Phương pháp đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý CTRYT. Áp dụng các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp để đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bệnh viện, bao gồm:
- Giới thiệu về hệ thống xử lý CTRYTNH: công suất, vị trí. - Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý
M3 M2 M1 M2 M1 M3 10 cm 35 cm 35 cm
- Hiệu suất xử lý của hệ thống - Chi phí: đầu tư, vận hành, bảo dưỡng
- Đánh giá hệ thống theo các tiêu chí đưa ra: kỹ thuật, kinh tế, môi trường, xã hội.
- Lượng hóa đánh giá hệ thống xử lý CTRYTNH theo các tiêu chí. - Đưa ra kết quả đánh giá.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Lao phổi Trung ương
Vấn đề ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến môi trường sống của con người, biến đổi khí hậu, gây nên nhiều thảm hoạ cho cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân đang là vấn đề toàn cầu [6]. Y tế và các dịch vụ y tế đang phát triển phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, nhiều hơn, nhưng các chất thải của nó đang là vấn đề cần phải quan tâm xử lý. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm là đối tượng nghiên cứu chính, đây là nguồn thải phát sinh từ các hoạt động của bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng nếu không được quản lý đúng cách. Thực tế, các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, chất thải y tế có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng dân cư [4, 30, 31]. Việc tìm hiểu hiện trạng rất cần thiết để biết được các vấn đề cần giải quyết. Qua quá trình khảo sát hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Lao phổi Trung ương tác giả đưa ra một số kết quả như sau:
3.1.1. Tổ chức quản lý chất thải y tế
Qua hồi cứu tài liệu tại bệnh viện Lao phổi Trung ương chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau: đã có chính sách và mục tiêu quản lý chất thải của bệnh viện được công bố rõ ràng, cơ cấu tổ chức cho quản lý chất thải được thành lập và trách nhiệm được phân công rõ ràng. Bệnh viện đã thành lập hội đồng quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn CTYT với quy chế hoạt động và trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng được mô tả rõ ràng. Bệnh viện đã có hệ thống quản lý CTYT thông qua việc thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới kiếm soát nhiễm khuẩn. Quy trình quản lý chất thải y tế đã được bệnh viện xây dựng với những quy định cụ thể đối với quy trình thu gom, phân loại và chất thải y tế bên trong bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những quy định nội bộ đối với vấn đề xử lý các sự cố như tràn dịch/máu bệnh nhân ra sàn, sổ tay Quản lý chất thải y tế chưa được xây dựng...
Xử lý chất thải rắn và lỏng tại bệnh viện: đã có sổ tay hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý. Đối với việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống xử lý, bệnh viện đã có hợp
đồng với đơn vị cung cấp thiết bị thực hiện nên hiện tại bệnh viện chưa có sổ tay theo dõi việc bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị
Qua phỏng vấn trực tiếp Giám đốc bệnh viện kiêm chủ tịch hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩnmới được bổ nhiệm vào vị trí này. Chúng tôi nhận thấy chủ tịch Hội đồng chưa nắm được đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế. Kiến thức về công tác quản lý chất thải y tế còn khá chung chung. Trong năm 2012 chưa được tập huấn nâng cao về quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có kiến thức tốt về công tác quản lý chất thải y tế cũng như nắm được các văn bản liên quan đến công tác này và đã hỗ trợ ban giám đốc cũng như tổ chức tâp huấn về công tác phân loại – thu gom – vận chuyển chất thải y tế cho các nhân viên bệnh viện. Hoạt động quản lý chất thải bệnh viện đã được điều hành, chỉ đạo từ Ban giám đốc thông qua các phòng ban chức năng:
/
Hình 4. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế bệnh viện
Hoạt động quản lý chất thải bệnh viện đã được điều hành, chỉ đạo từ Ban giám đốc thông qua các phòng ban chức năng (Hình 4).