Thiết kế bình chứa dầu

Một phần của tài liệu đồ án Thiết kế máy cán uốn 4 trục.DOC (Trang 118)

II. Tìm hiểu về các loại máy lốc thép hiện có

8. Thiết kế bình chứa dầu

Bình chứa dầu có hai chức năng: Lưu trữ dầu và điều hoà dầu trong hệ thống. Các bộ lọc có nhiệm vụ tách bẩn trong bể dầu để khỏi gây nghẽn dẫn đến sực phá huỷ hệ thống. Bộ tản nhiệt hay bộ làm mát được dùng dể duy trì nhiệt độ dầu trong thời gian giới hạn an toàn và ngăn cản sự biến chất của dầu.

a. Thiết kế bình chứa dầu.

Bình chứa dầu dùng để chứa lượng dầu cần thiết cho sự hoạt động của hệ thống dầu ép. Tuỳ theo kết cấu của máy, bể dầu có thể là một khoảng không được đúc liền trong thân máy hoặc là một thùng riêng biệt đặt bên ngoài thân máy. Để tránh tác dụng nhiệt vào các bộ phận máy, người ta có xu hướng đặt bể dầu ra ngoài.

Nhữnh bể dầu riêng biệt thường chế tạo có dạng hình hộp, và trên đó có lắp một số thiết bị cần thiết để đảm bảo sự làm việc bình tường của hệ thống dầu ép. Kết cấu của một bể dầu điển hình thường có dạng như hình vẽ.

Hình 4.25.

1_Động cơ điện. 2_Bơm dầu. 3_Bộ lọc.

4_Ống hút. 5, 6_Vách ngang. 7_Thành bể.

8_Ống dẫn dầu về. 9_Lỗ tháo dầu. 10_Nhiệt kế.

1 2 4 10 11 3 5 6 7 9 12 8

Thông thường trên nắp bể dầu người ta lắp động cơ điện (1) để quay bơm dầu (2) để hút dầu từ bể qua bộ lọc (3) và ống hút (4). Để đảm bảo sự lưu thông của dầu tạo điều kiện làm nguội tốt hơn, bên trong bể được ngăn thành từng buồng có những cửa lưu thông tương ứng.

Trong bình chứa có bố trí một số tấm ngăn, chiều cao của tấm ngăn khoảng bằng 2/3 mức dầu. Các tấm ngăn có hai tác dụng:

- Ngăn khong cho dầu trên đường ống trở về đi ngay vào bơm. Có tấm ngăn dầu sẽ tản ra vách thùng chứa, nhiệt độ sẽ giảm thấp trước khi hoà vào lượng dầu có sẵn trong bình.

- Tránh sự tung toé dầu trong bình chứa khi hệ thống đang hoạt động. Nắp bình chứa thường có lỗ thông hơi, trên nắp có bộ lọc để ngăn bụi lọt vào cùng không khí. Một số bình chứa không có lỗ thông hơi mà thay thế là van điều khiển. Van sẽ tự động đưa không khí lọt vào bình chứa nhưng ngăn không cho không khí đi ra ngoài cho đến khi áp suất trong bình đạt đến giá trị xác định trước.

b. Bảo dưỡng bình chứa dầu thuỷ lực.

Việc bảo dưỡng bình chứa bao gồm việc xả dầu cũ và làm sạch bình chứa theo định kỳ của nhà sản xuất. Cũng có những thiết kế không cần tiến hành việc bảo dưỡng.

Trên bình chứa thường có ô kính kiểm soát hoặc một que kiểm tra để người vận hành hệ thống thuỷ lực có thể kiểm tra mức dầu. Nếu thiếu dầu, bơm thuỷ lực sẽ bị hỏng do không được bôi trơn đầy đủ.

Bộ lọc trên đường ống nạp của bơm có thể không cần thiết phải bảo dưỡng thường xuyên nhưng màng lọc trên đường ống dẫn trở về phải được thay thế sau thời gian quy định. Vì vậy, bộ lọc trở về thường không đặt bên trong bình chứa để thuận lợi cho việc bảo dưỡng.

Trong khí luôn có hơi nước vì vậy cần phải có bộ tách ẩm và phải bố trí ở nơi nào có thể xem xét hàng ngày.

Đường ống dẫn trở về nối vào thùng chứa ở vị trí thấp hơn mức dầu trong thùng và không đối diện với đường ống nạp của bơm. Cách bố trí này tạo điều kiện tốt cho việc hạ nhệt độ trở về và giảm sự xoáy lốc.

Một phần của tài liệu đồ án Thiết kế máy cán uốn 4 trục.DOC (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w