Theo đối tượng huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng NN&PTNT - CN tp Hải Dương (Trang 29)

Huy động tiền gửi từ các tầng lớp dân cư

Mỗi một gia đình và cá nhân trong xã hội đều có những khoản tiền tiết kiệm để dự phòng cho những nhu cầu chi dùng cho tương lai. Khi xã hội càng phát triển thì khoản dự phòng này càng lớn. Nhằm mục đích sinh lời, họ có thể sử dụng các hình thức đầu tư như mua vàng, ngoại tệ mạnh, bất động sản… Các hình thức này mặc dù mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn. Do đó, xuất hiện bộ phận dân chúng chọn hình thức gửi tiền kiệm vào ngân hàng vừa đảm bảo an toàn lại vừa thu được một khoản lợi tức nhất định. Tùy theo nhu cầu sử dụng tiền mặt mà khách hàng có thể lựa chọn các hình thức gửi tiền khác nhau với các kì hạn khác nhau. Có 2 hình thức gửi tiền đặc trưng là tiền gửi có kì hạn và tiền gửi thanh toán. Tiền gửi có kì hạn mang giá trị cốt lõi

là sinh lời, trong khi đó tiền gửi thanh toán lại mang mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đặc tính của loại này là biến động hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Do đó, để thu hút nguồn vốn ổn định trong xã hội, các ngân hàng thường quy định mức lãi suất đối với tiền gửi có kì hạn cao hơn so với tiền gửi thanh toán.

Đối với nguồn tiền huy động từ các tầng lớp dân cư, do nhu cầu sử dụng khác nhau, các NHTM đã tìm mọi hình thức đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp như rút ngắn kì hạn gửi tiền nhằm huy động tối đa các khoản tiết kiệm này, từ đó tạo ra một nguồn vốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và thu được lợi nhuận cho bản thân ngân hàng.

Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác

Đây là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể… Với tư cách là trung tâm thanh toán, các NHTM thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các khách hàng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều có tài khoản tại một ngân hàng và thực hiện các giao dịch trên tài khoản của mình thông qua ngân hàng đó. Do đó có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cho nên hệ thống tài khoản thanh toán của ngân hàng luôn hình thành một số dư tiền gửi nhất định. Nó đã trở thành nguồn vốn huy động có chi phí thấp, do các ngân hàng thường không trả lãi hoặc quy định một tỷ lệ lãi suất rất thấp. Nếu biết khai thác sử dụng thì nguồn vốn này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.

Ngoài mục đích thanh toán, các doanh nghiệp khi có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, chưa cần dùng đến, họ sẽ mang gửi theo một kì hạn nhất định với mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán tại ngân hàng để lấy lãi. Khi có nhu cầu sử dụng, họ sẽ cử người đại diện đến ngân hàng yêu cầu rút tiền.

Tiền gửi là đầu vào sống còn của ngân hàng. Đây là nguồn tài chính cơ bản tài trợ cho các khoản cho vay, đầu tư tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Để thu hút tối đa khoản tiền này, các NHTM đã đưa ra các hình thức huy động với kì hạn phong phú, với các dịch vụ đa dạng kèm theo.

Huy động từ tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút tiền nhiều lần bằng các phương tiện thanh toán. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hay chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với loại tài khoản tiền gửi này, mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí huy động thấp, ngoài chi phí trả lãi rất nhỏ, ngân hàng còn thu chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán.

Để tăng nguồn tiền này, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

Huy động từ tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi cho nên ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn vì chủ động được thời gian. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng. Về cơ bản, các khoản tiền gửi có kì hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai nên không thể phát séc. Thông thường, tiền gửi có kì hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao.

dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Để mở rộng khoản tiền này, ngoài biện pháp lãi suất, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc quay số trúng thưởng…

1.2.2.4. Phân theo loại tiền

Để đa dạng hóa hoạt động huy động tiền gửi, bám sát nhu cầu gửi tiền của khách hàng (họ đang cất giữ loại tiền gì, nếu đang nắm giữ ngoại tệ có gửi tiết kiệm trong ngân hàng hay không), ngân hàng đưa ra hình thức huy động phân theo loại tiền nội tệ hoặc ngoại tệ.

