Xác định hiệu quả khử trùng đối với các nhóm vi khuẩn (phương pháp định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng (Trang 41)

tính)

Việc xác định hiệu quả khử trùng đối với các vi khuẩn được dựa trên phương pháp định tính. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc nuôi cấy các vi sinh vật trước và sau xử lý. Các vi sinh vật thường được lựa chọn gồm Coliforms, Salmonella, Shigella, V. Cholera, S. feacalis, P. eruginosa, St. aureus. Sự xuất hiện các khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy trước và sau xử lý đánh giá được hiệu quả khử trùng. Kết quả định tính đánh giá hiệu quả khử trùng đối với các vi khuẩn trên bằng phương pháp khử trùng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng được trình bày trong Bảng 10.

Bảng 10. Kết quả phân tích thành phần vi sinh vật trong CTYTLN trước xử lý và sau xử lý theo thời điểm xử lý

STT Chỉ tiêu Thời điểm Trước xử lý n Sau xử lý (54 mẫu) % (54 mẫu) n %

1 Tổng số Coliform Sáng 27/27 100 0/27 0

Tổng số mẫu (+) 50 2,59 0 0 2 Salmonella Sáng 1/27 3,7 0/27 0 Chiều 0/27 0 0/27 0 Tổng số mẫu (+) 1 0 0 0 3 Shigella Chiều 0/27 0 0/27 0 Sáng 0/27 0 0/27 0 Tổng số mẫu (+) 0 0 0 0 4 V. Cholera Sáng 0/27 0 0/ 27 0 Chiều 0/27 0 0/ 27 0 Tổng số mẫu (+) 0 0 0 0 5 S. feacalis Sáng 3/27 11 0/27 0 Chiều 1/27 3,7 0/27 0 Tổng số mẫu (+) 4 7,41 0 0 6 P. eruginosa Chiều Sáng 22/27 20/27 81 74 0/27 0/27 0 0 Tổng số mẫu (+) 42/54 78 0/54 0 7 St. aureus Sáng 24/27 88 0/27 0 Chiều 21/27 77 0/27 0 Tổng số mẫu (+) 45 83,33 0 0

Theo kết quả Bảng 10 cho thấy 92,59% các chất thải rắn y tế có dính vi khuẩn

Coliforms; 77,78% có dính vi khuẩn P.aeruginosa; 83,33% có dính vi khuẩn St. Aureus và có dính vi khuẩn S. feacalis với tỉ lệ: 7,41%, còn tỷ lệ có dính vi khuẩn

Salmonella thấp (1,85%). Tỉ lệ nghiên cứu của tác giả cũng gần tương đương như nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thái Hiệp Nhi tại bệnh viện Lao phổi Trung ương, năm 2010 [21] là: Coliforms; 100%; P.aeruginosa; 86%; Salmonella: 2%.

Các thành phần bám dính vi khuẩn của chất thải đã bị chết hoàn toàn sau xử lý qua thiết bị khử trùng bằng công nghệ vi sóng kết hợp với hơi nước bão hòa.

3.3.2. Xác định hiệu quả khử trùng bằng phương pháp test BI theo GEF

Phương pháp test BI (Biological Indicators) dựa trên sự tồn tại của chủng vi khuẩn Geobacillus stearothermophilus ATCC 7953 sau khi khử trùng bởi phương pháp được áp dụng. Geobacillus stearothermophilus ATCC 7953 là vi khuẩn không gây bệnh, có nha bào, chịu được nhiệt độ khô, nhiệt độ hơi nước và áp suất cao được

lựa chọn để đánh giá. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn hai nồng độ để thử nghiệm là 105 và 106. Tại mỗi mẻ thí nghiệm, 3 vị trí (M1, M2, M3) được lấy mẫu để kiểm tra mật độ vi sinh vật sống sót tại Bảng 11.

Bảng 11. Kết quả XN test BI Geobacillus stearothermophilus sau xử lý

STT Điểm đặt Số test BI (Geobacillustearothermophilus) Kết quả số test BI ( +) Nồng độ VK 105 Nồng độ VK 106 Nồng độ VK 105 Nồng độ VK 106 1 Nắp lò 54 54 0 0 2 Giữa lò 54 54 0 0 3 Đáy lò 54 54 0 0

Trong thời gian thử nghiệm, nha bào Geobacillus stearothermophillus với các nồng độ ban đầu đưa vào khác nhau ở mức 105 và 106 trong 108 test BI thử nghiệm hoàn toàn không có sự phát triển của vi khuẩn Geobacillus stearothermophilus sau khi hấp tiệt trùng bằng lò hấp ướt công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa.

