Chọn lọc dầu cho hệ thống

Một phần của tài liệu đồ án Thiết kế máy cán uốn 4 trục.DOC (Trang 115)

II. Tìm hiểu về các loại máy lốc thép hiện có

7. Chọn lọc dầu cho hệ thống

Trong quá trình làm việc, dầu không tránh khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài vào, hoặc do các chất bẩn từ bản thân dầu tạo nên. Những chất bẩn ấy sẽ làm kẹt các khe hở,

d 3 2 c 1 a b

các tiết diện chảy có kích thước nhỏ trong các cơ cấu dầu ép, gây nên những trở ngại, hư hỏng trong hoạt động của hệ thống thuỷ lực. Do đó trong các hệ thống dầu ép thường dùng bộ lọc dầu để ngăn ngừa các chất bẩn thâm nhập vào bên trong các cơ cấu dầu ép. Bộ lọc dầu thường đặt ở ống hút của bơm dầu. Trường hợp cần dầu tinh khiết hơn, đặt thêm một bộ nữa ở cửa ra của bơm và một ở cửa ra của hệ thống dầu ép.

Trên cơ sở thí nghiệm và thực tế đưa ra các tác hại của độ bẩn của dầu:

- Hạt bẩn có kích thước bằng hoặc lớn hơn khe hở các bề mặt tiếp xúc của các phần tử thuỷ lực làm tăng lực cần thiết để dịch chuyển các phần tử này.

- Đối với các loại bơm, tuổi thọ giảm đi tỉ lệ với sự tăng kích thước và nồng độ các hạt bẩn.

- Độ cứn các hạt bẩn trong chất lỏng càng lớn càng nhanh chóng mài mòn các bề mặt tiếp xúc của các phần tử thuỷ lực.

Qua các kết luận trên ta thấy rằng: Muốn tăng tuổi thọ các phần tử thuỷ lực và giảm đi trong quá trình sử dụng máy có truyền dẫn thủy lực thì cách tốt nhất là sử dụng lọc dầu cho hệ thống.

Ở máy thiết kế ta chọn hai loại lọc: - Lọc thô đặt ở đường hút bơm. - Lọc tinh đặt ở đường đẩy bơm.

a. Lọc thô.

Ở những hệ thống dầu ép đòi hỏi độ sạch của dầu cao do đó phải dùng bộ lọc có màn lọc bằng giấy hoặc nỉ, dạ. Những loại bộ lọc này có thể lọc được những chất bẩn có kích thước lớn hơn 0,002 mm.

Kết cấu của bộ lọc được thể hiện như hình vẽ.

1

1_ Lò xo. 2_ Bọc giấy lọc.

Trên khung được căng cứng bằng lò xo (1) bọc giấy lọc (2) tạo thành một bề mặt lượn sóng. Với bề mặt kiểu này, làm tăng được tiết diện lọc và độ cứng vững của bộ lọc. Dầu từ ngoài chảy qua giấy lọc và theo hướng trục chảy ra ngoài.

Bộ lọc giấy có thể chế tạo với lưu lượng từ 10 ÷ 120 (l/ph), và với áp suất tối đa là 210 bar. Nhược điểm của nó là chóng bị bẩn và việc tẩy sạch phức tạp hơn các loại trên.

b. Lọc tinh.

Lọc tinh đặt trên đường đẩy của bơm nên còn gọi là lọc cao áp. Quá trình lọc tinh chủ yếu được thực hiện nhờ các lỗ xốp của vật liệu lọc. Các phần tử của loại lọc này thường được chế tạo bằng các xơ, xốp, hạt bột, giấy, gốp kim loại…

Các phần tử được chế tạo bằng chách cho vào khuôn kim loại vật liệu chế tạo, sau đó tẩm chất kết dính và nung đến khi vật liệu đựoc định hình vững chắc theo mẫu cần thiết.

Ở đây ta chọn bộ lọc tinh có phần tử lọc là vật liệu gốm kim loại.

Dầu từ bơm sẽ chảy vào cửa lọc ở cửa vào, nhờ các lỗ xốp trên phần tử lọc, các hạt chất bẩn sẽ được giữ lại, dầu sạch sẽ tiếp tục đi đến cửa ra và cung cấp vào hệ thống. Sau một thời gian sử dụng, tháo chất bẩn đưa ra ngoài.

Hình 4.24 Kết cấu bộ lọc cao áp. 1_Cửa vào. 2_Phần tử lọc. 4 1 2 3

3_Vít tháo chất bẩn. 4_Cửa ra.

Một phần của tài liệu đồ án Thiết kế máy cán uốn 4 trục.DOC (Trang 115)

w