Phƣơng pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã thanh thùy, thanh oai, hà nội (Trang 36)

Để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc tại làng nghề cơ khí xã Thanh Thùy, các kết quả phân tích đƣợc so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

- Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc

+ Môi trƣờng nƣớc mặt so sánh với :quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT/B1: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt. Cột B1 quy định giá trị của các thông số trong nƣớc mặt dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lƣợng nƣớc tƣơng tự

+ Môi trƣờng nƣớc thải so sánh với QCVN40: 2011/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc thải công nghiệp.

+ Môi trƣờng nƣớc ngầm so sánh với QCVN 09:2008/ BTNMT

- Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng đất đƣợc so sánh với QCVN 03 : 2008/BTNMT/ cột 1: Giới hạn KLN trong đất phục vụ mục đích nông nghiệp và

QCVN 03 : 2008/BTNMT/ cột 3: Giới hạn KLN trong đất phục vụ mục đích dân sinh.

Giới hạn các KLN Cd, Pb, As trong rau và nƣớc tƣới đƣợc so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6773 – 2000 (Chất lƣợng nƣớc tƣới) hoặc QCVN 39:2011/BTNMT và theo Quyết định 04/2007/QĐ - BNN ngày 19/01/2007 của Bộ nông nghiệp Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn kèm theo QĐ 03/2006/QĐ - BKH ngày 10/01/2006 về công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa.

32 Cụ thể nhƣ trong Bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8 Tiêu chuẩn cho phép của kim loại nặng có trong rau và nƣớc tƣới TT Chỉ tiêu Đơn vị TCCP (trong rau) TCCP (nƣớc tƣới)

1 As mg/kg tƣơi < 0,2 < 0,05 – 0,1

2 Cd mg/kg tƣơi < 0,02 < 0,005 – 0,01

3 Pb mg/kg tƣơi < 0,5 -1,0 < 0,1

4 pH - - 5,5 - 9

- Biểu đồ, đồ thị đƣợc xây dựng bằng phần mềm EXCEL.

33

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát đặc điểm và hiện trạng sản xuất làng nghề Thanh Thùy

a. Vị trí địa lý

Xã Thanh Thuỳ nằm phía Đông Nam huyện Thanh Oai, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Là một trong những xã thuộc vùng vệ tinh của Hà Nội xƣa và là một phần của Hà Nội ngày nay, xã Thanh Thuỳ mang đặc trƣng của vùng đất trăm nghề Hà Tây cũ. Địa giới hành chính của xã đƣợc xác định nhƣ sau:

- Phía Bắc: Giáp xã Mỹ Hƣng - Phía Nam: Giáp xã Thanh Văn - Phía Đông: Giáp huyện Thƣờng Tín - Phía Tây: Giáp xã Tam Hƣng

Xã có diện tích tự nhiên 530,75 ha. Trong đó: đất nông nghiệp của xã là 349,13 ha chiếm 65,78% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 179,31 ha chiếm 33,78% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chƣa sử dụng là 2,31 ha chiếm 0,44% tổng diện tích đất tự nhiên.

b. Địa hình

Thanh Thuỳ là một xã đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đồng ruộng của xã có độ cao thấp xen kẽ nhau và đƣợc tập trung tại các khu vực có điều kiện về giao thông, thuỷ lợi. Phần ruộng trũng tập trung ở khu đồng Bờ Dùi, Đồng Làn, Đồng Lách Miêu, Đồng Chuôm rẫy, Đồng Thắc, Đồng sau Am, Đồng Ao Sen...thuận lợi cho việc phát triển về sản xuất nông nghiệp.

c. Thổ nhưỡng

Đất đai xã Thanh Thuỳ đƣợc hình thành do sản phẩm lắng đọng của phù sa sông Hồng. Toàn bộ diện tích đất đai nằm trong hệ thống đê, nên đất phù sa sông Hồng không đƣợc bồi đắp hàng năm. Do phân bố cấp địa hình khác nhau, dƣới tác động của yếu tố tự nhiên và canh tác khác nhau đã làm cho đất có sự biến đổi. Trên chân đất cao, vàn cao, quá trình ôxi hoá mạnh và quá trình rửa trôi sét làm cho đất nghèo sét, thành phần cơ giới nhẹ, nhịp độ khoáng hoá diễn ra mạnh hơn. Song, nền

34

đất này lại dễ thấm nƣớc, làm cho nguồn nƣớc thải của làng nghề dễ thâm nhập vào nguồn nƣớc ngầm hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trƣờng làng nghề. Ở những chân đất thấp do tính đọng nƣớc, thành phần cơ giới nặng, đất bí và diễn ra quá trình glây hoá. Tại vùng đất trũng này, nƣớc thải không thoát đƣợc, ngấm dần vào đất, gây tích lũy chất thải trong đất và nƣớc ngầm.

d. Khí hậu

Trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông khô và lạnh, Thanh Thuỳ là xã đồng bằng (độ cao trung bình 4-6 m so với mực nƣớc biển) có chế độ khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Vùng này chịu ảnh hƣởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm hơn.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 230C, tổng tích ôn trong năm trên 85000C, có thể bố trí 3 vụ trong năm.

