Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn đông mai, xã chỉ đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 25)

a. Vị trí địa lý:

Xã Chỉ Đạo nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm huyện Văn Lâm 6 km, cách đường cao tốc số 5 khoảng 7-8 km nên khá thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 597,17 ha, trong đó diện tích đất dành cho canh tác là 360,49 ha chiếm 60,4% diện tích tự nhiên của xã.

Xã Chỉ Đạo có vị trí tiếp giáp như sau: -Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh

-Phía Nam giáp xã Minh Hải, huyện Văn Lâm -Phía Đông giáp xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm -Phía Tây giáp xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm

23

Hình 4: Bản đồ xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên b. Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình: xã có địa hình cao hơn so với các nơi khác trong tỉnh và tương đối bằng phẳng, có xu hướng nghiêng dần theo hướng Đông, Đông Nam.

- Khí hậu, thủy văn: xã Chỉ Đạo nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa hè nóng và mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt tới 200C - 250C. Mùa đông lạnh rõ rệt từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè khí hậu nóng ẩm. Mùa đông khô và lạnh.

Lượng mưa trung bình mùa mưa là 1650 mm, mùa khô là 450 mm. Mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm, có những trận mưa lên đến 200 - 300 mm. Từ trung tuần tháng 4 đến hết tháng 6 có mưa tiểu mãn, lượng mưa khoảng 60 - 100 mm/tháng.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất là 92%, thấp nhất là 79%.

Hai hướng gió thịnh hành là Đông - Nam và Đông - Bắc. Gió Đông - Nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió thổi từ ngoài biển vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa rào. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, hướng gió thịnh hành gió Đông - Bắc thường lạnh và khô. Từ tháng 2 đến tháng 4 thường có gió Đông hay gây ra mưa phùn.

Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, thuỷ văn của khu vực. Khi xuất hiện áp thấp nhiệt đới và bão, tốc độ gió mạnh nhất có lúc đạt tới 36 m/s.

Thông thường lượng bốc hơi có liên quan đến nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm và gió. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 752 mm/năm.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi của tỉnh Hưng Yên tương đối đa dạng với hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Luộc – là nguồn nước mặt lớn giàu phù sa với lượng nước chảy qua tương ứng là 80-90 tỷ m3/năm và 11-12 tỷ m3/năm trong đó xã Chỉ Đạo có sông Hồng chảy qua nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Thổ nhưỡng: Đất của khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm bởi hệ thống sông Hồng và sông Luộc. Loại đất này có đặc điểm là: đất có phản ứng trung tính do tính chất phù sa hóa và quá trình thâm canh lúa

nước;đất có hàm lượng mùn cao; đất có thành phần cơ giới là thịt nặng, giàu sét. 1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Xã Chỉ Đạo có 4 thôn là: Trịnh Xá, Nghĩa Lộ, Cát Lư và Đông Mai với tổng dân số là 8473 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92%/năm. Trong đó thôn Đông Mai có 2300 nhân khẩu với 539 hộ gia đình, sống tập trung ở 4 xóm: xóm Đông, xóm Nam, xóm Bắc và xóm Chùa.

Kinh tế ở đây vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh và truyền thống, cây lúa vẫn là cây lương thực cốt lõi của xã, thường một năm sản xuất hai vụ lúa chính và khoảng 30% diện tích canh tác đất nông nghiệp. Ngoài cây lúa xã còn chú trong đến cây hoa màu vụ đông.

a. Cơ cấu kinh tế:

- Sản xuất nông nghiệp chiếm 50,5%; - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 32,5%;

- Dịch vụ thương mại chiếm 17%.

