số học giả cho rằng nên bỏ Hội đồng nhân dân cấp CO' sở vì nó chỉ làm cho bộ máy thêm cồng kềnh, vả lại trách nhiệm thực hiện chả được là bao!
Nói như vâỵ là không khoa học và biện chứng. Ưỷ ban nhân dân xã sẽ không thể nào hoàn thành tốt được những nhiệm vụ đề ra nếu không chịu sự kiểm tra, giám sát đầy đủ của Hội đồng nhân dân - cơ quan đại diện của nhân dân ỏ' địa phương.Điều này rất có thể dẫn đến tình trạng "tiếm quyền". Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Monteskiow - một học giả người Pháp - đã đưa ra thuyết Tam quyền phân lập. , trong đó phân chia quyền lực nhà nước thành 3 quyền: quyển lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp để tránh việc lạm dụng quyền lực, các quyền này được trao cho các cơ quan khác nhau và giữa chúng có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Thuyết này đã được một số nước phương Tây áp dụng, tất nhiên là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước và đã đạt được những kết quả khả quan.
Vậy thì tại sao một số người lại cho rằng cần phải loại bỏ cơ quan quyền lực nhà nước cấp cơ sở - cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với u ỷ ban nhân dân.
Tóm lại, có thê nói, mối quan hệ của u ỷ ban nhân dân xã và Hội đồng nhân dân xã là vô cùng mật thiết , những tiếng nói, nguyện vọng của dân sẽ
được thể hiện thông qua các đại biểu của mình ỏ' Hội đồng nhân dân và sẽ đến được với các nhà quán lý.
* Quan hệ với u V ban nhân dân cấp trên
Điều 45, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và u ỷ ban nhân dân 1994 quy định: " Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ưỷ ban nhân dân cấp trên".
Nhu' vậy, ư ỷ ban nhân dân xã chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của u ỷ ban nhân dân huyện và chịu trách nhiệm trước u ỷ ban nhân dân huyện. Đây được coi là sự quản lý theo chiều dọc. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phải báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các công việc của xã lên chủ tịch u ỷ ban nhân dân cấp trên. Lâu nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng cần phải tăng tính tự quản của Ưỷ ban nhân dân cấp cơ sở, có nhu' vậy mới phát huy được nội lực. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trì trệ, chậm chạp khiến Ưỷ ban nhân dân xã nhu' một "cỗ máy" là do nó đã bị quá nhiều ràng buộc. Bất kể " nhất cử nhất động" nào cũng phải chờ xin ý kiến cấp trên, xin ý kiến đảng uỷ xã....Lâu dần thành tiền lệ, khiến hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã nhu' một cái máy, tính tự quán dường như không còn nữa. Người ta đã ví nó như " một cổ hai tròng" mà không tròng nào gỡ ra nổi. Xem xét hoạt động của chính quyền cấp cơ sở ở một số nước trên thế giới, chúng ta sẽ thấy tính tự quản của họ nổi lên rất rõ. Chính quyền cấp trên can thiệp rất hãn hữu. Vì vậy, đổi mới hoạt động của Ưỷ ban nhân dân xã hiện nay chúng ta cũng phái đề cập đến vấn đề này.
* Quan hệ với cấp uỷ đả nạ cơ sở và các đoàn thể
u ỷ ban nhân dân xã chịu sự lãnh dạo toàn diện của cấp uỷ đảng cơ sở, trực tiếp là Bí thu' đảng uỷ. Hàng kỳ, Chủ tịch uỷ ban nhân xã phải báo cáo công tác với đảng uỷ và xin chủ trương thực hiện nhũng nhiệm vụ quan trọng trong xã. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều vấn đề đặt ra khi bàn về mối
quan hệ giữa u ỷ ban nhân dân xã và đảng uỷ. Nhiều bí thư đảng uỷ dường như lấn át luôn cả quyền chú tịch xã, việc gì cũng phải chờ xin ý kiến của bí thư. Thê nhưng, điều chớ trêu là ông bí thư lại chí học hết lớp 4, trình độ chính trị - lý luận cũng chẳng qua trường lớp nào. Trong khi đó lại có tiếng nói " thét ra lửa". Chính quyền xã gần như ở thê bị động hoàn toàn. Vậy thì thử hỏi chất lượng, hiệu quá quản lý sẽ đi đến đâu?
Thực tế trái ngược như vậy và những chuyện bất bình trong nhân dân tất yếu sẽ xảy ra và đã xảy ra ở nơi này nơi khác. Như vậy, khi chúng ta bàn tới vấn đề đổi mới hoạt động của u ỷ ban nhân dân xã thì chúng ta không thể không quan tâm đến mối quan hệ này.
* Quan hệ với trưởng thôn, trưởng là nạ, trưỏnẹ ấp, trưởng bản
Đã có một thời gian dài, chúng ta dường như quên mất vị trí, vai trò của trưởng thôn, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng bản. Chỉ mới gần đây, trưởng thôn, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng bản mới thực sự được đặt đúng vị trí của họ. Họ được coi như là một cầu nối vững chắc giữa dân và chính quyền xã.
Có những xã có tới gần chục thôn, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Đặc biệt, ở những xã miền núi, dân cư sống thưa thớt, rải rác ở các sườn đồi tạo thành các bản, nếu không thông qua trưởng thôn, trưởng bản thì chắc gì các nghị quyết của Hội đồng nhân dân đã được đảm bảo thực hiện tốt, chắc gì Uỷ ban nhân dân xã quản lý tốt đời sống dân cư?
Thông qua trưởng thôn, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng bản - những người trực tiếp sống và làm việc trong cộng đồng- u ỷ ban nhân dân xã sẽ hiểu thấu đáo hơn những tâm tư, nguyện vọng của dân, kịp thời sửa chữa khi mắc sai lầm.
Là những người được dân bầu lên, trưởng thôn, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng bản có đầy đủ uy tín và niềm tin của dân. Có nơi, dân chì biết mặt trưởng thôn nhưng lại không biết mặt chủ tịch xã. Và cũng có những chuyện
trong gia đình, trong thôn xóm mà trưởng thôn là người biết đầu tiên và cũng là người trực tiếp đi hoà giải các xích mích, bất đồng.
Nếu các chủ tịch xã biết gần dân thông qua trưởng thôn, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng bản, thấy được những bất bình ngay từ lúc nhen nhóm thì chắc chắn rằng những vụ gây xôn xao dư luận vừa qua như ở Thái Bình, Hà Tây... sẽ khó có thể xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa Ưỷ ban nhân dân xã và trưởng thôn, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng bản là vô cùng quan trọng trong việc quản lý cộng đồng dân cư.
1.3.3. N hiệm vụ, quyển hạn của u ỷ ban nhàn dán xã
Pháp lệnh ngày 25/6/1996 của Ưỷ ban thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân ở mỗi cấp đã quy định, u ỷ ban nhân dân xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình u ỷ ban nhân dân cấp huyện phê
duyệt;lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương, khi cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cho cơ quan hành chính và tài chính cấp trên trực tiếp;lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cho cơ quan hành chính và tài chính cấp trên trực tiếp;căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc;tổ chức thực hiện ngân sách