Nội dung và phương pháp lên lớp:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 22 (CKTKN - KNS) (Trang 37)

Nội dung Phương pháp tổ chức

1 . Phần mở đầu -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm

danh báo cáo.

-GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.

-HS tập bài thể dục phát triển chung.

- Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.

-Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.

2. Phần cơ bản

a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản

* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân -GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây. -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập và đếm số lần, GV phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất. -Cả lớp nhảy dây theo nhịp hô. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.

b) Trò chơi : “Đi qua cầu”

-GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi.

-GV phổ biến cách chơi. Chuẩn bị :        Gv       GV Gv

Sử dụng ghế băng hoặc cầu thăng bằng hoặc nơi có bậc gạch xây có bề mặt 15 – 20 cm, độ cao cách mặt đất 20 – 30cm.

Cách chơi :

Các em lần lượt bước lên đầu cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự như đang đi qua cầu. Trong quá trình chơi quy định cho các em từng đợt như: đi đồng thời hai tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiểng gót, đi có mang trọng vật … Đi đến đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng (có thể đi sang đầu cầu rồi đi quay trở lại). Lần lượt hết em nọ rồi đến em kia.

-GV cho HS tập trước 1 số lần đi trên mặt đất,

sau đó đứng và đi trên cầu để làm quen và tập giữ thăng bằng rồi tổ chức cho tập thử đi trên cầu theo tổ.

-GV tổ chức cho HS chơi chính thức. Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.

Lưu ý: GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ nhau

trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.

3. Phần kết thúc

-Chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh thả lỏng tay chân kết hợp hít thở sâu.

-GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.

-GVø giao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. -GV hô giải tán.   GV       GV -HS hô “khỏe”.

Th

ể dục : Bài 44

ÔN TẬP NHẢY DÂYTRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ” TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”

I. Mục tiêu:

-Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chậm hai chân. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. -Trò chơi: “Đi qua cầu” Yêu cầu nắm được cách chơivà tham gia chơi tương đối chủ động.

II. Địa điểm – phương tiện:

Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.

Phương tiện : Chuẩn bị bàn ghế, hai em một dây nhảy và sân được kẻ sẵn khu vực kiểm

tra.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

Nội dung Phương pháp tổ chức

1 . Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ kiểm tra.

-HS tập bài thể dục phát triển chung.

- Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.

-Trò chơi: “Kết bạn”.

2. Phần cơ bản

a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản

* Ôn tập nhảy dây kiểu chụm hai chân

-GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây.

-GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập và đếm số lần, GV phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.

-Cả lớp nhảy dây theo nhịp hô. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.

b) Trò chơi : “Đi qua cầu”

-GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi.

-GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững

       Gv       GV Gv

cách chơi.

Cách chơi :

Các em lần lượt bước lên đầu cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự như đang đi qua cầu. Trong quá trình chơi quy định cho các em từng đợt như: đi đồng thời hai tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiểng gót, đi có mang trọng vật … Đi đến đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng (có thể đi sang đầu cầu rồi đi quay trở lại). Lần lượt hết em nọ rồi đến em kia. -GV tổ chức cho HS chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng .

Lưu ý : GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ

nhau trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.

3. Phần kết thúc

-HS chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu. -GV nhận xét phần kiểm tra và biểu dương những em đạt thành tích tốt, nhắc nhở những em cần phải tiếp tục tập luyện thêm.

-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán.   GV       GV -HS hô “khỏe”.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 22 (CKTKN - KNS) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w