- Lƣợng mƣa trung bình cả năm 1600- 1700 mm phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 75% lƣợng mƣa cả năm. Đây là một hạn chế với xã vì mƣa thƣờng xuyên gây ra úng (đối với lƣợng mƣa lớn hơn 200 mm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm là 1042 mm. - Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82- 84%.

Thanh Thuỳ chịu ảnh hƣởng của 2 hƣớng gió chính là gió đông nam thổi vào mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và gió đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thƣờng kéo theo không khí lạnh và sƣơng muối, gây ảnh hƣởng cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân.

Nhìn chung, Thanh Thuỳ thuộc vùng nhiệt đới gió mùa có nét đặc trƣng nóng ẩm mƣa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Khí hậu tƣơng đối lạnh.

e. Thủy văn

Toàn bộ diện tích đất của Thanh Thuỳ nằm trong vành đai của hệ thống sông Hồng cho nên việc bố trí hệ thống tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của xã phụ thuộc vào hệ thống của 2 máng nổi (t8) ở phía bắc và phía đông của xã thông qua 2 trạm bơm là trạm Nguyên Bì và trạm Lƣu Xá có tổng công suất 6000m\h do công ty

35

thuỷ nông Hồng Vân quản lý và đƣợc dẫn qua hệ thống kênh cấp 1, kênh cấp 2 (B7) và hệ thông kênh nội đồng. Ngoài ra còn có một số trạm bơm đặt tại các thôn trong xã đƣợc lấy nƣớc tại các ao, hồ, sông chảy qua địa bàn xã, nguồn nƣớc sinh hoạt của nhân dân hiện nay chủ yếu lấy từ nƣớc ngầm qua giếng khơi hoặc giếng khoan bể lọc.

f. Thảm thực vật

Thanh Thuỳ có thảm thực vật là các cây trồng hàng năm. Ngoài các cây lƣơng thực chính nhƣ lúa ngô, và cây hoa màu khác, ở các khu dân cƣ còn trồng các loại cây ăn quả nhƣ: chuối, cam, bƣởi…

3.2. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề cơ khí Thanh Thùy

Các làng nghề sản xuất cơ khí của xã Thanh Thùy có bề dày truyền thống lâu đời, các sản phẩm trƣớc đây chỉ là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp. Tính đến nay, xã Thanh Thùy có 5 thôn đều làm cơ khí với tổng số hộ là 1.223 hộ, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Rùa Hạ và Rùa Thƣợng. Số lao động làm nghề cơ khí là khoảng 3.131 lao động với mức thu nhập bình quân một tháng là 4.931.000 đồng.

Nghề cơ khí của xã đƣợc sản xuất tiêu thụ chủ yếu trong nƣớc (78% vào năm 2012), xuất khẩu nƣớc ngoài chỉ chiếm 22%. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là tôn, sắt thép các loại đạt 6425 tấn (năm 2012), nguyên liệu sản xuất bao gồm cả phế thải sắt thép công nghiệp đƣợc thu gom nhiều nơi. Sản phẩm cơ khí đạt 6103 tấn (năm 2012), sản phẩm cơ khí đa dạng tùy vào đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trƣờng, ví dụ nhƣ: các linh kiện cho thiết bị điện, thiết bị vệ sinh, phụ kiện xe đạp, xe máy, linh kiện quạt,… Nguồn năng lƣợng chính để sản xuất là điện, than; lƣợng điện tiêu thụ khoảng trên 2 triệu KWh.

Nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong làng nghề

- Nguyên vật liệu: Sắt thép phế liệu nhƣ vỏ ô tô, vỏ tàu biển cũ, các phế liệu từ

các vật gia dụng và các phƣơng tiện sản xuất, máy móc cũ đã bị thải loại. Các phế liệu này đƣợc phân thành 3 loại chính sau:

+ Thép phế liệu có kích thƣớc lớn đƣợc đƣa đến bãi tập trung và đƣợc cắt

36

+ Thép phế liệu có kích thƣớc trung bình đƣợc đƣa qua lò nung để tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình cán đƣợc dễ dàng.

+ Thép phế liệu nhỏ đƣợc đƣa vào lò luyện thép.