Kết hợp với trồng trọt nhiều hộ gia đình trong xã gia tăng chăn nuôi. Các hộ nông dân vận dụng kỹ thuật vào thực tế, chủ động định kỳ tiêm các loại vacxin phòng

25

chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó với sự quan tâm của Đảng ủy - UBND xã tích cực tuyên truyền, phối hợp với các ngành như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã đã mở các lớp tập huấn về chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh nên trên địa bàn toàn xã không có dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm. Theo thống kế đến 30/12/2013 trên địa bàn toàn xã: đàn lợn có 1.934 con; đàn gia súc, gia cầm có 15.000 con; đàn trâu bò có 62 con.

b. Xây dựng và môi trường:

Cơ sở hạ tầng trong xã từng bước được nâng cấp: đường làng, ngõ xóm đã được lát gạch 100%, trường học, cơ sở y tế khang trang, đầy đủ. Năm 2013, xã đã tiến hành tu sửa, cải tạo 08 phòng học và nhà hiệu bộ Trường trung học cơ sở Chỉ Đạo với tổng kinh phí trên 2,1 tỷ đồng.

Xã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân và các công ty đóng trên địa bàn xã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trong khu dân cư và các trục đường giao thông. Các thôn đều có các tổ chuyên thu gom rác thải hoạt động thường xuyên đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhìn chung công tác vệ sinh môi trường năm 2013 đạt kết quả khá hơn năm 2012.

c. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải:

Trong năm 2013, nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã khắc phục mọi khó khăn duy trì nhịp độ phát triển, toàn xã có khoảng 185 hộ tái chế kim loại màu, tái chế nhựa, dịch vụ cơ khí, ăn uống, giải khát, tạp hóa, say xát,… bình quân mỗi hộ làm nghề thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng. Cá biệt có một số hộ thu nhập bình quân đạt trên 10 triệu đồng/tháng. Dịch vụ giao thông vận tải có bước phát triển khá. Toàn xã có trên 300 lao động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp với thu nhập bình quân đạt 2,5-3 triệu đồng/tháng.

d. Văn hóa - xã hội:

- Giáo dục: xã có một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở khang trang, sạch đẹp tạo điều kiện tốt cho các em học tập.

Bảng 4: Số người đi học năm 2012-2013

Cấp học Mầm non Tiểu học Trung học

Số người đi học 583 584 374

Tổng 1541

Nguồn: UBND xã Chỉ Đạo năm 2013

Trong mùa tuyển sinh năm 2013 đã có 32 em đỗ vào các trường đại học, trong đó có 23 em đỗ từ 18 điểm trở lên được huyện khen thưởng động viên.

Năm 2013 Hội khuyến học xã đã tuyên truyền vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ cho Hội được số tiền là 11.600.000đ. Hội đã tổ chức tuyên dương khen thưởng cho các em đỗ đại học và học sinh giỏi cấp tỉnh với số tiền là 9.100.000đ.

- Hoạt động văn hóa thông tin: đã tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao cấp xã, được huyện đánh giá cao, nhân dân trong xã tích cực hưởng ứng; Đã tích cực tuyên truyền về luật quân sự, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, tuyên truyền làm cho công dân hiểu hơn về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai,… đài truyền thanh xã luôn phát huy tác dụng phát các tin thường ngày của xã, phát lại những kết quả hội nghị, nội dung thông báo, chỉ đạo của xã. Đồng thời kết nối với đài phát thanh huyện chọn lọc các tin bài để nâng cao hiệu quả của thông tin với nội dung cụ thể, dễ hiểu.

- Y tế : xã có một trạm y tế với 6 người, trong đó có 1 trưởng trạm, 2 y tá, 1 nữ hộ sinh, 1 bác sĩ đông y và 1 dược sĩ. Trạm có đầy đủ giường bệnh cho bệnh nhân và trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh.

Trạm đã làm tốt công tác chăm sóc khám chữa bệnh cho nhân dân, công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường cho nhân dân trong xã cùng chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe.

1.5.3. Hoạt động sản xuất tái chế chì

Nghề tái chì bắt đầu xuất hiện ở Đông Mai từ năm 1970, sau khi nghề đúc đồng truyền thống bị mất thị trường. Theo số liệu thống kê, trong các năm sau năm 2000, làng nghề có hàng trăm xưởng tái chế chì hoạt động trong khu dân cư, trung bình

27

mỗi tháng cho ra sản lượng gần 300 nghìn tấn chì thành phẩm. Nhưng trong những năm gần đây do thị trường về nhu cầu chì thay đổi nên tốc độ sản xuất chì giảm.

