Mức độ lan tỏa của dư luận xã hội về tính thiêng của hai di tích

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp Phủ (Trang 34)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng ở di tích Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng thông qua sự đánh giá của chính những

người tới lễ tại hai khu di tích, do vậy, nơi cư trú của người đi lễ sẽ cho biết về mức độ lan toả của dư luận xã hội về tính thiêng của hai di tích. Những di tích thiêng như Phủ Tây Hồ đã thu hút được nhiều người đến lễ không chỉ tại Hà Nội mà còn từ nhiều tỉnh khác trong cả nước. Kết quả khảo sát như sau:

Biểu đồ 2.1: Nơi cư trú của người đi lễ tại Đền thờ Hai Bà Trưng

68.1 4.3 3.2 6.4 11.7 1.1 2.1 1.1 2.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Q.Hai Bà Trưng Q.Hoàn kiếm Q.Ba Đình Q. Đống Đa Q.Hoàng Mai Q.Thanh Xuân Q.Tây Hồ Q.Thanh Trì Tỉnh khác Đền thờ Hai Bà Trưng

Biểu đồ 2.2: Nơi cư trú của người đi lễ tại Phủ Tây Hồ (%)

Từ hai biểu đồ về nơi cư trú của người đi lễ ở hai di tích cho thấy, mức độ lan tỏa của dư luận xã hội về tính thiêng ở đền thờ Hai Bà Trưng hẹp hơn so với mức độ lan tỏa của dư luận xã hội về tính thiêng ở Phủ Tây Hồ. Người đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng rải rác đến từ nhiều quận khác nhau, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở quận Hai Bà Trưng nhiều nhất với (68.1%), thứ hai là quận Hoàng Mai (11.7%),

các quận, huyện và tỉnh khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ người đến lễ. Trong quá trình phỏng vấn những đối tượng đến lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng thấy rằng chỉ có hai người ở tỉnh khác đến dự lễ hội, những người đi lễ chủ yếu ở những quận gần Đền:

“tôi ở ngay quận Hai Bà Trưng, thấy Đền có tổ chức lễ hội tôi đến lễ thắp hương tưởng nhớ tới hai bà” (trích PVS số 11, nữ, 35 tuổi, nghề may, Cao đẳng, đã kết hôn). Một người đi lễ đến từ quận Hoàng Mai, một quận giáp với quận Hai Bà Trưng trả lời: “Nhà cô ở ngay quận Hoàng Mai, cũng gần đây nên biết ở đây có tổ chức lễ hội, cô đến thắp hương cầu xin những điều may mắn cho gia đình. Mong hai bà phù hộ cho những điều tốt lành” (trích PVS số 6, nữ, 46 tuổi, nội trợ, THPT, đã kết hôn).

Trong khi đó, sự phân bố nơi cư trú của những người đi lễ ở Phủ Tây Hồ có sự đa dạng hơn, đồng đều hơn. Nhìn vào biểu đồ người đi lễ ở Phủ Tây Hồ ta thấy: tỷ lệ cao nhất có (17.6%) người đến lễ từ các tỉnh khác; quận Tây Hồ chiếm vị trí thứ hai (14.3%); thứ ba là quận Đống Đa (13.4%) và (11.8%) trong số những người được hỏi ở Phủ Tây Hồ có nơi cư trú ở quận Hoàn Kiếm và Cầu Giấy. Ngoài ra người đi lễ còn đến từ một số quận khác như: Ba Đình, Hai Bà Trưng và những huyện ngoại thành Hà Nội... Kết quả này cho thấy Phủ Tây Hồ thu hút được nhiều người đến lễ không chỉ ở Hà Nội mà còn từ nhiều địa phương khác, chứng tỏ mức độ lan toả dư luận xã hội về tính thiêng của Phủ Tây Hồ khá rộng. Một người đi lễ đến từ tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Phủ Tây Hồ nổi tiếng linh thiêng, tôi đã nghe nhiều người nói đến nhiều người cầu cúng ở Phủ và đã toại nguyện, nên tôi ở xa nhưng vẫn thành tâm đến lễ Mẫu, tôi không chỉ đi một mình, mà đi với một đoàn 7 người gần nhà họ cũng tin ở Mẫu lắm” (trích PVS số 13, nữ, 48 tuổi, CBVCNN, đã kết hôn). Phỏng vấn sâu đối tượng khác đến từ Hải Phòng về mức độ đi lễ hội ở Phủ: “Nhà tôi ở xa ở mãi dưới Hải Phòng, tôi cũng nghe nói Phủ này thiêng lắm, nên tôi dù ở xa cũng cố gắng đến lễ hội, hầu như năm nào tôi cũng đi lễ ở đây đầu năm” (PVS số 1, nữ, 45 tuổi, CBVCNN, đã kết hôn). Theo lời kể của một thành viên trong Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ, ông cho rằng Phủ Tây Hồ nổi tiếng linh thiêng, người đi lễ đến cầu ở Phủ đạt được những mong muốn, từ đó khi có công việc hay vào dịp lễ lớn của Phủ, dù ở xa những họ vẫn sắm lễ thường xuyên đến khấn Mẫu

