MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA
5.2.3 Kế toán phần hành tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Xác định rõ vai trò của người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã sớm xây dựng các quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận, công nhân viên, gắn chặt với nó là thang lương cho các cấp bậc, chức vụ và vị trí cụ thể. Mức lương cơ bản của từng người được xác định dựa trên trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề và thâm niên công tác. Ngoài tiền lương chính, công ty cũng xây dựng chính sách tiền thưởng hợp lý nhằm tạo động lực tinh thần cho người
lao động nhiệt tình phấn đấu vì mục tiêu phát triển của công ty, từ đó cải thiện và nâng cao thu nhập của mỗi thành viên.
Công tác tiền lương có sự phân công hợp lý và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, theo đó, phòng tổ chức-hành chính theo dõi tình hình nhân sự, thời gian lao động của nhân viên, tính lương và các khoản phải trích theo lương, phòng kế toán trích lương vào các khoản chi phí, ghi sổ và tiến hành chi trả. Điều này phù hợp với nhiệm vụ của từng phòng ban, đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc tính và trả lương.
Tuy nhiên, việc tính lương công nhân sản xuất theo thời gian chưa thật sự gắn chặt mức độ làm việc của từng người với kết quả lao động và tiền lương được hưởng. Vì thế, trong thời gian tới công ty nên áp dụng song song hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên quản lý và trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất. Nhờ đó, tiền lương và chi phí tiền lương phản ánh đúng mức độ đóng góp của mỗi người vào kết quả hoạt động của toàn công ty.
Về mặt kế toán, công ty nên tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội vào các tài khoản chi phí có liên quan để xác định được các khoản chi phí tiền lương phát sinh ở từng bộ phận, tiến tới nâng cao hiệu quả hoạt động.
5.2.4 Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty là phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm của công ty. Định mức sản phẩm được xây dựng có tính ổn định cao, tránh được biến động lớn về mặt chi phí. Trên cơ sở phân loại chi phí thành 3 khoản mục chính, mỗi khoản mục được phân theo từng yếu tố chi tiết, tạo điều kiện quản lý chặt chẽ tình hình phát sinh các loại chi phí. Đồng thời, việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ còn cho phép xác định mức độ hao phí các yếu tố sản xuất, mức độ hoàn thành định mức sản xuất sản phẩm, từ đó giúp công ty kịp thời đề ra các biện pháp để không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, việc đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối tháng chỉ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn thiếu chính xác, vì để sản xuất các bán thành phẩm này còn cần các khoản chi phí khác như: chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung (đặc biệt là khấu hao tài sản cố định của máy ép nhựa..). Vì thế, công ty nên tính tới các khoản chi phí này trong việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Cuối tháng, phòng kế toán đều lập các báo cáo chi phí nhưng chủ yếu chỉ mang tính chất tổng hợp, báo cáo chứ chưa phát huy tác dụng đối với công tác quản trị chi phí. Trong thời gian tới, công ty nên tiến hành lập các báo cáo quản trị về chi phí theo cách ứng xử của chi phí.