Lý do sử dụng phương pháp phân loại ảnh số.

Một phần của tài liệu Biến động diện tích trồng lúa ở long an (Trang 47)

Trong phương pháp phân loại giải đoán bằng mắt, đoán đọc viên sử dụng các đặc điểm về màu sắc, độ thuần nhất, kích thước, mối quan hệ với các yếu tố xung quanh, vv … để khoanh vẽ, tách bóc các đối tượng trên ảnh.

- Nhược điểm: không khách quan, tốn nhiều thời gian, không tận dụng hết các thông tin có thể cung cấp bởi tư liệu Viễn thám (khả năng phân biệt màu, kết hợp các băng phổ)

- Khả năng hạn chế của mắt người trong việc phân biệt các sự khác biệt nhỏ về màu sắc, đặc biệt là sự chi tiết về cấp độ xám.

- Ảnh 8-bit có 256 giá trị cấp độ xám nhưng mắt người chỉ có thể phân biệt tối đa 8 -10 cấp độ - lãng phí thông tin trên ảnh Viễn thám.

Trong khi đó Phương pháp phân loại ảnh số sử dụng tư liệu số, phối kết hợp nhiều băng ảnh cùng 1 lúc và các thuật toán xác suất thống kê để nhận biết và phân loại các đối tượng.

- Máy tính không khó khăn trong việc phân biệt 256 giá trị cấp độ xám – người phân tích có thể kiểm soát sự nhận biết các đối tượng trên ảnh thông qua các thông số thống kê tách, gộp các đối tượng, phân phối kết hợp tư liệu ảnh.

- Tăng tính khách quan và tốc độ xử lý tạo lập bản đồ thành quả.

Vì vậy trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp phân loại ảnh số để thực hiện.

3.2. Xác định hệ thống phân loại cho khu vực nghiên cứu (Bảng III.7)

Nhóm Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Đất lúa 1 Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất lúa 2 Đất Sản xuất Nông nghiệp Đất trồng cây Lâu năm Đất trồng cây ăn trái Đất Lâm Nghiệp Đất rừng phòng hộ Đất Nông Nghiệp Đất Nuôi trồng thủy sản Đất xây dựng Sông 1 Đất phi Nông

Nghiệp Đất sông, suối, mặt nước chuyên dụng Sông Sông 2 Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng

(Hướng dẫn sử dụng Đất_STN-MT_Long An, 2004)

Bảng III.7 3.3. Xây dựng tuyến mẫu thực địa. a. Xây dựng bản đồ tuyến mẫu.

Trong quá trình khảo sát dữ liệu ảnh, sự phản xạ của các đối tượng, để có kết quả cao trong giải đoán ảnh ta tiến hành lấy mẫu thực địa và đây là một giai đoạn

quan trọng trong quá trình giải đoán ảnh. Việc lấy mẫu được thực hiện với 2 mục đích chính như sau:

- Mục đích thư nhất là lấy những mẫu trên thực tế mà trên ảnh có nhận diện được. Những mẫu này sẽ là cơ sở cho việc giải đoán ảnh sau này.

- Mục đích thứ hai có vai trò quan trọng hơn, đó là những đối tượng trên ảnh ta không xác định nhận diện được trên ảnh. Vì vậy ta lấy mẫu để xác định những đối tượng đó ngoài thực địa. Đây sẽ là cơ sở để ta lập khóa giải đoán cho các đối tượng.

Để có thể thực hiện tốt hai mục đích trên thì trước khi đi lấy mẫu thực tế phải xây dựng tuyến thực địa rõ ràng, tổng số mẫu được lấy là bao nhiêu, mỗi đối tượng mẫu là bao nhiêu.

Tuyến mẫu thực địa chủ yếu dựa vào các chục giao thông chính (Quốc lộ 1A, quốc lộ 50, đường 833, đường 834; 826), rồi phân theo các tuyến giao thông địa phương.(xem hình III.20) Số lượng mẫu dự kiến sẽ lấy cho mỗi đối tượng như sau:(Bảng III.8)

STT Đối tượng lấy mẫu Số Mẫu

1 Đất nông nghiệp bao gồm (Đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm “cây ăn trái”, Đất rừng phòng hộ)

40

2 Đất phi nông nghiệp gồm các đối tượng (Đất xây dựng “Đất ở, đất chuyên dùng, Đất trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy xí nghiệp, Đất an ninh quốc phòng…”)

15

3 Đất chưa sử dụng gồm có (Đất bằng chưa sử dụng, đất ngập nước)

10

Hình III.19

Một phần của tài liệu Biến động diện tích trồng lúa ở long an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)