phù hộ, che chở. Một gia đình ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An), huyện vùng sâu, vùng xa vẫn thường xuyên đến thắp hương ở Phủ. Thậm chí có người đi lễ còn đến từ các tỉnh phía Nam, hàng năm cứ vào dịp lễ hội và rằm tháng giêng không quên đến Phủ Tây Hồ cầu những điều may mắn nơi cửa Mẫu linh thiêng.

Theo đánh giá của người dân có nhiều lý do Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng thu hút được nhiều người đến lễ, đặc biệt, Phủ Tây Hồ người đi lễ khá đông và từ nhiều tỉnh khác. Trong đó, lý do được nhiều người lựa chọn hơn cả vì nổi tiếng linh thiêng, đây là phương án chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các phương án nghiên cứu đưa ra, cụ thể là:

Bảng 2.1: Những yếu tố thu hút được người đến lễ ở Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng (%)

Đền thờ HBT Phủ Tây Hồ

Đền/Phủ nổi tiếng linh thiêng 58.5 81.5

Có tổ chức lễ hội lớn 30.9 18.5

Lễ hội có nhiều hoạt động hấp dẫn 13.8 11.8

Các thày cúng ở đây giỏi 1.1 3.4

Di tích được xếp hạng Quốc gia 24.5 29.4

Nhà gần di tích 19.1 6.7

Khác 18.1 3.4

Phần lớn cho rằng Phủ Tây Hồ nổi tiếng linh thiêng nên thu hút nhiều người đến lễ, cao hơn so với Đền thờ Hai Bà Trưng (81.5% so với 58.5%). Lý do có tổ chức lễ hội lớn ở Đền thờ Hai Bà Trưng cao hơn so với Phủ Tây Hồ (30.9% so với 18.5%). Nhưng đối với Đền thờ Hai Bà Trưng, khá nhiều người cho rằng vì có tổ chức lễ hội nên mới thu hút được nhiều người tham gia, ngoài ra ngày rằm, mùng một chỉ ít người đến lễ, thậm chí ngày thường hầu như không có ai tới. Thực tế theo quan sát của chúng tôi trong những lần đến Đền thờ Hai Bà Trưng, lượng người đi lễ ở đây không nhiều, phỏng vấn sâu một người đến dự lễ hội cho biết: “Bình thường tôi không đến lễ ở Đền, thấy có tổ chức lễ hội tôi cùng một số người bạn ghé qua xem rồi vào thắp hương luôn, chứ tôi cũng không để ý đến Đền này” (trích PVS số 14, nam, nghề tự do, Trung cấp, đã kết hôn). Một phỏng vấn khác cho biết:

Lượng khách đến vào ngày rằm, mùng một chỉ khoảng mấy chục người. Ngày thường không có ai đến, trừ khi có người nhà có việc họ đến Đền thắp hương. Chỉ có ngày lễ hội là đông người hơn” (trích PVS số 15, nam, 62 tuổi, về hưu, Đại học, đã kết hôn).

Như vậy, Phủ Tây Hồ là nơi nổi tiếng linh thiêng thu hút được nhiều người ở các nơi khác đến lễ, không chỉ ở các quận, huyện của Hà Nội mà còn các tỉnh trong cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ người đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng tập trung chủ yếu ở quận Hai Bà Trưng. Từ đó khẳng định, mức độ lan toả của dư luận xã hội về tính thiêng của Phủ Tây Hồ trải rộng hơn so với Đền thờ Hai Bà Trưng. Điều này thể hiện sự linh thiêng của Phủ Tây Hồ hơn so với Đền thờ Hai Bà Trưng.

2.2.2. Kênh cung cấp thông tin về sự linh thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ cho những người đi lễ ở hai nơi

Truyền thông đại chúng là cơ sở hình thành dư luận xã hội, đặc biệt trong xã hội hiện đại vai trò của truyền thông đại chúng rất quan trọng ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của cá nhân. Ở môi trường xã hội đô thị truyền thông đại chúng là nguồn thông tin chủ yếu, ngoài ra còn các nhóm xã hội trực tiếp. Nhiều người ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ có nghe nói đến sự linh thiêng và họ biết thông tin này từ nhiều nguồn khác nhau. Trong tổng số những người được hỏi ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ, đa số đều cho rằng có nghe nói đến sự linh thiêng, tuy nhiên, Phủ Tây Hồ vẫn là nơi được nhiều người đi lễ nghe nói về sự linh thiêng cao hơn so với Đền thờ Hai Bà Trưng (92.4% so với 70.2%).