Ngoài ra, trong hoạt động của làng nghề còn sử dụng một lƣợng lớn sắt thép nguyên liệu là tôn đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Nhiên liệu: Than (than cục và than cám), than củi, dầu dùng để cung cấp cho các lò

nung. Ƣớc tính trung bình mỗi năm làng nghề sử dụng khoảng 6.000 tấn than.

- Năng lƣợng: Điện năng dùng để cung cấp cho các lò nấu kim loại và cho

sinh hoạt đƣợc cung cấp từ các trạm điện trong xã.

- Hoá chất: Dung dịch mạ kẽm: Kẽm oxit (ZnO), kẽm xianua Zn(CN)2, natri xianua (NaCN), natri sunfua (Na2S), chất hoạt động bề mặt, chất tạo bóng; dung dịch H2SO4, HCl, NaOH…(Bảng 3.1)

Ngoài ra trung bình mỗi ngày làng nghề còn sử dụng một lƣợng nƣớc đáng kể (khoảng 25m3) để làm nguội các sản phẩm sau cán, nƣớc làm mát thiết bị và rửa thiết bị.

Bảng 3.1 Nguyên, nhiên liệu, hoá chất của làng nghề Thanh Thùy TT Nguyên, nhiên liệu,

hoá chất Đơn vị Lƣợng Ghi chú

1 Thép phế liệu tấn/ngày 15- 17 Thu mua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Thép nguyên liệu tấn/ngày 17- 20 Nhập từ Trung Quốc

3 Than các loại tấn/ngày 15-16 Quảng Ninh

5 Điện năng KW/ngày 200 – 300

6 Hoá chất các loại kg/ngày 200 – 350 Trung quốc, Nhật 7 - Nƣớc cho sản xuất

- Nƣớc sinh hoạt m

3/ngày 25 – 30 1500 – 2000

Lấy từ giếng khoan, giếng khơi

Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm của làng nghề bao gồm thép xây dựng, thép dây, thép tấm, đinh gim, bản lề, chốt cửa, cửa hoa, cửa xếp…Riêng các loại sản phẩm nhƣ dây thép, bản lề, ke, chốt, sau khi định hình xong đƣợc đƣa qua bể mạ để mạ chống gỉ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Ƣớc tính hàng năm làng nghề sản xuất ra khoảng 6200 tấn sản phẩm. Nhiều sản phẩm của

37

làng nghề không những đƣợc tiêu thụ tại các tỉnh trong cả nƣớc mà còn đƣợc xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan… nhƣ: dây thép, thép xây dựng, bản lề.

Các quy trình sản xuất nhƣ sau:

a. Quy trình cắt, đột dập

Nguyên liệu đầu vào thƣờng là các tấm thép, độ dày mỏng của các tấm thép này phụ thuộc vào độ dày mỏng của sản phẩm. Các sản phẩm cơ khí thƣờng đƣợc làm theo đơn đặt hàng, đơn vị có nhu cầu mang sản phẩm mẫu đến hoặc mang khuôn sản phẩm đến cho hộ làm cơ khí xem xét, tùy thuộc vào khối lƣợng sản phẩm mà hai bên định giá giá trị hợp đồng. Trong trƣờng hợp sản phẩm có kích thƣớc mới, mà bên đặt hàng không có khuôn mẫu, hộ làm cơ khí sẽ tự tiến hành làm khuôn, việc làm này mất khoảng 15 – 20 ngày. Tuy nhiên một vài hộ vẫn tự làm thêm các sản phẩm cơ khí phổ biến nhƣ long đen, ốc vít,…. Các thiết bị sử dụng trong đột dập thƣờng là các thiết bị cũ, không có bảng điều khiển điện tử, theo nhƣ đƣợc hỏi (không tính các hộ làm nghề quy mô công ty) thì chỉ có 2 hộ dân trang bị thiết bị đột dập “mắt thần cảm ứng” nhằm tránh tai nạn nghề nghiệp. (Chi cục bảo vệ môi trƣờng Hà Nội, 2012).

b. Quy trình tẩy sơn

Hình 3.1. Qui trình tẩy sơn

- Thùng phi sẽ đƣợc cắt thành tấm dài.

- Bể ngâm sơn thƣờng đƣợc xây dựng bằng bể xi măng kiên cố.

- Rửa sạch lại thùng phi bằng nƣớc thƣờng đƣợc sử dụng bằng một máy bơm công suất lớn.

Từ bảng 3.2 phần nào cho ta thấy lƣợng vật chất đầu vào và đầu ra của một số công đoạn trong sản xuất của làng nghề cơ khí Thanh Thùy. Từ kết quả phiếu điều tra nông hộ cho ta số liệu vật chất đầu vào của các công đoạn sản xuất và cách tính tổng tải lƣợng trung bình/ngày của Đặng kim Chi, ta có kết quả bảng 3.2. Qua

Phế liệu, vỏ thùng phi Ngâm xút để tẩy sơn 3-5 ngày Rửa sạch bằng nƣớc Cán phẳng bằng máy Tôn tấm Cắt theo kích thƣớc đặt hàng

38

đó ta thấy đƣợc lƣợng chất thải ra ảnh hƣởng tới môi trƣờng tại làng nghề.

