BẢNG 2.5 BẢNG PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHIỀU NGANG

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công tycổ phần công nghiệp đúc Vinashin (Trang 55)

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan được Đại hội cổ đông bầu ra và thay mặt Đại hội cổ đông đề ra chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, bổ

BẢNG 2.5 BẢNG PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHIỀU NGANG

BẢNG 2.5 BẢNG PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHIỀU NGANG NGANG

Để có nhận xét đúng đắn về tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty trong những năm gần đây, ta lập bảng phân tích cân đối kế toán theo chiều ngang.

Trước hết ta xem xét tình hình biến động phần tài sản:

Qua bảng phân tích cân đối kế toán trên ta thấy giá trị tài sản của Công ty cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin biến động cụ thể như sau: Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 21.375.462.040 đồng tương đương với giảm 36.31%: năm 2009 lại tăng so với năm 2008 là 3.269.240.966 đồng, tương đương với 8.72%.

Về tài sản ngắn hạn (TSNH)

Năm 2008 so với năm 2007, TSNH giảm 20.832.854.122 đồng, tương đương với 41,29%. Nguyên nhân là do Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 25.200.853.021 đồng , tương ứng với 75,18% là do Công ty có chính sách thu hồi khoản chiếm dụng tốt.; Tài sản ngắn hạn khác giảm 351.163.658 đồng tương ứng với 56,24%. Bên cạnh đó TSNH giảm còn do lượng tiền mặt tồn quỹ tăng 251.499.812 đồng tương đương với 58,69%. Ngoài ra TSNH giảm còn do lượng hàng tồn kho tăng 4.467.662.745 đồng, tương ứng với 28,12% do Công ty còn nhiều thành phẩm chưa hoàn thành với giá thành cao. Đây là đặc trưng của các Công ty đống tàu như Công ty cổ phần công nghiệp đúc VINASHIN.

Song năm 2009 so với năm 2008, TSNH tăng lên 3.798.181.489 đồng tương ứng với 12,82%. Nguyên nhân chủ yếu là do Tiền mặt tồn quỹ tăng lên

578.489.891 đồng ( bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), tương ứng với 85.07%, và TSNH khác tăng 10.198.968 đồng tương ứng với 3.73%. Đồng thời TSNH tăng cũng làm lượng hàng tồn kho tăng lên 684.222.333 đồng tương ứng với 3,36%. Và do các khoản phải thu cũng tăng 2.525.270.297 đồng, tương ứng với 30,36%.

Về tài sản dài hạn (TSDH)

Năm 2008 so với năm 2007 giảm 542.607.918 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 6.45%, mà chủ yếu là do TSCĐ giảm 542.607.918 đồng .

Song năm 2009 so với năm 2008 thì TSDH cũng giảm 528.940.523 đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm 6.72%. Nguên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý tài sản và góp vốn liên doanh số còn lai doanh nghiệp nhập vào quỹ tiền mặt. Đồng thời các khoản phải thu dài hạn không có điều đó chứng tỏ doanh nghiệp làm tốt công tác thu hồi nợ dài hạn.

Tình hình biến động của phần nguồn vốn

Về nợ phải trả

Nhận thấy NDH của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 21.900.000 đồng, nhưng năm 2009 so với năm 2008 nợ phải trả tăng 2.798.635.004 đồng tương ứng với tỷ lệ 7.37%, mà nguyên nhân chính là do nợ ngắn hạn tăng 2.776.735.004 đồng. Đã làm cho nợ phải trả của Công ty tăng, như vậy Công ty chưa trả được bớt nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn, có nghĩa là Công ty không chủ động, độc lập về tài chính mà phụ thuộc quá nhiều vào chủ nợ.

Về vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty trong 3 năm, từ năm 2007 đến 2009 đều tăng cụ thể như sau: năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.321.932.803 đồng, tương ứng với 73.45%; năm 2009 so với năm 2008 tăng là 407.605.962 đồng với tỷ lệ tăng 84.76%, nó phản ánh khả năng chủ động về tài chính của doanh nghiệp có xu hướng tăng.

2.2.1.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng phân tích cân đối theo chiều dọc

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công tycổ phần công nghiệp đúc Vinashin (Trang 55)