Vậy người đi lễ biết được thông tin linh thiêng của Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ từ kênh nào? Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng dưới đây

Bảng 2.2: Kênh cung cấp thông tin linh thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ Đền thờ Hai Bà Trƣng Phủ Tây Hồ

Truyền thuyết trong các sách, báo 32

48.5% 63 57.3% Từ bạn bè 14 21.2% 36 32.7% Người trông coi quản lý Đền/Phủ 6

9.1% 4 3.6% Từ gia đình 19 28.7% 27 24.5% Thày cúng 0 0.0% 2 1.8% Khác 6 9.1% 7 6.4%

Trong số những người trả lời có nghe nói về sự linh thiêng của Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ, đa phần cho rằng kênh cung cấp thông tin linh thiêng về hai nơi này từ truyền thuyết trong các sách, báo, chiếm tỷ lệ cao nhất (48.5% đối với Đền thờ Hai Bà Trưng và 57.3% đối với Phủ Tây Hồ). Kênh xếp thứ hai, đối với Đền thờ Hai Bà Trưng biết từ gia đình (28.7%), nhưng với Phủ Tây Hồ từ bạn bè mà họ biết được sự linh thiêng của Phủ (32.7%). Ngoài ra, người đi lễ ở hai nơi biết được sự linh thiêng của Đền, Phủ từ một số kênh thông tin khác như: thày cúng, người trông coi quản lý ở hai di tích… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ biết được sự linh thiêng của Phủ Tây Hồ từ truyền thuyết trong các sách, báo (57.3%), cao hơn so với Đền thờ Hai Bà Trưng (48.5%). Biết từ bạn bè ở Phủ Tây Hồ cao gấp 1,5 lần Đền thờ Hai Bà Trưng (32.7% so với 21.2%). Tỷ lệ biết được từ gia đình giữa hai nơi có sự tương đương nhau, Phủ Tây Hồ (24.5%) và Đền thờ Hai Bà Trưng (28.7%). Như vậy, kênh cung cấp thông tin về sự linh thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ chủ yếu từ truyền thuyết trong các sách, báo. Điều này một lần nữa cho phép khẳng định cơ sở hình thành nên dư luận xã hội về

tính thiêng của di tích là từ các phương tiện truyền thông đại chúng và những huyền thoại linh thiêng trong các sách về vị thần được thờ cúng. Hơn nữa, Phủ Tây Hồ được nhắc đến trên các báo điện tử theo phân tích ở trên nhiều hơn so với Đền thờ Hai Bà Trưng, tính chất các bài viết lại đa dạng, phong phú nên nhiều người biết được sự linh thiêng của Phủ qua kênh truyền thông đại chúng nhiều hơn Đền thờ Hai Bà Trưng.

Phỏng vấn sâu một số người đi lễ ở Phủ Tây Hồ cho biết, nguồn biết sự linh thiêng của Phủ trên internet: “Mẹ mình vẫn thường nhắc đến Phủ Tây Hồ có nhiều người đến cầu cúng vì phủ rất thiêng, mình cũng nghe nói nhiều về việc họ đến cầu thấy linh ứng, mình cũng hay đọc trên một số báo trên mạng thấy họ đưa tin về Phủ Tây Hồ nhiều người đến lễ vì sự linh thiêng của Phủ nên dù ở xa họ vẫn đi lễ, nhiều trang viết về Phủ lắm” (trích, PVS số 2, nữ, 27 tuổi, Kinh doanh, buôn bán, Cao đẳng, chưa kết hôn). Truyền thông đại chúng là cơ sở cho nhiều người biết về sự linh thiêng của Phủ Tây Hồ, bởi lẽ, một người đi lễ ở Phủ Tây Hồ cho biết: “Tôi hay vào mạng tìm kiếm thông tin, thấy nhiều trang đưa tin về người đi lễ đến Phủ đông, đặc biệt dịp đầu năm và cuối năm. Đây là một nơi rất thiêng, nên nhiều người đã đến lễ, đặc biệt nhiều người làm nghề buôn bán hay đến cúng ở Phủ” (trích PVS số 2, nữ, 27 tuổi, Kinh doanh, buôn bán, Cao đẳng, chưa kết hôn). Không chỉ từ các phương tiện truyền thông mà nhiều người còn biết thông tin này từ bạn bè, những người xung quanh. Những người ở mãi tỉnh xa cũng có nghe nói đến sự linh thiêng của Phủ Tây Hồ, nên đã cố gắng đến lễ thắp hương cầu cho gia đình hưng thịnh, mọi điều may mắn, điển hình một phụ nữ đến từ tỉnh Lạng Sơn cách Hà Nội hơn 150km cho biết: “Phủ Tây Hồ nổi tiếng linh thiêng, tôi đã nghe một số người bạn nói nhiều người cầu cúng ở Phủ và đã toại nguyện, nên tôi ở xa nhưng vẫn thành tâm đến lễ Mẫu, tôi không chỉ đi một mình, mà đi với một đoàn 7 người gần nhà họ cũng tin ở Phủ lắm” (trích PVS số 13, nữ, 48 tuổi, CBVCNN, đã kết hôn). Nghe từ bạn bè nói chuyện nhiều về nơi này nên thường cùng bạn đến lễ ở Phủ: “Lần đầu tiên tôi đi lễ ở Phủ Tây Hồ là một người bạn rủ đi, thấy bạn tôi thường hay đi lễ ở đây, hôm đó vào ngày mùng một bạn ấy rủ tôi đi cùng vì thấy bảo nơi này nhiều người đến, từ đó tôi thường cùng bạn ấy đi lễ ở đây” (trích PVS số 5, nữ, 30 tuổi, CBVCNN, Đại học, đã kết hôn).

