II. Giới thiệu lưới khống chế đo vẽ
b) Chỉ tiêu kĩ thuật:
*Đường chuyền kinh vỹ
Đường chuyền kinh vĩ được phát triển từ các điểm cấp khu vực trở lên.
- Chiều dài cạnh lớn nhất không vượt quá 400m
- Chiều dài cạnh ngắn nhất không nhỏ hơn 20m
- Số điểm trong đường chuyền nhỏ hơn 30.
- Chiều dài từ gốc tới nút hoặc từ nút tới nút nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường đơn (quy định trong bảng dưới)
- Chiều dài đường đơn quy định theo từng loại tỷ lệ như sau:
Khu vực Chiều dài (m)
1/500 1/1000 1/2000 1/5000
Đồng bằng 400 800 1600 4000
Vùng núi 1200 2400 6000
- Nếu cạnh đường chuyền đo bằng thước thép thì phải đo đi đo về, chênh lệch không vượt quá 1/2000.
Bài giảng: Trắc Địa Đại cương GV: Nguyễn Văn Soi Trang:
- Có thể bố trí đường chuyền treo nhưng chiều dài đường chuyền phải nhỏ hơn 1/3 chiều dài đường đơn, số góc nhỏ hơn 4, góc và cạnh phải đo đi đo về.
- Số chênh nửa lần đo, các lần đo và sai số quy về hướng mở đầu không lớn hơn 45”
- Biến động 2C không lớn hơn 20’
- Sai số khép góc đường chuyền không lớn hơn 40” n
- Sai số khép tương đối đường chuyền không lớn hơn 1/2000
- Máy có độ chính xác dưới 30” đo góc 1 lần, lớn hơn 30” đo góc 2 lần.
* Đường chuyền toàn đạc
Đường chuyền toàn đạc được phát triển từ các điểm đường chuyền kinh vỹ trở lên. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản như sau:
- Góc đo 1 lần
- Cạnh đo bằng thước thép phải đạt 1/1000, đo bằng thị cự cần đạt 1/300
- Sai số khép góc đường chuyền không lớn hơn 60” n
- Sai số khép tương đối đường chuyền không lớn hơn L/(400 n) (m)
Trong đó: L là tổng chiều dài đường chuyền, tính bằng mét; n là số cạnh trong đường chuyền .
*Cọc phụ:
Được phát triển từ các điểm đường chuyền kinh vỹ trở lên, sai số cạnh đo đi đo về không vượt quá 1/300, sai số đo độ cao lượng giác đo đi đo về không vượt quá 4cm/100m chiều dài thì lấy kết quả trung bình để tính tọa độ, độ cao cho cọc phụ.