Nha bào Geobacillus stearothermophillus có khả năng chống lại những điều kiện môi trường rất khắc nghiệt như axit, nhiệt độ cao, mặn, các chất khử trùng, phóng xạ. Chính vì đặc điểm này mà Geobacillus stearothermophillus được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, công nghiệp thực phẩm và y tế như một chỉ điểm cho hiệu quả xử lý tiệt trùng [45]. Kết quả thử nghiệm Geobacillus stearothermophillus

thể hiện hiệu quả khử trùng của thiết bị. Điều này có nghĩa là lò hấp ướt công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa hiện đang được bệnh viện Lao phổi Trung ương sử dụng, khi vận hành đúng như yêu cầu kỹ thuật có khả năng tiêu diệt 100% các loại vi khuẩn.

3.4. Ý nghĩa môi trường của công nghệ lò hấp tiệt trùng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng được sử dụng tại bệnh việnLao phổi Trung ương

Qua thời gian nghiên cứu công nghệ lò hấp tiệt trùng hơi nươc bão hòa kết hợp vi sóng tại bệnh viện Lao phổi Trung ương chúng tôi đưa ra nhận xét:

Việc áp dụng công nghệ hơi nước bão kết hợp vi sóng sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý. Chi phí đầu tư và vận hành công nghệ này rẻ hơn phương pháp thiêu đốt. Công nghệ khử khuẩn cũng không phát sinh khí thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan, không phát sinh tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng. Chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường và một số chất thải có thể tái chế làm nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm mới

- Chất thải sau xử lý không bị biến dạng - Tiêu tốn ít năng lượng và vận hành đơn giản

- Tiết kiệm chi phí xử lý, đảm bảo tiêu chí thân thiện với môi trường

- Các chất thải sau khi được xử lý bằng công nghệ lò hấp tiệt trùng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng cho thấy hiệu quả diệt khuẩn 100% loại bỏ được tất cả các tác nhân gây bệnh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện khảo sát thực trạng quản lý CTRYT, đánh giá hiệu quả khử trùng của công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng đối với chất thải rắn y tế lây nhiễm, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương - Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển CTRYTNH tại bệnh viện tốt. - Lượng CTRYTLN phát sinh hàng ngày 59 kg, khối lượng CTYT mỗi ngày 2,4kg, lượng chất thải y tế: 0,1kg/giường bệnh chiếm 5% tổng lượng CTRYT.

2.Kiến thức của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải nguy hại lây nhiễm cho thấy:

- 65,6,9% tổng số nhân viên y tế có kiến thức tốt về phân loại thu gom CTYT tại các khoa phòng theo đúng Quy định 43/2007 của Bộ Y tế.

- Có 56,7% số nhân viên y tế thực hành phân loại chất thải lây nhiễm đúng. 3. Hiệu quả khử trùng CTRYTLN bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng đạt hiệu suất 100% đối với các vi khuẩn Geobacillus stearothermophilus

ATCC 7953 sau khi khử trùng bởi phương pháp được áp dụng. Geobacillus stearothermophilus ATCC 7953 là vi khuẩn không gây bệnh, có nha bào, chịu được nhiệt độ khô, nhiệt độ hơi nước và áp suất cao được lựa chọn để đánh giá, đạt tiêu chuẩn quốc tế STAATT III và QCVN 55:2013/BTNMT.

2. Kiến nghị

1. Việc áp dụng thiết bị khử trùng CTYTLN bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi bước đầu cho hiệu quả khử khuẩn cao và cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng cho các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.

2. Cần cung cấp đồng bộ về trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTYT đúng quy định trong bệnh viện như: túi rác, thùng, xe vận chuyển,... Đồng thời tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực kiến thức và thực hành về QLCTYT, đặc biệt về phân loại chất thải y tế tại nguồn phát sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2010), Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế, Hà Nội

2. Bộ Y tế ( 1999), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà nội. 3. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế ,Nhà xuất bản

Y học, Hà nội.

4. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

5. Bộ Y tế (2007), Quy chế quản lý chất thải y tế, Ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2006), Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 81-83.

7. Bộ y tế (2009), " Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015" Quyết định số 1783/QĐ - BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội.

8. Bộ Công An (2011), Khó kiểm soát việc xử lý chất thải y tế nguy hại, Available from:

http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=6806&Ca teID=502.

9. Bộ Công An (2011), Xử lý rác thải y tế, cách nào, Available from: http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=6798&Ca teID=502.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Hà Nội.

11. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường,(9), tr. 28.

12. Cục Quản lý khám chữa bệnh (2009), Báo cáo hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện, Hà Nội.

13.Cù Huy Đấu (2004), "Thực tiễn quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường Việt Nam, tr. 61 - 74.

