Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân bố một số loài cây ngập mặn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng 73.361 ha.

Tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o22’14” – 10o40’09”

Kinh độ Đông: 106o46’12” – 107o00’59”

20 Ranh giới:

Phía Bắc giáp Huyện Nhà Bè Phía Nam giáp biển Đông

Phía Đông giáp Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu Phía Tây giáp Long An và Tiền Giang

Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km.

2.1.2. Địa hình

Rừng ngập mặn Cần Giờ có địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng tạo thành lòng chảo ở khu vực trung tâm. Xét từng khu vực nhỏ thì địa hình không biến đổi nhiều, nhưng có sự chênh lệch về cao độ khoảng 0- 2m, trừ khu vực giồng chùa có độ cao lớn nhất là 10,10 m ở tiểu khu 14, ven sông Nhà Bè độ cao từ 1 - 3 m. Từ biển đi về phía Nhà Bè, độ cao có xu hướng tăng dần. Cần Giờ được bao bọc bởi các sông lớn, có bờ biển dài 14 km và hệ thống sông rạch chằng chịt, mật độ sông rạch khoảng 7 - 10 km/km2, với tổng diện tích mặt nước khoảng 21.000 ha chiếm gần 30% lãnh thổ. Do hệ thống các sông rạch đan chéo với nhau tạo nhiều hướng chảy khác nhau đã chia cắt nhiều vùng lãnh thổ thành các khu nhỏ (dạng đảo) như ấp An Hoà, An Phước của xã Tam Thôn Hiệp, xã Thạnh An…

Địa hình chia thành 5 dạng sau:

Dạng địa hình Cao độ (m)

1) Ngập hai lần trong ngày 0.0 – 0.2

2) Ngập một lần trong ngày 0.2 – 0.5

3) Ngập theo chu kỳ tháng 0.5 – 1.0

4) Ngập theo chu kỳ năm 1.0 – 1.5

5) Ngập theo chu kỳ nhiều năm >1.5

- Bãi bồi: được bồi tụ dọc theo sông nhà bè, ngã bảy, sông dừa tạo thành vòng cung bao bọc vùng đầm lầy, trầm tích chủ yếu là bột cát sét.

21

- Đất giồng cát ở dọc bờ biển có diện tích khoảng 680 ha, hầu như không bị ngập, đất có phản ứng chua, nghèo hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo. Vùng đất giồng cát chủ yếu là dùng làm đất thổ cư, trồng cây ăn trái, hoa màu…

- Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng có lớp mùn tầng mặt khá cao, phân bố ở xã Bình Khánh, xã Lý Nhơn có diện tích 1.385 ha được sử dụng trồng lúa, cây ăn trái. Ngoài ra, còn có một phần đất phù sa ven sông có tầng loang lỗ đỏ vàng, nhiễm mặn về mùa khô, độ cao trên dưới 2m ở Bình Khánh.

- Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn vào mùa khô ở phía Nam, xã Bình Khánh và xã An Thới Đông, tầng sinh phèn xuất hiện nông, đất sét và thịt. Chiếm ưu thế có lớp phù sa tầng mặt dày khoảng 15 – 20 cm.

- Đất phèn mặn:

+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều mùn bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên có diện tích 27.280 ha, phân bố tập trung ở lòng chảo giữa huyện Cần Giờ. Đất sét và thịt chiếm từ 85% - 95%. Đất đang hình thành chưa ổn định, nhão, giàu mùn, đất mặn nhiều.

+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ. Ngập mặn theo con nước có diện tích là 4.780 ha, phân bố chủ yếu theo thềm lòng chảo đầm lầy ngập mặn, có độ cao khoảng 1 m. Đất sét và thịt chiếm 94% - 95%, tầng mặt đất chặt cứng.

+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, đất ngập mặn theo con nước, phân bố ở các giồng cát của xã Long Hoà, cát chiếm ưu thế từ 65% - 80%. Đất nghèo mùn, đất nhiễm mặn nhiều.

- Đất than bùn, phèn tiềm tàng có diện tích 210 ha phân bố ở An Nghĩa, tiểu khu 5, tiểu khu 9, cù lao Phú Lợi, bên bờ vịnh Gành Rái, Thiềng Liềng, Ngã Bảy. Than bùn chất lượng kém, đất chua vừa, độ mặn cao.