Trước đây, tất cả các công đoạn của quá trình tái chế ắc quy được thực hiện ngay trong sân vườn, bờ ao của các hộ gia đình, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, việc tái chế được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Do đó, đã phát sinh một lượng lớn khói và bụi chì, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và cả nguồn nước. Đồng thời nước axit chảy ra từ quá trình phá dỡ bình ắc quy không được thu gom mà thải trực tiếp ra nền nhà, cống rãnh chung của làng, sau đó chảy ra kênh mương, ao hồ, ruộng lúa, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm và làm cho một số loại thực phẩm bị nhiễm chì như rau muống, bèo, gạo, cá...[7].

Năm 2010, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 491/QĐ-UB ngày

27/2/2010 về việc xây dựng “Cụm công nghiệp xã Chỉ Đạo” nhằm mục đích tập

trung các hoạt động tái chế chì và di dời các hộ sản xuất ra khỏi làng Đông Mai. Đây là khu vực thuộc cánh đồng lúa của xã Chỉ Đạo, cách xa khu dân cư, có tổng diện tích khoảng 218,865 m2. Phía Tây Bắc là thôn Đông Mai cách 2 km; phía Đông - Bắc là thôn Đại Từ, xã Đại Đồng, cách khoảng 3 km, Phía Đông - Nam là làng Chương, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, cách dân cư khoảng 4 km. Phía Tây - Nam là làng Khê, làng Chùa cách 4 km [5].

Thực hiện Quyết định này, phần lớn các hộ tái chế chì đã chuyển vào CCN, giảm thiểu nguồn ô nhiễm chì ở trong làng. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở tư nhân đang thực hiện các hoạt động phá dỡ bình và nấu luyện chì ngay trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân địa phương.

Hiện tại trong CCN làng nghề Đông Mai có hai công ty đang hoạt động trong lĩnh vực tái chế ắc quy chì đó là Công ty TNHH Ngọc Thiên và Công ty TNHH Hiệp hội làng nghề Đông Mai. Trong đó, Công ty TNHH Ngọc Thiên thực hiện toàn bộ các công đoạn từ thu mua, phá dỡ bình ắc quy đến nấu luyện chì thành sản phẩm chì thỏi, còn Công ty TNHH làng nghề Đông Mai chỉ thực hiện công đoạn nấu luyện chì thành sản phẩm chì thỏi.

a. Nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu đầu vào để tái chế chì là những bình ắc quy phế thải. Nguồn nguyên liệu này rất phong phú, được thu mua trong dân, các nhà máy, các xưởng sữa chữa ô tô,…từ khắp các nơi trong cả nước. Nhiên liệu sử dụng là than đá đã qua sử dụng từ các lò luyện kim loại, lò vôi, mỗi lần nấu trung bình tiêu thụ khoảng 100 kg/tấn sản phẩm [5].

b. Công nghệ sản xuất:

Quá trình tái chế ắc quy chì ở làng Đông Mai gồm 2 công đoạn chính và hoàn toàn được thực hiện bằng phương pháp thủ công:

 Phá dỡ bình ắc quy: đây là công đoạn đầu tiên của quá trình tái chế, bình ắc quy được phá dỡ bằng tay hoặc sử dụng dao búa để tách riêng các loại vật liệu:

-Tách riêng phần chì (các lá cực)

-Tách riêng phần nhựa (vỏ nhựa + các tấm cách) -Tách riêng các dây đồng, lá đồng dẫn điện.

Công đoạn này được thực hiện ngay tại các hộ gia đình hoặc tại các xưởng sản xuất nhỏ ở trong làng, ở ngoài trời và không được che chắn.