14.Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003), "Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp", Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, tr. 1007 – 1019.

15.Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.

16. Nguyễn Quang Khiêm (2012), Nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện tỉnh Vĩnh Long, Hà Nội.

17.Nguyễn Trọng Khoa, Phạm Đức Mục, Lê Ngọc Trọng (2002), "Kết quả khảo sát tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở 294 bệnh viện", Tạp chí Y học thực hành, (428), tr. 62-66.

18.Trần Thị Kiệm, Lại Thu Trang (2012), " Đánh giá thực trạng công tác vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng", Tạp chí Y học Việt Nam (2), tr.63.

19.Hoàng Thị Liên (2009), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y dược, Thái Nguyên.

20.Nguyễn Huy Nga (2004), "Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam", Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, tr. 67 - 85.

21.Nguyễn thái Hiệp Nhi (2010), Nghiên cứu qui trình xử lý xử lý chất thải rắn y tế có khả năng tái chế, Hà Nội.

22.Trần Duy Tạo (2002), Đánh giá thực trạng quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

23.Trần Thị Minh Tâm (2005), Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội

2.Tiếng Anh

24. Abd El-Salam, M.M.(2010), "Hospital waste management in El-Beheira Governorate, Egypt” , J Environ Manage, 91(3): pp. 618-29

25. AhmedR.(1997), Hospital waster management in Parkistan, UWEP.

26.Awad, A.R., M. Obeidat, and M. Al-Shareef (2004), "Mathematical-statistical models of generated hazardous hospital solid waste”,J Environ Sci Health A Tox Hazard Subst Environ Eng, 39(2): pp. 315-27.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15027816

27. Byeong-Kyu Lee, MichaelJ.Ellenbecker, Rafael Moure-Ersaso (2003),

Alternatives for treatment and disposal cost reduction of regulated medical wastes

http://tzyyling.ukn.edu.tw/referance_article

28.Bangladesh centre for advanced studies (1997), Hospital environment project,

BRAC, Dhaka.

29. Chary V(1998), Medical waste management pratices in Bidar city and strategies for safe disposal, ASCI, India.

30. Canadian Standards Association (1992), Guidelines for the management of biomedical waste in Canada, Ottawa.

31. Health Services Advisory Committee (1999), Safe disposal of clinical waste, Sudbury: HSE Books, Great Britain

32. Eleyan, D., I.A. Al-Khatib, and J. Garfield (2013)," System dynamics model for hospital waste characterization and generation in developing countries,

Waste Manag Res".

33. Gielar, A. and E. Helios-Rybicka ( 2013), Enviromental impact of a hospital waste incineration plant in Krakow (Poland)., Waste Manag Res.

34. Global Health care Waste Project Health Care Without Harm (2007), Best Practice in Health care waste management, Examples from Four Philippin Hospital.

35. Health Care Without Harm Europe, (2004), Non - Incineration Medical waste Treatment Technologies in Europe, pg. 14.

36. High temperature process and plant for treatment and resources recovery of hazardous waste( 2007), "

37.Komilis, D., N. Katsafasos, and P. Vassilopoulos, (2011), "Hazardous medical waste generation in Greece: case studies from medical facilities in Attica and from a small insular hospital waste Manga Res", 29(8): p. 807 -14.

38.Labib, O.A., et al (2005), "Evaluation of medical waste incinerators in Alexandria”, J Egypt Public Health Assoc, 80(3-4): pp. 389-404.

39. McDermott-Levy, R. and C. Fazzini (2010), "Identifying the key personnel in a nurse-initiated hospital waste reduction program”, Nurs Adm Q, 34(4), pp. 306-10.

40. Miyazaki, M., T. Imatoh, and H. Une (2007), "The treatment of infectious waste arising from home health and medical care services: present situation in Japan”, Waste Manag, 27(1), pp. 130-134.

41. Sterilization, Part 1: Sterilization in Health care Facilities, Arlington: Association for the Advancement of medical instrumentation (2006)

42.Technical Assistance Manual: State Regulatory Oversight of Medical Waste Treatment Technologies, A Report of the State and Territorial Association on Alternative Treatment Technologies (STAATT), TR-112222 Final Report, December 1998.

43. World Health Organization, Geneva (1999), Safe management of wastes from health-care activities, pp. 98- 110.

44. World Health Organization, Action plan for the development of national programme for sound management of hospital wastes, C. An outcome of the Regional Consultation on Sound Management of Hospital Waste, Thailand, 28-29 November 1996. New Delhi, World Health Organisation Regional Office for South- East Asia, Editor. 1997.

45. World Health Organization ( 1995), Survey of hospital wastes management in South East Asia Region.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)