22

2.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của quy luật gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau .

giͥng - chi͇u sáng

Huyện Cần Giờ có tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 2630 - 2710 giờ. Mùa nắng (mùa khô) thì số giờ chiếu sáng đều đạt trên 240giờ/tháng, cao nhất là tháng 3 với 276,3 giờ. Mùa mưa số giờ chiếu sáng đều đạt trên 170 giờ /tháng, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ/tháng. Như vậy, số giờ chiếu sáng trung bình ở huyện Cần Giờ thay đổi trong phạm vi từ 5,7 - 8,7giờ/ngày.

Với số giờ chiếu sáng cao và phân bố đều suốt cả năm như vậy đã cung cấp một nguồn ánh sáng phong phú, thuận lợi cho quá trình phát triển của cây ngâ ̣p mă ̣n.

Nhi͏Wÿ͡ không khí

Chế độ nhiệt cao và khá ổn định. Nhiệt độ trung bình năm không quá 30oC và thấp nhất không dưới 27oC. Biên độ nhiệt độ trong ngày từ 50

C – 7oC, trong các tháng thường nhỏ hơn 4oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 5 và thấp nhất là tháng 12 và tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28,5oC đo được ở trạm khí tượng thủy văn Đỗ Hoà .

ͫQJP˱D

Xét trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ có lượng mưa thấp nhất, không ổn định theo thời gian và phân bố không đều theo không gian. Lượng mưa năm tăng dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc từ 1157mm ở xã Cần Thạnh đến 1476mm tại xã Tam Thôn Hiệp và 1744mm ở Mũi Nhà Bè (xã Bình Khánh). Khoảng 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô có lượng mưa trung bình khoảng 150mm/tháng .

Gió

Huyện Cần giờ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 11 đến

23

tháng 4 năm sau với tốc độ trung bình 1 - 3m/s. Hướng gió đông nam đã góp phần đưa nước mặn từ biển vào các sông rạch trong các tháng mùa khô, cũng như tác động thẳng góc vào mũi Cần Giờ làm vùng này bị xói lở mạnh (nhất là từ tháng 2 đến tháng 4). Tốc độ gió trong bão >33m/s. Do vùng ven biển Cần Giờ nhô ra phía biển nên chịu ảnh hưởng mạnh của gió chướng tạo nên những biến đổi dị thường về chế độ thủy văn.

2.1.4. Chế độ thủy triều

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều. Biên độ triều khoảng 2m khi triều trung bình và 4m khi triều cường. Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau. Biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc vì phía Bắc tiếp giáp với biển Đông .

Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17, 18, mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn khi triều cường, hai ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 8 và ngày 25 âm lịch .

Thủy triều đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế thủy văn cũng như hệ sinh thái của huyện Cần Giờ. Thủy triều cùng với đặc điểm địa hình có ảnh hưởng quan trọng đến độ mặn của vùng nghiên cứu, từ đó tác động đến sự phân bố cây ngập mặn ở vùng nghiên cứu.

2.1.5. Độ mặn

Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông, địa hình thấp, lại chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều lên xuống hằng ngày, các sông kênh rạch đều đóng vai trò của những “kênh dẫn triều” quanh năm đưa nước mặn ngập sâu bủa khắp cả địa bàn nên khối nước mặn của huyện này tùy theo mùa sẽ ở trạng thái mặn hay lợ. Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vào khoảng tháng 4, nước biển chiếm ưu thế trong mối tương tác sông – biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, độ mặn của nước trong vùng nội động được nâng cao lên. Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 đến

24

tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong lực tương tác sông – biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực. Độ mặn diễn biến theo hình vòng cung hướng Đông Bắc - Tây Nam. Độ mặn trên hệ sông Soài Rạp thấp hơn hẳn so với hệ sông Lòng Tàu và sông Thị Vải do dòng sông hình thành khác nhau. Sông Soài Rạp có độ sâu nhỏ hơn so với sông Lòng Tàu nên tác động từ biển Đông vào sông Soài Rạp yếu hơn vào sông Lòng Tàu. Độ mặn được chia làm 3 vùng:

- Vùng 1: vùng Bắc huyện Cần Giờ, trung bình từ 8 - 13‰.

- Vùng 2: vùng giữa huyện có độ mặn từ 13 - 14‰ thích hợp cho nuôi tôm sú và tôm thẻ vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

- Vùng 3: vùng ven biển có độ mặn từ 24 - 30‰. Độ mặn này ít dao động, ngoài ra cũng cần chú ý thêm độ mặn ở tại mũi Cần Giờ và mũi Đồng Hòa. Căn cứ vào số liệu điều tra được từ phòng Nông Nghiệp huyện Cần Giờ :

+ Tại mũi Cần Giờ độ mặn quanh năm trên 18‰ biên độ nhỏ và khá ổn định, trong mùa khô độ mặn thường không khác biệt nhau nhiều, trung bình từ 26 - 29‰. Mùa mưa từ 20 - 25‰.

