Thực trạng về huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công Thương Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Công Thương Bắc Giang (Trang 53)

- TG của các TCKT 63.483 27,01 63.483 20,35 96.097 22,

2.2 Thực trạng về huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công Thương Bắc Giang.

gửi tại ngân hàng Công Thương Bắc Giang.

2.2.1.Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Bắc Giang:

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thanh toán của một ngân hàng thương mại. Thông thường vốn huy động chiếm 70 – 80% tổng vốn kinh doanh của mỗi ngân hàng. Qui mô của vốn huy động có vai trò quyết định quy mô và tổ chức hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Nhận rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong kinh doanh chi nhánh ngân hàng Công Thương Bắc Giang đã và đang thực hiện tốt huy động vốn.

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên 21 tỷ đồng, tốc độ tăng 14% so với năm 2007 .

Đối với lọai tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế có tăng hơn so với năm trước là 18%. Tuy nhiên loại tiền gửi này còn chiếm tỷ trọng thấp 16,3% trong tổng vốn huy động. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng loại tiền gửi này lên vì nó có nhiều ưu điểm.

Đối với ngân hàng đây là nguồn tiền có lãi suất đầu vào thấp khi khách hàng gửi tiền qua tài khoản tiền gửi thì ngân hàng sẽ tận dụng về chênh lệch thời gian giữa nhận vốn và sử dụng vốn để kinh doanh trên số vốn tạm thời nhàn rỗi này.

Đối với doanh nghiệp thì nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh toán 1 cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác.

Còn với loại tiền gửi huy động trong dân cư chiếm 52,3% tổng vốn huy động, tăng 16,8% so với 2007. Nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao, song tốc độ tăng trưởng còn chậm do trên địa bàn tỉnh có nhiều ngân hàng và bưư điện cùng tham gia cạnh tranh gay gắt. Vốn huy động thông qua tài khoản tiền gửi của dân có tính ổn định cao. Song nguồn tiền này phải mua với lãi suất cao nên ngân hàng cần sử dụng triệt để vào hoạt động kinh doanh của mình.

Để hiểu rõ hơn về các loại tiền gửi tại Ngân hàng công thương Bắc Giang ta đi phân tích một cách cụ thể, chi tiết hơn.

2.2.1.1.Tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu thanh toán giữa các đơn vị kinh tế đòi hỏi phải nhanh chóng kịp thời để thúc đẩy phát triển sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.Việc mở tài khoản có ý nghĩa thực tiễn đối với doanh nghiệp, đó là việc thanh toán qua lại giữa các doanh nghiệp được nhanh hơn, chính xác hơn tạo uy tín với các bạn hàng. Hơn nữa, tiền của họ được bảo vệ an toàn, tạo điều kiện cho quan hệ tín dụng ngân hàng khi kinh doanh thiếu vốn.Ngược lại, với ngân hàng sẽ có được nguồn vốn rẻ và thực hiện các dịch

vụ thanh toán qua ngân hàng để thu phí, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn là số tiền nhàn rỗi tạm thời của doanh nghiệp.

Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu sau :

Bảng 4: Số lượng tài khoản tiền gửi và số dư tiền gửi của các doanh nghiệp năm 2007 – 2009 Đơn vị : triệu đồng Năm Số lượng tài khoản

Số dư tài khoản tiền gửi Tổng số Không kỳ hạn Có kỳ hạn Số dư % Số dư % 2007 729 23.704 90% 4.146 10% 27.850 100 2009 1.021 27.532 85% 6.940 15% 34.472 100 So sánh +292 +3.828 12% 2.794 76% 6.622 18,6

Năm 2009 số lượng tài khoản tại chi nhánh tăng lên 292 tài khoản và số dư tài khoản tăng 6.622 trđ, tốc độ tăng là 18,6% so với năm 2007.Trong đó:

+Tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 là 27.352 triệu đồng. So với năm 2008 tăng 3.828 trđ, tốc độ tăng là 12%.

+Tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 đạt 6.940 trđ, tăng 2.794 trđ so với năm trước, tốc độ tăng là 73%.

Số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Do trong năm 2009 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã thay đổi theo hướng đi lên. Các doanh nghiệp lớn năm trước làm ăn thua lỗ năm nay được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và giúp đỡ của nhà nước (Công ty Đạm, Cty bia , Cty xi măng Huơng Sơn....) hoạt động có hiệu quả hơn, sự trao đổi mua bán hàng hóa nhiều hơn, làm cho các hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng được tăng lên.

Do chi nhánh đã thu hút khách hàng bằng việc tăng thêm lãi suất loại tiền gửi này lên 0,05% nên số dư tài khỏan tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng lên rất cao, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy trong tỉnh vẫn tồn tại một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi, vòng quay vốn còn chậm nên họ dùng ít vào đầu tư, còn lại thì gửi tiền vào ngân hàng nhằm kiếm lợi nhuận.

Nhìn vào bảng số liệu ta còn thấy:

– Tỷ trọng của tài khoản tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 chiếm 90% trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, năm 2009 chiếm 85% tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

– Tỷ trọng của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 là 10%, năm 2009 là 15% trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

So với năm 2009 thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống còn tỷ trọng tiêng gửi có kỳ hạn lại tăng 5%. Đây là dấu hiệu tốt giúp Ngân hàng mở rộng kinh doanh vì tính ổn định của loại tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên chi phí kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng lên vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn

cao hơn lãi suất tiêng gửi không kỳ hạn. Vì vậy Ngân hàng phải đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa hai loại tài khoản tiền gửi này.

Để được sử dụng tài khoản tại Ngân hàng thì các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục để mở tài khoản tiền gửi theo đúng quy định pháp luật của ngân hàng. Cơ chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng của các tổ chức kinh tế đã được nêu rõ ở chương 1 phần III mục 3

– Mặc dù tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng lên, song chi nhánh ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Công Thương Bắc Giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w