Huy động bằng tiền gửi nội tệ

Nội tệ là loại tiền được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động hàng ngày của người dân. Họ tích trữ nội tệ, thanh toán, giao dịch qua ngân hàng cũng thường bằng nội tệ. Vì vậy, nguồn tiền gửi huy động bằng nội tệ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi huy động và có lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động bằng ngoại tệ.

Huy động bằng tiền gửi ngoại tệ

Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, yêu cầu đầu tư, cất trữ các ngoại tệ mạnh của khách hàng nên để đa dạng hóa hoạt động huy động tiền gửi, ngân hàng đưa ra hình thức huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Ngoại tệ có thể chuyển đổi thành nội tệ theo một tỷ giá nhất định do NHNN quy định hàng ngày. Tỷ giá này luôn biến động theo cung cầu trên thị trường nên lãi suất huy động của khoản tiền này thường thấp hơn so với lãi suất tiền gửi huy động bằng nội tệ.

1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường hoạt động huy động tiền gửi

1.2.3.1 . Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi

Quy mô của nguồn tiền gửi thường được đo bằng lượng tiền gửi huy động được. Mặt khác, quy mô nguồn tiền gửi lại là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, quyết định tình hình hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động tiền gửi không thể đạt hiệu quả khi mà lượng tiền gửi huy động không đủ để đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động vốn của ngân hàng. Quy mô

tiền gửi mà lớn thì các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi sẽ hạn chế được những rủi ro trong trường hợp nền kinh tế biến động. Ngược lại, quy mô tiền gửi mà thấp sẽ làm các ngân hàng bị hạn chế trong việc tiếp cận với các khách hàng có nhu cầu vay lớn, hạn chế việc mở rộng dịch vụ và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh việc xem xét quy mô nguồn tiền gửi, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi để đánh giá hoạt động huy động tiền gửi. Để đo lường tăng trưởng nguồn tiền gửi có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối và mức tăng trưởng tương đối (tỷ lệ tăng trưởng).

- Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch lượng tiền gửi huy động được giữa hai kỳ cần so sánh.

- Tỷ lệ tăng trưởng nguồn tiền gửi được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa lượng tiền gửi huy động kì hiện tại so với lượng tiền gửi huy động kỳ trước chia cho lượng tiền gửi huy động được kỳ trước. Tỷ lệ tăng trưởng lượng tiền gửi huy động được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), trong

đó Y là qui mô nguồn tiền gửi, và y là tỷ lệ tăng trưởng.

Chỉ tiêu này được sử dụng làm thước đo sự phát triển của quy mô nguồn tiền gửi xem quy mô nguồn tiền gửi có tăng hay không, nếu tăng thì tốc độ tăng trưởng ổn định hay không ổn định.

1.2.3.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi

Do mỗi sản phẩm tiền gửi có những đặc tính, đặc điểm riêng, cơ cấu nguồn tiền gửi có nghĩa là phân chia nguồn tiền gửi (TG) theo những tiêu thức nhất định.

- TG dân cư/ Tổng TG TG của các doanh nghiệp, TCKT,TCXH/

nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội trong tổng tiền gửi.

- TG nội tệ/ tổng TGTG ngoại tệ/ tổng TG: phản ánh tỷ trọng tiền gửi

nội tệ và ngoại tệ trong tổng tiền gửi. -

TG không kì hạn/ tổng TGTG có kì hạn/ tổng TG: phản ánh

tỷ trọng nguồn TG không kì hạn và có kì hạn trong tổng tiền gửi.

Tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng tiền gửi cho biết loại tiền gửi đó chiếm bao nhiêu % trong tổng tiền gửi. Dựa vào tỷ trọng từng nguồn tiền gửi, ngân hàng có thể đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn tiền gửi, tốc độ vòng quay của mỗi loại; phân tích kĩ lưỡng các nhân tố gắn liền với sự thay đổi đó rồi từ đó lập ra kế hoạch nguồn tiền gửi cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng. Công tác thống kê nguồn tiền gửi (dựa vào cơ cấu nguồn tiền gửi) sẽ cho các nhà quản lý nghiên cứu mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng cũng như thấy được đặc tính của thị trường nguồn của ngân hàng. Mặt khác, hoạt động huy động tiền gửi còn chịu tác động của các nhân tố bên ngoài ngân hàng, do đó, đòi hỏi các ngân hàng phải thường xuyên, liên tục cập nhập kịp thời những thay đổi của thị trường để xây dựng cơ cấu tiền gửi hợp lí.