Trước đây, vỏ bình ắc quy sau khi phá dỡ được người dân trong làng sử dụng để lát đường đi, trồng hoa, cây cảnh, xây tường rào xung quanh nhà ở và vứt bừa bãi khắp các đường làng, ngõ nhỏ. Trong những năm gần đây, vỏ bình và các lá cách từ quá trình phá dỡ bình được một số cơ sở tái chế nhựa trong làng thu gom và tái chế thành các hạt nhựa, sau đó bán cho các cơ sở gia công nhựa.

Quy trình sản xuất hạt nhựa được tóm tắt như sau:

Nhựa phế liệu → Băm chặt, nghiền nhỏ → Tạo hạt → Đóng gói

Kim loại mầu, chủ yếu là dây dẫn điện bằng đồng, tiếp điểm bằng đồng, cầu dẫn điện bằng đồng,...có trong ắc quy phế liệu được thu gom, rửa sạch, bóc vỏ nhựa ra khỏi kim loại để thu hồi nhựa và đồng đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

Các bản cực chì sau khi tách riêng được cho vào nấu luyện để thu hồi chì nguyên chất.

29

Hình 5: Sơ đồ công nghệ phá dỡ bình ắc quy hỏng thu hồi phế liệu

 Tinh chế chì:

Công nghệ tinh chế chì rất đơn giản vì nhiệt độ nóng chảy của chì thấp. Các bản cực chì sau khi được tháo dỡ từ bình ắc quy được cho vào lò nấu ở nhiệt độ 8000C để loại bỏ các tạp chất. Chì phế liệu bao gồm hỗn hợp nhiều chất: chì kim loại, oxit chì (PbO), chì sunfat (PbSO4), và các kim loại khác như canxi (Ca), đồng (Cu), antimony (Sb), asen (As), thiếc (Sn), đôi khi có cả bạc (Ag). Phương pháp hỏa luyện được sử dụng để tách chì ra khỏi hỗn hợp với tác nhân khử là than cốc. Than cốc được sử dụng để tinh chế chì có thể được thay thế bằng than qua lửa ở các lò gạch sau khi đã lựa chọn, bóc lớp xỉ phía ngoài để tận thu lõi phía trong nhằm hạ giá thành [5].

Lò nấu chì phế liệu có cấu tạo 2 cửa, 1 cửa nạp nguyên liệu và một cửa tháo sản phẩm, thường được làm bằng đất sét. Quá trình nấu là một quy trình liên tục tùy theo khối lượng nguyên liệu cần nấu mà thời gian nấu dài hay ngắn, thường một ca nấu là 8 giờ và được nấu vào ban đêm. Chì nóng chảy tháo phía dưới và được đổ vào khuôn thành chì thỏi bán cho các cơ sở sản xuất ắc quy trong nước và xuất khẩu.

Trước đây, xỉ chì sau quá trình nấu được đập nghiền và đãi ở ao, sau đó đem nấu lại để tận thu chì. Xỉ chì sau khi tận thu chì được người dân trong thôn sử dụng để nâng cao nền nhà, lấp ao, đổ đường đi hoặc bán cho Trung Quốc. Trong những

Ắc quy phế thải

Nhựa cách điện

Tinh chế chì Thu hồi bán phế liệu

Dây điện, lá đồng Bản cực chì phế

liệu

năm gần đây, sau khi CCN làng nghề Đông Mai được thành lập, một số hộ gia đình đã thu mua xỉ chì từ các công ty trong CCN và một số cơ sở đang hoạt động trong làng lưu giữ ngay trong khuôn viên nhà (trong sân, vườn) hoặc ở các khu vực công cộng (đường làng, ngõ xóm, sân bãi chung,...) để tái sinh chì hoặc đem bán. Khi trời mưa, các hạt chì còn sót lại trong xỉ thải bị rửa trôi, ngấm vào đất, chảy tràn xuống các ao hồ, mương thoát nước và được tích tụ theo thời gian gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, một số hộ gia đình sau khi phá dỡ bình ắc quy tại nhà đã mang lõi chì xuống CCN để nấu và thu chì kim loại. Bụi có chứa chì thu hồi từ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn đông mai, xã chỉ đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)