Các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn đông mai, xã chỉ đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 52)

a. Quy hoạch không gian sản xuất:

Mục tiêu của việc quy hoạch không gian sản xuất là di chuyển được các hộ gia đình đang sản xuất tái chế chì trong khu dân cư ra CCN làng nghề Đông Mai nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo điều kiện sản xuất có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên trên thực tế việc di chuyển các hộ này vào CCN là rất khó khăn do ý thức bảo vệ môi trường của một số hộ còn kém và chi phí khi chuyển vào CCN là rất cao (tiền thuê đất để xây dựng nhà xưởng, tiền mua máy móc trang thiết bị, đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý chất thải,…), một số hộ không thể đáp ứng được.

b. Giảm thiểu gây ô nhiễm từ các cơ sở tái chế và hạn chế phơi nhiễm chì

- Vệ sinh công nghiệp:

Sàn các phân xưởng cần được phủ bê tông để thuận tiện cho việc vệ sinh công nghiệp nhà xưởng. Tại những chỗ sàn nhà xưởng bị ô nhiễm nhiều, cần vệ sinh bằng máy hút bụi công nghiệp, hạn chế quét dọn bằng chổi và xẻng vì bụi có thể phát tán ra cả khu vực và ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân. Cần có quy định và giám sát chặt chẽ việc làm vệ sinh công nghiệp hàng ngày. Như vậy sẽ hạn chế được việc mang các chất ô nhiễm có chứa chì theo giầy dép và bánh xe vận chuyển

ra ngoài nhà máy.

- Hạn chế phát tán bụi từ các xe vận chuyển:

Các xe vận chuyển ắc quy đã sử dụng, chì sau tái chế và các loại chất thải, phế thải khác cần phải được bao che kín, tránh rơi vãi ra đường cũng như phát tán

bụi ra môi trường.

- Thay đổi phương thức quản lý chất thải:

Phương thức quản lý cần phải thay đổi sao cho tất cả các chất thải phát sinh được lưu giữ trong phạm vi xưởng cho đến khi sẵn sàng để xử lý, tốt nhất là chứa trong bao tải và được buộc chặt.

- Cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân, hướng dẫn công

nhân cách lựa chọn, sử dụng và bảo quản:

Khẩu trang chống bụi chuyên dụng là phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp hữu dụng nhất cho công nhân phải tiếp xúc với bụi chì trong quá trình làm việc. Tại những vị trí làm việc bị ô nhiễm nặng (hầm chứa bụi của thiết bị lọc), cần phải sử

dụng bán mặt nạ lọc bụi.

Đối với loại khẩu trang này cần lưu ý những điểm sau:

+ Có thể sử dụng khẩu trang hoặc bán mặt nạ lọc bụi có khả năng chống bệnh đường hô hấp (như N95 hoặc tương đương...);

+ Khi sử dụng phải chú ý giữ cho khẩu trang, bán mặt nạ luôn kín khít; + Không nên giặt khẩu trang, chỉ giũ bằng nước nhưng cũng không khuyến khích dùng lại quá 1-2 lần.

51

Đối với một số công đoạn có nguy cơ gây tác hại đến đầu hoặc mắt, cần phải sử dụng mũ và kính bảo hộ. Găng tay và ủng cũng cần phải cung cấp cho công nhân, đặc biệt ủng sẽ thuận tiện cho họ trong việc rửa dễ dàng bụi chì bám dính.

c. Từ bỏ thói quen mang quần áo ô nhiễm vào nhà

Các kết quả khảo sát đã cho thấy hàm lượng chì ở quần áo và giầy ủng của công nhân làm việc tại CCN rất cao, là nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm nếu mang về nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến người trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Do đó, giải pháp tốt nhất để hạn chế nguồn lây nhiễm này là các doanh nghiệp tại CCN cần đầu tư không gian thay đồ, tủ đựng quần áo (có 2 ngăn để quần áo đi đường và quần áo bảo hộ lao động), nhà tắm, phòng giặt quần áo bảo hộ lao động.

Trong khi các doanh nghiệp tại CCN chưa đầu tư được nhà tắm và nơi cất giữ quần áo, tạm thời các gia đình có thể bố trí ở ngoài sân, vườn một khu vực riêng biệt để công nhân khi trở về từ nơi làm việc có thể thay quần áo bảo hộ lao động. Quần áo bảo hộ lao động cũng phải giặt riêng với các đồ khác và tốt nhất là giặt ở một chỗ riêng bên ngoài nhà.

Chỗ tắm tạm thời tại nhà công nhân Giặt riêng quần áo BHLĐ bên ngoài nhà Nhà tắm cho công nhân Tủ đựng quần áo công nhân

d. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề

Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường.

 Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng: Qua quá trình khảo sát thấy rằng hầu hết người dân Đông Mai đều nhận thức rõ môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, song lại chưa ý thức được đầy đủ các hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức:

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ địa phương, chủ doanh nghiệp và người dân trong thôn Đông Mai về ảnh hưởng và tác hại của chì đến sức khỏe con người, các nguồn phơi nhiễm chì và các giải pháp khắc phục ô nhiễm chì. Thông qua các buổi tập huấn nhận thức, hành vi của người dân về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng được nâng cao.

- Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã, thôn, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường, có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, hội làng, tết nguyên đán,…) và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình tìm hiểu về chì và ảnh hưởng của chì đến sức khỏe, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của các em để có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân trước môi trường bị ô nhiễm chì, cũng như ý thức bảo vệ môi trường chung của thôn, xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng các video hình ảnh về ô nhiễm chì và ảnh hưởng của ô nhiễm chì tới sức khỏe con người, một số trường hợp nhiễm độc chì từ môi trường ô nhiễm

53

điển hình trong nước và nước ngoài, cũng như các giải pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe và môi trường tới tất cả người dân trong xã thông qua các buổi họp thôn, xã.

- Thiết kế tờ rơi hướng dẫn các bước làm sạch bên trong nhà, từ hút bụi cho đến lau sạch toàn bộ ngôi nhà để tất cả các hộ gia đình trong làng Đông Mai đều có thể tự thực hiện theo hướng dẫn. Đồng thời, thiết kế poster về chì, trong đó cung cấp các thông tin cơ bản về chì, thang đánh giá sự tích lũy của chì trong cơ thể trẻ em và hướng dẫn hành động, các bước làm sạch chì trong đất, các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm chì và chế độ ăn uống để làm giảm lượng chì đã hấp thụ. Poster phải được thiết kế với những hình ảnh đơn giản, nội dung dễ hiểu và dễ nhớ, màu sắc nổi bật và được dán ở các khu vực công cộng như UBND xã, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế... để toàn bộ người dân có thể nắm bắt được các thông tin về chì tại nơi mình đang sinh sống.

 Huy động sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề: Sự tham gia của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường làng nghề Đông Mai. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng được thực hiện dưới nhiều hình thức:

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, nơi sinh hoạt, cũng như đường làng, ngõ xóm;

- Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng;

- Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;…);

- Thành lập các tổ tự quản môi trường tại các xóm, nhắc nhở các hộ gia đình sản xuất tập kết chất thải đúng nơi quy định.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn đông mai, xã chỉ đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 52)