Những người thân trong gia đình cũng là kênh giúp nhiều người biết được những thông tin về sự linh thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng: “từ nhỏ tôi được các cụ trong gia đình kể cho nhiều về câu chuyện Hai Bà Trưng, hai Bà rất linh thiêng nên người dân thường đến đó thắp hương, vì thế tôi cũng đến thắp hương để cầu mọi việc ở Đền” (trích PVS số 9, nữ, 42 tuổi, nội trợ, THPT, đã kết hôn). Mình sống ở gần đây, mình có nghe các cụ trong làng mình kể truyện về Hai Bà Trưng rất thần kì, nên từ lâu họ đã thờ cúng hai Bà ở Đền thờ này, mình cũng nghe bố mẹ nói về sự linh thiêng của Đền” (trích PVS số 12, nữ, 30 tuổi, buôn bán, THPT, đã kết hôn).

Như vậy, phần lớn người đi lễ biết được sự linh thiêng ở di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ chủ yếu từ truyền thuyết trong các sách, báo, tỷ lệ lựa chọn phương án này ở Phủ có cao hơn Đền thờ Hai Bà Trưng. Bởi lẽ, theo phân tích ở trên, những bài viết về Phủ Tây Hồ rất đa dạng, phong phú với nhiều ý kiến đánh giá của người dân, đã gián tiếp phản ánh sự linh thiêng của Phủ Tây Hồ. Ngoài ra, người đi lễ còn biết được thông tin linh thiêng của Đền thờ từ phía gia đình cao thứ hai, trong khi đó những người đi lễ ở Phủ lại lựa chọn kênh thông tin từ bạn bè mà biết được về tính thiêng ở Phủ, sau các phương tiện truyền thông đại chúng.

2.2.3. Một số đặc điểm của người đi lễ - với tư cách là một bộ phận của chủ thể dư luận xã hội về tính thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ

Theo quan điểm của J.Hebermas về chủ thể của dư luận xã hội, ông không quan tâm đến tiêu chí số lượng mà quan tâm đến đặc điểm của chủ thể, vấn đề quan trọng là không phải có bao nhiêu người phát ngôn ra một điều gì đó mà điều quan trọng là những người nói ra điều đó có những đặc điểm nào [37, tr.50]. Vậy, đặc điểm của người đi lễ ở hai nơi Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ có những điểm nào giống và khác nhau? Do đó, nghiên cứu xem xét đặc điểm của người đi lễ ở hai di tích với tư cách là chủ thể dư luận xã hội về tính thiêng của Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ở: đặc điểm về nhân khẩu, đặc điểm mức độ gắn bó với di tích và niềm tin của người đi lễ vào sự linh thiêng ở hai di tích.

2.2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu của những người đi lễ ở hai di tích

Từ biểu đồ bên cho thấy tỷ lệ nữ giới viếng thăm cả hai di tích cao hơn so với nam giới: Đền thờ Hai Bà Trưng (70.2% so với 29.8%), Phủ Tây Hồ (68.9% so với 31.1%). Có thể thấy, chủ thể của dư luận xã hội về tính thiêng ở hai di tích chủ yếu là nữ giới, nhưng đã có sự tham gia nhiều hơn của

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp Phủ (Trang 34)