Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát sự phân bố của một số thành phần hóa học trong nước ngầm khu vực đông nam hà nội (Trang 34)

- Phân tích NH4+, PO43– bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – Vis

 Để phân tích hàm lượng amoni trong nước, sử dụng thuốc thử nitropruside và máy quang phổ hấp thụ phân tử UV/Vis-3101 PC, Shimadzu. NH4+

phản ứng với thuốc thử hỗn hợp nitropruside, natricitrat và natri diclorocyanuaric axit tạo ra phức màu xanh. Khoảng 2 giờ sau, đo độ hấp thụ quang của phức này ở bước sóng 690nm.

 Phân tích phosphate trong nước ngầm bằng phương pháp axit Ascorbic. Nguyên tắc của phương pháp là Amoni molybdat và Kali antimonyl tatrate trong môi trường axit trung bình phản ứng với orthophosphate tạo thành axit dị đa - phosphomolybdic axit. Sau đó bị khử sang màu xanh molybden dưới tác dụng của ascorbic. Tiến hành đo ở 880nm bằng máy quang phổ hấp thụ phân tử UV/Vis-3101 PC sau 10 - 30 phút.

- Phân tích As, Fe, Mn, Mg, Ca, Na, K bằng phương pháp đo cường độ hấp

thụ/phát xạ nguyên tử, sử dụng máy hấp thụ quang phổ nguyên tử, Shimadzu AAS 6800.

Quang phổ hấp thụ/phát xạ nguyên tử (AAS/AES) là một kỹ thuật phân tích lượng vết nhiều nguyên tố phổ biến với độ chọn lọc, độ lặp lại và độ nhạy cao. Tốc độ phân tích nhanh nên có khả năng phân tích hàng loạt mẫu trong thời gian ngắn.

Nguyên tắc của phương pháp: Các cation hòa tan trong mẫu nước được dẫn vào bộ phận phun sương để chuyển thành dạng sol khí. Dạng sol khí này được bơm trực tiếp vào ngọn lửa hỗn hợp acetylen-không khí, dưới tác dụng của nhiệt độ cao chúng chuyển thành trạng thái nguyên tử và hấp thụ các bước sóng đặc trưng theo

từng nguyên tố khác nhau. Cường độ hấp thụ sẽ tỉ lệ với nồng độ các nguyên tố có trong mẫu.

Các kim loại As, Fe, Mn, Mg, Ca được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Các kim loại Na, K được phân tích bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử. Riêng asen, trước khi phân tích bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử phải sử dụng kỹ thuật hydrua hóa As.

- Các anion F-

, Cl-, Br-, NO3-, SO42- được xác định bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion Shimadzu LC20AD/HIC-20A super.

Ở phương pháp này, nồng độ các anion trong mẫu nước được tách ra khỏi nhau sau khi đi qua cột tách và được phát hiện bởi detector độ dẫn CDD

- Phân tích cacbon hữu cơ hòa tan (DOC) trong nước ngầm bằng kỹ thuật NPOC,

sử dụng máy TOC – Vcshshimadzu.

Đây là phương pháp được sử dụng cho việc xác định tổng cacbon hữu cơ và cacbon hữu cơ hoàn tan trong mẫu nước bằng phương pháp oxi hóa hoàn toàn (đốt cháy). Khoảng xác định của phương pháp được thông báo từ nhà sản xuất máy phân tích TOC – Vcsh là 0 – 25000 ug/L. Giới hạn phát hiện của máy theo thông tin từ nhà sản xuất là 4ug/L.

Trong phương pháp này, mẫu nước đã được axit hóa bằng axit clohidric và được sục không khí sạch để loại bỏ cacbon vô cơ. Sau đó, mẫu được bơm vào trong buồng đốt có chứa xúc tác platin. Nước được hóa hơi và cacbon hữu cơ được oxi hóa thành cacbon đioxit và nước bởi sự đốt cháy có mặt xúc tác. Cacbon đioxit hình thành được đưa tới detector bằng khí mang và đo trực tiếp bằng detector hồng ngoại. Hàm lượng khí cacbon đioxit tỉ lệ trực tiếp với nồng độ của C trong mẫu.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự phân bố của một số thành phần hóa học trong nước ngầm khu vực đông nam hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)