1.2.3.3 Chi lãi tiền gửi

Chi lãi tiền gửi là việc trả lãi của ngân hàng cho các loại tiền gửi căn cứ theo lãi suất huy động mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận. Đối với mỗi loại tiền gửi, tiền lãi phải trả được tính bằng cách lấy số lượng tiền gửi gốc nhân với lãi suất huy động rồi nhân tiếp với kì hạn gửi tiền. Lãi suất huy động là một yếu tố rất quan trọng, gắn liền

với mỗi loại sản phẩm huy động của ngân hàng và với mỗi ngân hàng. Mặt khác, loại lãi suất này thay đổi thường xuyên dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của một quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác…

Để đo lường hoạt động huy động tiền gửi, các NHTM thường sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng chi phí lãi trả tiền gửi và tỷ trọng tiền lãi trả cho tiền gửi huy động trên tổng chi phí. Các chỉ tiêu này được tính như sau:

- Tốc độ tăng chi phí trả lãi tiền gửi được tính bằng cách lấy tỷ lệ

chi phí trả lãi tiền gửi năm sau so với chi phí trả lãi tiền gửi năm trước. Trong điều kiện kinh tế ổn định, không có biến động của lãi suất quá lớn, tốc độ tăng cho biết quy mô nguồn tiền gửi tăng như thế nào tùy theo tỷ lệ tăng. Tỷ lệ tăng cao tức là quy mô nguồn tiền gửi đang gia tăng và ngược lại.

- Tỷ trọng tiền lãi trả cho tiền gửi huy động trên tổng chi phí được

tính bằng cách lấy số tiền lãi phải trả cho tiền gửi huy động chia cho tổng chi phí. Tổng chi phí bao gồm tiền lãi phải trả cho người gửi tiền, chi phí trả lãi cho các khoản huy động và vay các TCTD, chi phí phi trả lãi (chi phí trả cho các khoản khuyến mãi, quay số trúng thưởng khi huy động tiền gửi, chi phí lương cho cán bộ nhân viên phòng nguồn vốn… và một số chi phí khác). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động tiền gửi, quy mô nguồn tiền gửi cao hay thấp, cơ cấu tiền gửi có đa dạng hay không. Mức tỷ trọng tiền lãi cao cho biết khả năng huy động tiền gửi của Chi nhánh tốt hay quy mô nguồn tiền gửi là lớn, cơ cấu tiền gửi đa dạng. Ngược lại, mức tỷ trọng này mà thấp thì tức là khả năng huy động tiền gửi của Chi nhánh chưa tốt. Ban lãnh đạo Chi

nhánh cần họp bàn để đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt động huy động tiền gửi.

Hiện nay, nhu cầu tài trợ cho các khoản vay dài hạn tăng cao, các ngân hàng thường chú trọng thu hút nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp, ổn định.

1.2.3.4. Số lượng sản phẩm tiền gửi

Số lượng sản phẩm tiền gửi được đo lường bằng số sản phẩm tiền gửi mà ngân hàng cung cấp. Các sản phẩm càng đa dạng, bám sát nhu cầu của khách hàng thì lượng khách hàng đến gửi tiền sẽ nhiều hơn; khi đó, ngân hàng sẽ huy động được nguồn tiền gửi lớn. Khi các sản phẩm tiền gửi đến hạn thanh toán, việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm cho các ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản.

Tóm lại, để công tác huy động tiền gửi của các NHTM đạt hiệu quả cao thì các Ngân hàng cần phải tính toán, nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đó, đưa ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng về kì hạn, loại tiền, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại

Bản thân ngân hàng không thể tự mình hoạt động tốt được mà nó còn chịu cả sự chi phối từ bên ngoài. Vì vậy hoạt động huy động tiền gửi không chỉ chịu tác động của các yếu tố bên trong ngân hàng còn chịu tác động của nền kinh tế hay xã hội. Đó có thể là những nhân tố chủ quan hay nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng.

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố do bản thân ngân hàng tác động tới. Nhân tố này luôn đóng vai trò quyết định trong việc tăng cường huy động tiền gửi.

Trong kinh doanh thì uy tín là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó quyết định thành công cho doanh nghiệp. Uy tín không phải là thứ một sớm một chiều có ngay mà nó được kết tinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng, uy tín có được là do sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ ngân hàng trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng NN&PTNT - CN tp Hải Dương (Trang 29)