+ Tại mũi Đồng Hòa: độ mặn của mũi Đồng Hòa thấp hơn mũi Cần Giờ từ 1 - 3‰ trong mùa khô và từ 4 - 8‰ trong mùa mưa. Sự khác biệt này chủ yếu do lượng nước ngọt đổ ra theo ngã Soài Rạp nhiều hơn ngã Lòng Tàu .

Từ khi thủy điện Trị An đi vào hoạt động, nhà máy có ảnh hưởng đến sự biến đổi độ mặn của vùng Cần Giờ. Trong mùa khô, lượng nước xả cao nên độ mặn giảm so với trước kia. Ngược lại trong mùa mưa, độ mặn lại tăng hơn trước do lượng nước xả của hồ Trị An giảm đi .

Độ mặn là một yếu tố sinh thái quan trọng quyết định đến phân bố cây ngập mặn ở vùng nghiên cứu.

25

2.1.6. Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình 2.2. Bản đồ độ che phủ thảm thực vật rừng ngập mặn Cần G CFiờ

1JX͛Q%DQTX̫QOê510&*

Theo kết quả nghiên cứu, RNMCG có diện tích 30.385,5 ha trong đó có 8.958 ha rừng tự nhiên và 21.427,44 ha rừng trồng (Bảng 2.1).

Rừng tự nhiên là loại rừng tái sinh tự nhiên trên đất bị rải chất độc hoá học trong thời kì chiến tranh (1965 - 1970) trên các vùng đất còn ngập triều (hình 2.4), nhiều nhất là các rừng Mắm trắng (Avicennia alba) thuần loại trên các bãi bồi dọc sông (Hình 2.3), rừng hỗn giao Mắm trắng và Bần trắng (Sonneratia alba), ở các bãi bồi ở vùng cửa sông, ven biển có độ màu cao (Long Thạnh). Còn lại là rừng Bần chua (S. caseolaris) và Dừa nước (Nypa fruticans) phân bố dọc sông và kênh rạch có nước lợ.

26

Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng rừng - Đất rừng của 24 tiểu khu RNM

Cần Giờ Tiểu khu Rừng trồng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Đất trống (ha) Đất khác (ha) Tổng diện tích 1 890,41 309,14 29,65 1.229,20 2 1.236,41 355,04 34,03 232,16 1.857,64

Hình 2.3. Mắm trắng thường mọc ở các cửa sông ven biển

27 Tiểu khu Rừng trồng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Đất trống (ha) Đất khác (ha) Tổng diện tích 3 719,09 449,85 81,22 1.250,16 4 1.200,39 369,20 34,14 137,50 1.741,23 5 772,17 252,15 21,21 99,42 1.144,95 6 980,40 397,79 29,45 125,25 1.532,89 7 624,71 230,83 265,68 1.121,22 8 960,49 133,17 157,84 268,72 1.520,22 9 923,34 440,43 86,06 129,97 1.579,80 10 1.236,58 298,89 5,63 62,53 1.603,63 11 667,28 314,47 5,55 249,52 1.236,82 12 775,53 141,59 261,52 1.178,64 13 898,42 243,55 373,61 1.515,58 14 740,17 299,43 486,33 1.525,93 15 1.024,04 539,97 212,09 414,16 2.190,26 16 782,36 325,82 13,80 492,33 1.614,31 17 1.252,85 569,35 172,77 1.994,97 18 746,54 468,82 466,85 1.682,21 19 518,49 354,16 421,15 1.293,80 20 762,90 618,33 80,04 448,73 1.910,00 21 722,62 322,85 5,90 778,16 1.829,53 22 300,83 246,09 2,80 229,93 779,65 23 1.434,00 416,86 1.093,18 2.944,04 24 1.257,42 860,28 57,56 212,04 2.387,30 Tổng 21.427,44 8.958,06 746,10 7.532,38 38.663,98 Ghi chúĈ̭WNKiFJ͛PGL͏QWtFKV{QJU̩FKEmLE͛LUX͡QJPX͙LEͥÿr Ngu͛Q/rĈͱc Tṷn và cs, 2002