Bảng 3.2 Kiếm toán vật chất cho các công đoạn chính của quá trình tái chế cơ khí làng nghề Thanh Thùy

(Tính theo tấn sản phẩm/ năm).

Công đoạn

Vật liệu vào Vật liệu ra Dòng thải

Loại Số lƣợng, (tấn) Loại Số lƣợng, (tấn) Rắn Lỏng Khí Gia công sơ bộ Sắt thép phế liệu (kích thƣớc lớn) 6425 Sắt thép kích thƣớc phù hợp 6103 Vụn kim loại và phế phẩm kim loại: 321tấn (chiếm 5%)

Bụi kim loại (chiếm 0,05%) 3,213 Gia công sản phẩm gia dụng (Đột dập, cán ) +Thép dẹt + Thép tấm +Thép cuộn 6000 + Bản lề, ke, chốt… + Đinh + Dây thép các loại 5700 + Kim loại đầu mẩu: 240- 480 tấn (chiếm 4 ÷8% nguyên liệu) + Xỉ than: 390tấn (chiếm 6,5% than) +Nƣớc làm mát: 144m3 (thất thoát 2%) + Nƣớc tẩy rửa 360m3 ( thất thoát 5%) + Khí lò (CO2,SO2,CO, NOX,…) (chiếm 0,02%) 1,2 +Bụi: 9,42 ÷ 11,304tấn (sinh ra do quá trình đốt than). Than 6000 Nƣớc (m3) 7200

Nhìn chung nguyên liệu sản xuất các sản phẩm kim loại chủ yếu mất mát từ quá trình gia công các sản phẩm nhƣ đột dập,.. Lƣợng hao hụt nguyên liệu chiếm từ 2-7% lƣợng nguyên liệu đầu vào. Chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất chủ yếu là xỉ than, vụn kim loại, khí thải từ lò đốt (chiếm từ 4- 8% nguyên liệu đầu vào). Tổng chất thải rắn phát sinh gần 1000 tấn/năm. Dựa theo quy trình sản xuất của ngành nghề này thì nƣớc thải gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ công đoạn làm mát máy và làm mát sản phẩm (thất thoát 2%)... Nƣớc làm mát ở đây tuy không tham gia hoàn toàn vào trong chu trình sản xuất, nhƣng chỉ với việc tƣới làm mát sản phẩm trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39

máy cán đã kéo theo một lƣợng lớn các chất cặn bã (thành phần chủ yếu là mạt sắt và dầu bôi trơn máy) xuống hệ thống cống rãnh và hồ chứa. Tổng lƣợng nƣớc thải ra môi trƣờng trong công đoạn đột dập và cán chiếm hơn 500m3 nƣớc/năm. Lƣợng nƣớc này không thông qua hệ thống xử lý mà thải trực tiếp vào cống thải chung của thôn đã ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng môi trƣờng của làng nghề.

c. Quy trình mạ các sản phẩm kim loại

* Công nghệ mạ điện tại làng nghề chủ yếu bao gồm: chuẩn bị bề mặt trƣớc khi mạ, mạ, hoàn thiện sản phẩm sau mạ, pha chế dung dịch và các khâu phụ trợ khác.

- Phôi hình thành nhập về từ các xƣởng chế tạo phôi trƣớc tiên đƣợc xử lý bề mặt nhằm loại bỏ lớp rỉ, tạo bề mặt nhẵn bóng và dễ bám và phủ đều dung dịch mạ. Các bƣớc xử lý bề mặt bao gồm mài bóng, quay bóng, tẩy gỉ, tẩy dầu mỡ và hoạt hóa.

- Mài và đánh bóng: mài và đánh bóng là phƣơng pháp cơ học nhằm loại bỏ hết gỉ oxi, chất bẩn, bavia, khuyết tật và đạt đƣợc độ nhẵn, độ bóng theo yêu cầu cho bề mặt kim loại. Công đoạn này đƣợc thực hiện bằng cách dùng máy mài, máy nửa tự động, máy tự động,… làm quay bánh mài hoặc quay các vòng băng, trên mặt có gắn các hạt mài và tỳ các vật cần gia công vào để mài hoặc đánh bóng.

- Quay bóng: quay để làm sạch bề mặt cho các vật khỏi các vết bẩn, mùn tẩy trong axit, bavia, khuyết tật; quay còn để mài và đánh bóng bề mặt nữa. Quay các

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã thanh thùy, thanh oai, hà nội (Trang 36)