28

Hình 2.5. Rừng ngập mặn đang phát triển trên những bãi đất bồi

Đối với rừng trồng, loại cây trồng chính là Đước (Rhizophora apiculata) và Dừa nước (Nypa fruticans) (1978 - 1999). Từ năm 1984 trở đi một số loại cây khác như Đưng (Rhizophora mucronata), Gõ biển (Intsia bijuga), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decandra), Cóc trắng (Lumnitzera

racemosa), Xu ổi (Xyclocarpus granatum), Tra biển (Thespesia populnea),

Vẹt khang (Bruguiera sexangula), Trang (Kangdelia candel) được trồng thêm để phủ xanh 1 số đất trống và một số đầm tôm bỏ hoang, hoặc trồng thử nghiệm nhưng diện tích không lớn (Phan Nguyên Hồng chủ biên, 1999)

Từ năm 1978, chính quyền và cơ quan lâm nghiệp TP.Hồ Chí Minh có chủ trương phục hồi toàn bộ RNM bị phá huỷ do chiến tranh hoá học (gần 22.000 ha) và bảo vệ các rừng tái sinh tự nhiên nên hiện nay hơn 95% diện tích bãi bồi đều có cây ngập mặn tái sinh tự nhiên. Dọc theo sông Đồng Tranh (hình 2.5), ngành Lâm nghiệp trồng Đưng (Rhizophora mucronata) trên đất bồi nhưng cây bị hà (Banacle) bám và sinh trưởng rất chậm, bị Mắm trắng (Avicennia alba) tự nhiên cạnh tranh nên Đưng chết dần. Dọc bờ biển xã Long Hoà có trồng Mắm trắng nhưng đây là vùng bị xói lở mạnh nên tất cả cây trồng đều bị sóng và thuỷ triều cuốn trôi hết. Do đó hiện nay ở các bãi bồi ven sông và biển Cần Giờ không cần trồng rừng vì đất bồi đến đâu thì các loài tiên phong lấn chiếm đến đấy.

29

2.1.7. Vai trò và tiềm năng của RNMCG

Sau khi rừng ngập mặn được khôi phục lại, rừng đã phát huy vai trò nhiều mặt của rừng như phòng hộ, cung cấp sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản, sinh cảnh, tham quan du lịch, nghiên cứu, học tập. . . cho thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.

0{LWU˱ͥng

Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò điều hoà khí hậu, cung cấp oxy, ngăn chặn đưa hơi nước mặn ... cho thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân và môi trường đang càng ngày càng bị ô nhiểm, có thể nói rừng ngập mặn Cần Giờ là lá phổi xanh của Thành phố.

Ngoài ra rừng ngập mặn Cần Giờ còn là một bể lắng, lọc nguồn nước thải của thượng nguồn chảy xuống với nhiều chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu ... rồi mới chảy ra biển. Như vậy chức năng của rừng Cần Giờ không còn là lá phổi xanh mà còn là trái thận của Thành phố.

Vai trò phòng hộ còn thể hiện qua việc hạn chế thiên tai do bão, gió mạnh gây ra. Tốc độ gió giảm sau những cánh rừng do chiều cao của cây rừng cản lại. Qua cơn bão Linda năm 1997 đã cho thấy mức độ thiệt hại chỉ xẩy ra vùng ven biển còn những vùng có cây rừng ngập mặn thì không bị thiệt hại.

S̫n pẖm lâm nghi͏p

Từ năm 1986 bắt đầu tỉa thưa, hàng năm đã cung cấp hàng chục ngàn tấn củi đun cho nhân dân Thành phố và các vùng phụ cận trong thời kỳ khan hiếm chất đốt. Từ năm 1990 - 1999, ngoài việc cung cấp củi chất đốt, rừng ngập mặn Cần Giờ còn cung cấp cừ cột cho việc xây dựng nhà cửa cho nhân dân nông thôn và đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng thông qua việc ăn chia 65% sản phẩm tỉa thưa. Bên cạnh đó cũng cung cấp chất lợp nhà bằng lá Dừa nước cho nhân dân ngoại thành. Từ 9/1999 đến nay RNMCG không còn cung cấp gỗ củi nữa do quyết định của UBND Thành phố cấm tỉa thưa..

30

Nhóm tác giả Võ Chí Trung, Đặng Văn Ngọc, Tôn Sĩ Kinh, Lê Văn sáng, Mai Kỳ Vinh (1999), Nghiên cͱXÿ͓nh giá kinh t͇ rͳng ng̵p m̿n C̯n

Giͥ, TP. Hồ Chí Minh, IUCN Viêt Nam, 53 tr, đã tính giá trị kinh tế của rừng

ngập mặn thông qua giá trị vật chất sử dụng trực tiếp và giá trị gián tiếp đa tác dụng sinh thái môi trường văn hoá - khoa học như phòng hộ môi trường,

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân bố một số loài cây ngập mặn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)